Top những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, biết trước kiểu gì cũng đậu
Môi trường tuyển dụng khắc nghiệt, gửi hồ sơ mãi mới được lựa chọn. Nhưng chỉ vì thể hiện không tốt tại buổi phỏng vấn dẫn đến vụt mất cơ hội. Dưới đây, những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn sẽ giúp ứng viên ghi điểm đối với phía tuyển dụng.
Để “săn” được một công việc mong muốn, các ứng viên ngoài chuẩn một bộ hồ sơ xin việc chỉn chu, đẹp mắt cũng nên suy nghĩ đến những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. Điều này sẽ là hành trang quý giá giúp bạn có đủ tự tin, sự thoải mái trong buổi gặp gỡ với chuyên viên nhân sự.
Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích (theo Wikipedia). Phỏng vấn tuyển dụng là hoạt động diễn ra quen thuộc đối với các công ty, tổ chức muốn chiêu mộ nhân tài vào đảm nhận vị trí lao động đang khuyết hoặc cần. Có nhiều hình thức phỏng vấn tuyển nhân sự như gặp mặt trực tiếp, thông qua điện thoại hoặc sự can thiệp của các phương tiện mạng xã hội, internet.
Tuy nhiên hình thức trao đổi trực tiếp vẫn đang phổ biến nhất, thông qua hoạt động này, nhà tuyển dụng có thể quan sát và đánh giá về phẩm chất cũng như khả năng của ứng viên. Đây cũng là quá trình diễn ra khá căng thẳng, nếu như ứng viên tìm hiểu trước một vài câu hỏi phỏng vấn sẽ có thể trả lời mạch lạc, chính xác.
Câu hỏi về ứng viên
Một trong những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhưng nhiều ứng viên thường bỏ qua, không chuẩn bị kỹ lưỡng là giới thiệu bản thân. Chính vì vậy nhiều ứng viên dễ mất thiện cảm đối với câu hỏi này. Những lỗi thường gặp là giới thiệu quá nhiều hoặc quá ít, đôi khi phô diễn bản thân quá đà.
Trong trường hợp gặp câu hỏi về bản thân, các ứng viên nên tập trung vào các vấn đề cơ bản. Trước khi đi phỏng vấn hãy hoạch định sẵn các ý chính sẽ nói với câu hỏi giới thiệu như: họ tên, năm sinh, thế mạnh, hạn chế, kinh nghiệm. Trong quá trình nói hãy lồng ghép các keyword liên quan đến chuyên môn vị trí đang ứng tuyển.
Câu hỏi về vị trí làm việc
Dạng câu hỏi này tương tự như nguyện vọng, mục đích của bạn đối với công việc. Để trả lời được câu hỏi này, ứng viên nên tìm hiểu những hoạt động thường nhật của vị trí ứng tuyển. Vận dụng kiến thức chuyên môn đã được học hoặc kinh nghiệm từng đi làm để trả lời. Hãy thể hiện cho chuyên viên nhân sự nhìn thấy bạn là một người khao khát có được việc làm, bạn có kiến thức để hoàn thành công việc cũng như có trí hướng tiến thủ. Bạn cũng có thể trình bày một kế hoạch ngắn hạn chẳng hạn như 5 năm tới tôi muốn trở thành người A, đảm nhận vị trí B,… tất nhiên sự tham vọng nên vừa phải.
Câu hỏi về kinh nghiệm đối với công việc
Hầu hết các nhà tuyển dụng đều mong muốn sở hữu ứng viên có kinh nghiệm đối với vị trí cần tìm. Do đó câu hỏi về kinh nghiệm luôn thuộc top những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn. Nhiều ứng viên cũng nghĩ rằng điều này đã trình bày trong hồ sơ xin việc nên trả lời qua loa dẫn đến mất điểm đối với nhà tuyển dụng.
Các ứng viên cần lưu ý rằng, không chỉ có duy nhất bạn ứng tuyển vào công ty mà có rất nhiều người khác cùng tham gia. Chuyên viên nhân sự không có nhiều thời gian để xem kỹ CV cũng như nhớ chính xác tất cả các ứng viên.
