Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc

Một trong những kỹ năng phỏng vấn chính là bạn phải biết từ chối hoặc trì hoãn những câu hỏi “khó nhằn” của nhà tuyển dụng, bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể trả lời trôi chảy.

Là ứng viên, bạn luôn muốn cuộc đối thoại với nhà tuyển dụng được suôn sẻ. Nhưng thỉnh thoảng, bạn cũng sẽ bị “đóng băng” bởi những câu hỏi rắc rối không thể giải đáp được. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua câu hỏi mà bản thân không biết hoặc không muốn trả lời. Bạn cần có kỹ năng phỏng vấn xin việc khi gặp vấn đề này.

Tại sao nhà tuyển dụng lại đặt câu hỏi khó cho ứng viên?

Ngày nay, các ứng viên đi xin việc nhiều như lá mùa thu, và các nhà tuyển dụng cũng khá vất vả để tìm được chiếc lá đẹp nhất trong những chiếc lá ấy. Các công ty chuyên nghiệp thường đưa ra yêu cầu rất sát sao mong tìm được người tài nhất, “xịn”nhất trong hàng trăm, hàng nghìn người đến xin ứng tuyển. Vì thế, nhiều ứng viên đôi khi cũng phải “méo mặt” trước câu hỏi tinh quái của người phỏng vấn.

Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 1
Nhà tuyển dụng đặt câu hỏi hóc búa để tìm ứng viên suất xắc – Ảnh: Internet

Thông thường, họ không làm khó ứng viên bằng chuyên môn. Những câu hỏi “lắt léo” ngoài công việc được đưa ra chủ yếu để thăm dò kỹ năng và thử phản xạ nhạy bén của người thi tuyển. Những câu hỏi dạng “Vì sao em nghỉ việc ở nơi làm cũ” thực sự giống như “đánh đố” ứng viên, trả lời cũng không được, không trả lời cũng chẳng xong. Bị đưa vào tình huống khó, buộc ứng viên bộc lộ ra yếu điểm, nhà tuyển dụng mới có thể đánh giá chuẩn xác về tính cách và khả năng ứng biến của người xin việc.

Từ những yếu tố trên, có thể thấy nhiều ứng viên sẽ không trả lời được câu hỏi của nhà tuyển dụng, thậm chí mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ mới tìm ra phương án. Thế nhưng bạn lại không thể trả lời nhà tuyển dụng rằng “Tôi không trả lời câu này”, hãy học các trì hoãn hoặc từ chối khéo bằng phương pháp dưới đây:

Tạm hoãn cho đến khi có câu trả lời

Tạm dừng lại câu hỏi của nhà tuyển dụng không có nghĩa là bạn cho nó vào quên lãng luôn. Khi lâm vào tình cảnh chưa có đáp án hoặc chưa chắc chắn về vấn đề đó, bạn hãy tạm gác sang một bên bằng cách xin phép nhà tuyển dụng trả lời sau. Đồng thời, bạn cũng nên ghi vào giấy nhớ được chuẩn bị sẵn để đảm bảo bạn sẽ trả lời sau cùng.

Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 2
Xin trả lời sau nếu chưa có đáp án cho câu hỏi – Ảnh: Internet

Điều này giúp bạn có thời gian suy nghĩ, lấy lại tự tin và thể hiện được sự cẩn trọng, chuyên nghiệp. Người phỏng vấn sẽ đánh giá cực cao thái độ này của bạn hơn là câu trả lời mập mờ, lúng túng. Bạn tuyệt đối đừng trả lời “Tôi không biết” ngay lập tức và cũng đừng bịa ra câu trả lời không đúng.

Đặt câu hỏi ngược

Phải nhắc lại là bạn đừng vội đưa ra thông tin khi bản thân còn mơ hồ hoặc cảm thấy quá rắc rối. Hãy hỏi nhà tuyển dụng để hiểu được vấn đề họ đang đặt ra cho bạn. Bạn cũng có thể khai thác sâu hơn để các khía cạnh nhà tuyển dụng muốn biết. Từ đó, bạn có thể tìm được câu trả lời.

Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 3
Hỏi ngược hoặc chuyển hướng vấn đề của nhà tuyển dụng giúp bạn vượt qua câu hỏi khó – Ảnh: Internet

Bạn cũng có thể thử đổi hướng câu hỏi sang những ấn đề quen thuộc hơn. Ví dụ, khi đi xin việc Marketing, bạn được hỏi về kinh nghiệm chạy quảng cáo Facebook Ads nhưng bạn lại chưa biết về nó, hãy đổi hướng sang chuyên môn khác bằng cách dẫn dắt khéo léo: “Đó là vị trí (vị trí Facebook Ads) tôi vô cùng muốn học hỏi. Trước đây tôi có kinh nghiệm viết content cho Facebook, webite và thiết kế giao diện. Tôi nghĩ rằng kỹ năng này sẽ giúp tôi trong quá trình học và thử chạy quảng cáo”.

>> Tham khảo thêm kỹ năng tuyển dụng <<

Khéo léo như vậy, bạn vừa hạn chế được yếu điểm, vừa khoe được kinh nghiệm đã có của mình. Chưa kể, điều này giúp bạn được nhà tuyển đụng đánh giá là có tư duy logic. Kỹ năng phỏng vấn xin việc này rất quan trọng nhưng không phải ai cũng làm được.

