Tổng quan ngành tiềm năng nhất hiện nay, ngành Kinh tế xây dựng

Dường như xã hội càng phát triển, các nhu cầu thiết yếu của con người càng được nâng lên một tầm cao mới. Kéo theo đó không chỉ có sự phát triển của những ngành dịch vụ mà nhóm ngành xây dựng cũng lớn mạnh lên khi mà mỗi năm lại có thêm biết bao nhiêu triệu công trình kiến trúc ra đời. Một chuyên ngành trong số đó đang được đánh giá rất cao chính là ngành kinh tế xây dựng, vậy chúng ta cũng tìm hiểu tất tần tật về ngành này nhé.

Ngành Kinh tế xây dựng là gì?

Ngành Kinh tế xây dựng, tên tiếng Anh là Construction Economics, là ngành kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng với những công việc cụ thể như tài chính, kế toán thống kê, cũng như lên kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư cho các công trình xây dựng, thanh toán, quyết toán, định giá đồng thời quản lý toàn bộ các chi phí trong xây dựng.

Tổng quan ngành tiềm năng nhất hiện nay, ngành Kinh tế xây dựng - Ảnh 1
Ngành Kinh tế xây dựng là gì?

Xem thêm: Dự toán xây dựng là gì? Khái niệm về dự toán xây dựng công trình

Kinh tế xây dựng học những gì?

Chương trình đào tạo

Ngành kinh tế xây dựng sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu, khả năng tư vấn các dự án đầu tư cũng như các công trình xây dựng, lên kế hoạch chiến lược cho sản xuất kinh doanh, xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, định giá và quản lý chi phí trong xây dựng. Ngoài ra còn có lập, thẩm tra và thẩm định hồ sơ mời thầu hay quản lý triển khai các dự án đầu tư xây dựng công trình,…

Tổng quan ngành tiềm năng nhất hiện nay, ngành Kinh tế xây dựng - Ảnh 2
Quản lý triển khai các dự án đầu tư

Xem thêm: Quản lý dự án xây dựng là gì? Phương pháp quản lý dự án xây dựng

Một số môn học chuyên ngành

  • Kinh tế học
  • Tài chính tiền tệ
  • Nguyên lý thống kê
  • Kinh tế lượng
  • Điều tra quy hoạch
  • Hình họa và vẽ kỹ thuật
  • Trắc địa đại cương
  • Địa kỹ thuật
  • Máy xây dựng
  • Sức bền vật liệu
  • Cơ học xây dựng

Cơ hội việc làm ngành kinh tế xây dựng

Sau khi kết thúc chương trình học Kinh tế xây dựng ở trường, nhận bằng cử nhân thì những công việc mà các bạn có thể làm chính là:

  • Quản lý xây dựng (tại các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng): Bộ xây dựng, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kho bạc nhà nước…
  • Làm việc tại các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng ở các bộ đến các cấp địa phương: cấp tỉnh, cấp quận, huyện như Sở Xây dựng, Sở kiến trúc Quy hoạch, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính,…
  • Làm nghiên cứu ở các viện nghiên cứu về kinh tế và quản lý xây dựng
  • Quản lý doanh nghiệp, đấu thầu và quản lý công trường xây dựng
  • Làm tư vấn dự án, thẩm tra dự toán, cung cấp dịch vụ tư vấn đấu thầu ở các công ty tư vấn đầu tư xây dựng
  • Làm quản lý dự án tại các ngân hàng thương mại hay các công ty bảo hiểm
  • Làm giảng viên giảng dạy tại các cơ sở đào tạo
Tổng quan ngành tiềm năng nhất hiện nay, ngành Kinh tế xây dựng - Ảnh 3
Làm tư vấn dự án

Xem thêm: Xây dựng cơ bản là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng cơ bản

Mức lương trung bình trong ngành kinh tế xây dựng

Không chỉ trong quá khứ hay hiện tại mà cả tương lai, xây dựng sẽ luôn là một ngành không ngừng đòi hỏi nhu cầu tuyển dụng. Đặc biệt là với những vai trò cần trình độ, bằng cấp như kỹ sư kinh tế xây dựng.

Cũng như nhiều ngành khác, mức lương trung bình của mỗi người đều phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc trong CV  của từng người, cũng phụ thuộc vào vị trí và địa điểm công tác. Do đó mức lương trung bình trong ngành kinh tế xây dựng sẽ dao động như sau:

  • Đối với sinh viên vừa ra trường chưa có kinh nghiệm, mức lương dao động từ 6 đến 10 triệu/ tháng
  • Với những sinh viên ra trường 1-2 năm, đã có kinh nghiệm, mức lương trung bình từ 8 đến 14 triệu đồng/ tháng
  • Riêng đối với những kỹ sư kinh tế xây dựng đã có kinh nghiệm lâu dài, mức lương trung bình có thể lên đến 20 triệu, thậm chí là 30 triệu/tháng.

Xem thêm: Ngành kỹ sư kỹ thuật xây dựng lương bao nhiêu tại Việt Nam?

Những tố chất nên có để học ngành Kinh tế xây dựng

Để có thể theo học ngành Kinh tế xây dựng, người học cần có một số tố chất phù hợp dưới đây:

  • Có khả năng học các môn Khoa học tự nhiên;
  • Đam mê tìm tòi học hỏi;
  • Yêu thích ngành Xây dựng;
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm;
  • Tư duy độc lập và có khả năng chịu áp lực công việc.
Tổng quan ngành tiềm năng nhất hiện nay, ngành Kinh tế xây dựng - Ảnh 4
Yêu thích ngành xây dựng

Xem thêm: Những điều bạn nên biết về ngành kỹ thuật điện điện tử

Một số trường đào tạo ngành kinh tế xây dựng

Miền Bắc:

  • Đại học Xây dựng.
  • Đại học Giao thông Vận tải.
  • Đại học Công nghệ Giao thông vận tải.
  • Đại học Kiến trúc Hà Nội

Miền Trung:

  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
  • Trường Đại học Vinh.
  • Trường Phân hiệu Đại học Huế.

Miền Nam:

  • Trường Đại học công nghệ TP.HCM.
  • Trường Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.

Ngành xây dựng nói chung cũng như Kinh tế xây dựng nói riêng chưa bao giờ là một ngành lỗi thời, nhu cầu kiến tạo các kiệt tác kiến trúc càng nhiều, cơ hội việc làm trong ngành xây dựng càng thêm dồi dào và hấp dẫn. Thế nên nếu như bạn đã có niềm đam mê với xây dựng thì đừng tiếc thời gian tìm hiểu về ngành này nhé. Hy vọng bài viết trên có thể hỗ trợ một phần nào đó cho các bạn, cảm ơn vì đã đọc bài.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.