Qua đó họ có quyền hỏi lại tại buổi phỏng vấn. Ứng viên nào trả lời đúng ý, phù hợp với trí đang khuyết sẽ được mời đi làm. Trong trường hợp này, để có câu trả lời ghi điểm hãy biến những yêu cầu trong công việc trở thành sở thích, kinh nghiệm. Ví dụ như khi bạn ứng tuyển vào vị trí marketing, có thể nói rằng: “Tôi yêu thích việc quan sát thị trường, việc phân tích khách hàng khiến tôi cảm thấy thú vị. Tôi đam mê với việc sáng tạo ra các thông điệp tiếp thị, tôi muốn hợp tác với những người có kinh nghiệm trong công ty để phát triển bản thân nhiều hơn,…”
Giải thích về nguyên nhân ứng tuyển vào công ty
Vấn đề liên quan đến công ty, vị trí công việc luôn thuộc nhóm những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, điều tất yếu ứng viên nên chuẩn bị. Những câu hỏi này thường có tần suất xuất hiện trong buổi phỏng vấn cao. Một vài vấn đề phổ biến như: Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi?, hay Bạn biết gì về doanh nghiệp A ? Câu hỏi này sẽ giúp bạn tuyển dụng đánh giá về mức độ am hiểu cũng như sự chuẩn bị của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.
Để giải đáp về câu hỏi liên quan đến công ty, ứng viên tất yếu sẽ phải truy cập website, trang fanpage,… cũng như các nguồn thông tin của công ty. Bạn có thể khen ngợi và nói lên một vài đặc tính nổi bật của doanh nghiệp, ví dụ: “Công ty A là một trong 10 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực công nghệ thông tin”, “Chương trình truyền thông nội bộ của công ty A rất nổi tiếng”,…
Thỏa thuận về mức lương
Có rất nhiều công ty chọn thỏa thuận về mức lương đối với ứng viên để đánh giá. Để trả lời câu hỏi về mức lương mong muốn các ứng viên cần đánh giá đúng vị thế, năng lực của bản thân cũng như quan sát môi trường tuyển dụng. Ví dụ bạn là tân cử nhân, chưa có kinh nghiệm, tham gia ứng tuyển làm content marketing tại công ty A. Bạn nên đưa ra một mức lương đang là mặt bằng chung của vị trí tiếp thị thương mại từ 7-9 triệu đồng. Trong trường hợp ứng viên là một người có kinh nghiệm và ứng tuyển vào trí cấp cao chẳng hạn như giám đốc dự án, trưởng phòng marketing,… bạn có thể đưa ra mức lương từ 15 triệu đồng – 1000$.
Câu hỏi liên quan đến người lãnh đạo
Dạng câu hỏi liên quan đến sếp hoặc trưởng nhóm, có tần suất xuất hiện khá cao, các ứng viên cũng cần lưu ý. Các câu hỏi đánh giá thái độ làm việc của người lao động. Dạng câu hỏi thường gặp: “Nếu sếp đưa ra một chỉ thị không đúng đắn, bạn sẽ làm gì ?”, “Nếu bạn và leader bất đồng quan điểm, bạn sẽ làm gì ?”
Nhiều doanh nghiệp tư nhân đặc biệt khi có yếu tố nước ngoài sẽ hoan nghênh việc cá nhân đưa ra quan điểm, thậm chí có thể phản biện lại người lãnh đạo. Đó là môi trường cởi mở để những người lao động thể hiện bản thân cũng như trao đổi để công ty ngày một phát triển. Còn doanh nghiệp thuộc quản lý Nhà Nước điều này sẽ khá hạn chế, mọi thứ chỉ dừng lại ở đóng góp, xây dựng mà thôi. Qua đó ứng viên cần biết được công ty ứng tuyển thuộc nhóm nào để đưa ra hướng trả lời phù hợp. Chấp thuận hoặc không ngại ngần đưa ra quan điểm cá nhân.
>> Xem thêm kỹ năng phỏng vấn tại đây: <<
Câu hỏi về thời gian đồng hành cùng công ty
Có nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng người lao động chỉ làm việc một thời gian ngắn, gây lãng phí sự đầu tư tài chính, thời gian vào quá trình đào tạo nhân sự lẫn tuyển dụng. Để giảm thiểu rủi ro, các chuyên viên nhân sự thường đưa câu hỏi về thời gian có thể gắn bó đối với doanh nghiệp. Các ứng viên hoàn toàn có thể trao đổi thẳng thắn về mốc thời gian có thể làm việc tại công ty. Làm việc 1-2 năm để lấy kinh nghiệm, làm việc lâu dài,… Các chuyên viên nhân sự đánh giá cao sự trung thực của ứng viên, bằng cách đưa ra được một con số cụ thể để họ có hướng lựa chọn hoặc không.
Tựu chung, những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn sẽ xoay quanh các vấn đề về cá nhân ứng viên (kinh nghiệm, trình độ, phẩm chất đạo đức), một vài câu hỏi về tình huống (thỏa thuận lương, thời gian làm việc, mối quan hệ với lãnh đạo). Nếu như các ứng viên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ có đủ tự tin cũng như bản lĩnh vượt qua các câu hỏi từ công ty tuyển dụng.