BrSE là gì? Con đường làm kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp

Brse là gì? Đâu là con đường để giúp bạn trở thành kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

BrSE là gì?

BrSE là viết tắt của Bridge Software Engineer/ Bridge System Engineer  nghĩa là kỹ sư cầu nối. Theo như tên gọi, công việc của kỹ sư nối cầu là kết nối bộ phận kỹ thuật của công ty với khách hàng để đảm bảo cả hai trao đổi qua lại các thông tin cần thiết mang lại sự hợp tác thuận lợi. Họ đóng vai trò trung gian là cây cầu kết nối giữa “team nhà” và khách hàng. Kỹ sư cầu nối sẽ phân tích và truyền đạt các yêu cầu từ đối tác, khách hàng đến nhóm phát triển của công ty. Đồng thời phải luôn giám sát và đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án.

Kỹ sư cầu nối (BrSE) sẽ phải bám sát theo dõi và kiểm tra tiến độ dự án ngay từ đầu để có thể nắm bắt được mọi thông tin và đưa ra những phản ứng kịp thời. Nghề này bao gồm rất nhiều công việc khác nhau được thay đổi tùy theo từng giai đoạn, quy mô cũng như tính chất của từng dự án.

BrSE là gì? Con đường làm kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp - Ảnh 1
BrSE là gì

Xem thêm: Hacker là gì? Tổng hợp những thông tin về hacker bạn cần biết

Công việc cụ thể của một BrsE là gì?

Nhiệm vụ chính của kỹ sư cầu nối là trao đổi với khách hàng, thiết lập kế hoạch và mục tiêu, đồng thời kiểm soát tiến độ của dự án. Bên cạnh đó, kỹ sư cầu nối có trách nhiệm kiểm tra, hoàn thiện và giao sản phẩm cho khách hàng khi hoàn thành.

Giai đoạn bắt đầu dự án:

  • Tìm hiểu kỹ càng thông tin cũng như yêu cầu của khách hàng về dự án.
  • Phân tích làm rõ yêu cầu mà khách hàng cần và truyền đạt lại cho team thực hiện dự án.
  • Đề xuất ý tưởng và hướng giải quyết cho những vấn đề tồn đọng.
  • Viết tài liệu thiết kế như ( Định nghĩa yêu cầu), (Basic design),… Tùy theo dự án có thể phải viết hoặc chỉ cần hiểu tài liệu mà khách hàng đã làm. Lên tài liệu thiết kế như basic design hay định nghĩa yêu cầu. Tùy theo dự án có thể phải viết hoặc không.
  • Lập kế hoạch và sắp xếp thời gian cũng như nhân lực cần thiết.

Giai đoạn phát triển dự án:

  • Truyền đạt lại toàn bộ yêu cầu của khách hàng và tài liệu thiết kế liên quan đến dự án cho team thực hiện.
  • Trả lời những câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ và kỹ thuật của dự án.
  • Báo cáo cho khách hàng, cũng như nắm rõ được tiến độ của dự án.
  • Có thể code cùng đội ngũ phát triển nếu cần.
  • Trước khi bàn giao cho khách, sản phẩm cần phải được test kỹ lưỡng.

Giai đoạn kết thúc dự án:

  • Release sản phẩm đã hoàn thiện cho khách hàng.
  • Có thể tham gia vào giai đoạn triển khai sản phẩm nếu khách hàng yêu cầu.
  • Fix bug nếu khách hàng phát hiện lỗi.
  • Tổng kết, đánh giá và hoàn thành dự án.

Trách nhiệm của BrSE là gì?

Là một người kết nối thì Bridge System Engineer là người có trách nhiệm theo dõi dự án từ bước đầu tiên đến khi hoàn thành để có thể nắm rõ mọi việc một cách rành mạch, rõ ràng để khi có bất kỳ vấn đề nào sẽ đưa ra những biện pháp ứng phó kịp thời và phù hợp. Đây cũng là nghề có tính cơ động cao bao gồm nhiều công việc và thay đổi liên tục theo các giai đoạn và tính chất quy mô của dự án. Vì vậy, trách nhiệm của 1 Bridge System Engineer khá là lớn, có liên quan đến sự thành công của dự án khá cao.

Xem thêm:  Tester là gì? Đâu là kỹ năng của software tester chuyên nghiệp

Mức lương của một kỹ sư cầu nối là bao nhiêu?

Có thể nói mức lương của “nghề IT” đã luôn “hot” suốt thời gian vừa qua, vì  nhu cầu hiện nay cũng như từng vị trí bộ phận đều là những con số đáng mơ ước. Tuy nhiên áp lực của ngành này cũng khá lớn vậy cụ thể  mức lương của kỹ sư cầu nối sẽ là bao nhiêu?