Nói cho nhà tuyển dụng những gì bạn biết

Tất nhiên là bạn đã ứng tuyển vị trí công việc đó thì ít nhiều bạn cũng phải biết về nó một chút. Giả sử bạn không có chuyên môn đi chăng nữa thì các kỹ năng cũng sẽ “giải vây” cho bạn. Thay vì trả lời “Em không biết vấn đề này“, bạn hãy chủ động đưa ra những thông tin, giải pháp có thể giải quyết vấn đề trước mắt. Nắm bắt tình huống và xử lý nhanh nhạy mà không cần sự giúp đỡ từ người khác, bạn mới có thể ghi điểm.

Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 4
Chia sẻ những điều bạn biết trước khi tìm ra cách giải quyết vấn đề chính của câu hỏi – Ảnh: Internet

Ví dụ, khi họ hỏi bạn: “Theo em khủng hoảng của công ty AB này nên giải quyết như thế nào“, bạn chưa biết xử lý ra sao thì hãy đưa ra vấn đề chung chung chứ đừng vội gạt qua một bên. Nên đặt giả thiết vì khủng hoảng đó xảy ra và hữa hẹn sẽ tìm được phương án giải quyết: “Khủng hoảng này bắt nguồn từ việc công ty AB sản xuất không đúng quy trình như khi ký hợp đồng, dẫn đến thiệt hại lớn cho nhà phân phối và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng, trước khi tìm được giải pháp xử lý chúng ta nên…”. Câu trả này thể hiện sự kín kẽ mà lại vấn ngầm thông báo với nhà tuyển dụng rằng bạn chưa có đáp án, tuy nhiên họ vẫn cho là bạn thực sự hiểu biết.

Thừa nhận thiếu sót

Phần tạm hoãn trả lời đầu tiên chỉ ra rằng không nên nói “Tôi không biết”, nhưng nếu hãn hữu thì bạn cũng phải thừa nhận mà thôi. Nếu câu hỏi là các định nghĩa, khái niệm hay tên tuổi của ai đó cần độ chính xác cao, bạn không thể trả lời chung chung được. Nói như vậy không có nghĩa là bạn gạt phăng câu hỏi của nhà tuyển dụng. Bạn chỉ nói giảm nói tránh để lấp liếm bớt nhược điểm của mình một cách an toàn nhất.

Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 5
Hãy thừa nhận khi bạn thực sự không thể làm gì hơn – Ảnh: Internet

Nên hiểu rằng các câu hỏi nhà tuyển dụng đưa ra không phải để bắt lỗi ứng viên. Điều họ cần là đánh giá xem bạn có đủ năng lực với vị trí ứng tuyển hay không. Vì vậy chẳng có gì phải sợ hãi khi bạn thừa nhận những thứ mình chưa biết.

Muốn bỏ qua câu hỏi của nhà tuyển dụng bằng một cách tự nhiên nhất, bạn phải thật bình tĩnh nghe và khi không trả lời được, hãy thành thật nói cho nhà tuyển dụng lý do. Một số lý đo thường được đưa ra để “chữa cháy” như: chưa bao giờ được làm việc đó, sẽ tìm hiểu về vấn đề này sau buổi phỏng vấn,… Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đưa ra quan điểm cá nhân hoặc đánh giá về vấn đề.

Luôn duy trì thái độ tự tin

Sau khi thực hiện một trong 4 phương pháp từ chối khéo câu hỏi phía trên, dù ít nhiều chắc chắn ứng viên cũng bị rơi vào trạng thái bị mất cân bằng, thiếu sự tự tin khi đối diện với nhà tuyển dụng.

Bạn muốn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách trả lời trơn chu từng câu một, nhưng nếu chỉ vanh vách như thuộc lòng thì đôi khi cũng không hay. Nhà tuyển dụng khó tính sẽ nghi ngờ bạn vì “cái gì cũng biết”. Nói thế không có nghĩa là bạn phải cố tình không trả lời được, hãy cứ tự nhiên nhất có thể và giữ chừng mực, ngừng nghỉ đúng lúc, đúng chỗ khi đối diện với nhà tuyển dụng.

Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 6
Tự tin giúp bạn trúng tuyển ngay cả khi không thể trả lời hết câu hỏi – Ảnh: Internet

Sự tự tin sẽ biến nhưng phần không trả lời được thành bản lĩnh ứng phó. Chỉ cần là bạn thực sự muốn được chọn và đam mê, yêu thích công việc mình sắp làm, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được yếu tố đó trong con người bạn. Đừng để một phút bối rối khiến bạn bị loại chỉ vì mất tự tin.

Lời khuyên cuối cùng trong bài Kỹ năng từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng phỏng vấn xin việc đưa ra cho bạn là: Không im lặng trong mọi trường hợp phỏng vấn. Im lặng đi kèm thái độ ngạc nhiên mắt chữ A, mồm chữ O không trả lời được chính là bạn đang thể hiện sự yếu kém, thiếu tinh tế trong giao tiếp. Nhà tuyển dụng có thể lầm tưởng bạn đang che dấu điều gì đó rất xấu.

Trả lời tự tin, khéo léo và biết tương tác với người phỏng vấn chính là bí quyết giúp bạn thành công ngay cả khi bạn không biết đáp án của câu phỏng vấn.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.