BrSE là gì? Con đường làm kỹ sư cầu nối chuyên nghiệp - Ảnh 2
Mức lương của một kỹ sư cầu nối là bao nhiêu?
  • Mức lương cho người mới: Tuy chưa có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm thực tế,tuy nhiên các BrSE này vẫn có được mức lương từ $1000 hay thậm chí lên đến $2000 khi làm việc tại Nhật Bản
  • BrSE cấp độ 1: Bạn sẽ nhận được khoảng $2000 – $3000 cho 1 – 2 năm kinh nghiệm, nhưng bắt buộc có yêu cầu trình độ ngoại ngữ
  • BrSE cấp độ 2: Lúc này thu nhập bạn có thể lên đến $3000 – $4000 mỗi tháng. Bạn cần có kỹ năng xử lý tính huống, giải quyết vấn đềvà có thể giao tiếp ở mức trung bình khá.
  • BrSE cấp độ 3: Ở cấp độ này, thì yêu cầu đối với những kỹ sư là có đủ khả năng để có thể tự làm việc một mình với khách hàng. Đồng thời cũng có thể lập kế hoạch cho nhóm phát triển… Mức lương cho cấp độ này là $4000 – $6000.
  • BrSE cấp độ 4: Bạn có thể tự mình thành lập công ty riêng khi đủ khả năng và năng lực.

Xem thêm: Mức lương khủng của lập trình viên: Tổng hợp chi tiết các vị trí năm 2022

Yếu tố cần có để trở thành BrSE là gì?

Vì tính chất  và yêu cầu của công việc thì những người làm BrSE cần có những tố chất phù hợp nhất định, như:

  • Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Vì phải xử lý và trao đổi và công việc giữa 2 bên đòi hỏi kỹ sư cầu nối phải có  khả năng ứng xử khôn khéo, bình tĩnh giải quyết công việc.
  • Có trách nhiệm với công việc: là người người quản lí nên 1 BrSE cần phải theo sát dự án và có trách nhiệm với nó.
  • Kỹ lưỡng và bao quát vấn đề: công việc đánh giá và theo dõi dự án đòi hỏi 1 kỹ sư cầu nối cần bao quát vấn đề và kỹ lưỡng trong công việc.
  • Là người không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức công nghệ: Là người làm việc trực tiếp với đội phát triển sản phẩm, kiến thức về công nghệ thông tin là không thể thiếu với một kỹ sư cầu nối. Bên cạnh đó, 1 BrSE cũng cần không ngừng học hỏi, trau dồi và nắm bắt những xu hướng mới nhất để đưa ra giải pháp tối ưu.
  • Để làm một BrSE, bạn cần có một vài kỹ năng mềm quan trọng như: kỹ năng ngoại ngữ, thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình, kỹ năng giao tiếp và xử lý xung đột ý kiến, kỹ năng làm việc nhóm…

Học gì ra để trở thành 1 BrSE?

Làm thế nào để trở thành một kỹ sư cầu nối? Dưới đây là những kiến thức và kỹ năng bạn cần học để có thể hoàn thiện trong ngành nghề này:

Code

Là 1 BrSE không đồng nghĩa với việc bạn không cần biết code là gì. Trái lại, bạn sẽ cần sử dụng khá nhiều kiến thức liên quan đến code. Để hiểu hết được các vấn đề và giải pháp kỹ thuật, bạn sẽ cần ít nhất là code cứng của 1 ngôn ngữ + framework, đồng thời biết tổng quan một vài ngôn ngữ lập trình phổ biến khác.

Xem thêm: Coder là gì? Triển vọng nghề coder trong thời công nghệ 4.0

Cần biết ngoại ngữ

Hiện nay, thị trường làm việc chủ yếu của các kỹ sư cầu nối là làm việc cùng các đối tác Nhật Bản. Bạn sẽ cần N2 để có thể làm việc độc lập.

Bên cạnh đó, tiếng Anh chuyên ngành là ngôn ngữ bứt buộc bạn phải học để có thể hiểu rõ dự án và tiếp cận được với nhiều nguồn tài liệu hơn.

Khả năng giao tiếp tốt

Khi làm việc với khách hàng, bạn cần sự lắng nghe, quan sát và thấu hiểu,  cũng như học hỏi trong việc giao tiếp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm từ những anh chị đi trước để có thể học thêm nhiều kinh nghiệm và kiến thức

Tự học hỏi

Ngành nghề này đòi hỏi bạn luôn phải tự giác học, từ những kiến thức chuyên môn đến thực tế quá trình làm việc. Bạn cũng có thể học từ chính những người xung quanh những kiến thức rất thiết thực.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu CV công nghệ thông tin: Chuẩn – Chất – Chuyên nghiệp

Trên đây là những thông tin về BrSE – Kỹ sư cầu nối. Hi vong bạn đọc có được cái nhìn tổng quát nhất về ngành nghề này cũng như định hướng bản thân khi phát triển trong ngành nghề này.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.