Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z
Trong thời đại ngày càng phát triển hiện nay, hàng ngàn sản phẩm được đưa ra thị trường hàng ngày, việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng ngày càng trở nên quan trọng hơn. Đó là lý do mà mỗi tổ chức, doanh nghiệp đều rất cần đến đội ngũ Marketing vững chắc, chuyên nghiệp để đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng nhanh chóng nhất. Vậy liệu Marketing là gì? Nắm giữ vai trò ra sao? Cùng tìm hiểu ngay nhé!
TÌM KIẾM VIỆC LÀM MARKETING TẠI ĐÂY !
Marketing là gì?
Marketing hay còn gọi là tiếp thị, đây là hình thức phổ biến giúp doanh nghiệp kết nối, tiếp cận được với khách hàng nhằm thúc đẩy mua hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ. Đây là hoạt động tiếp thị, xác định được khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Marketing liên quan đến quảng bá, bán và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Xem thêm: Marketing là ngành gì? Có nên theo học marketing không?
Vai trò của Marketing đối với tổ chức, doanh nghiệp
Marketing nắm giữ những vai trò quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều cần đầu tư thật bài bản và chuyên nghiệp. Vậy vụ thể vai trò của marketing là gì?

Phương thức thu hút khách hàng hiệu quả
Thu hút khách hàng qua thị trường mục tiêu là mục đích rất quan trọng mà các doanh nghiệp đều hướng đến. Cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm mới, giúp khách hàng biết được những điều hấp dẫn mà họ chưa biết, đưa ra những nội dùng thú vị, thuyết phục khách hàng. Các chuyên viên Marketing sẽ có vai trò duy trì, thu hút sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp
Bằng cách nghiên cứu tâm lý, hành vi khách hàng Marketing giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn của khách, nhằm tạo nên mối quan hệ tốt và được lòng tin của khách. Khi bộ phận sản xuất đảm bảo cung cấp sản phẩm theo đúng thời gian sẽ làm tăng thêm khả năng trung thành của khách hàng với thương hiệu
Sự tin tưởng và thấu hiểu giữa khách hàng với các doanh nghiệp sẽ tạo nên nhiều doanh số, lợi ích hơn. Hay nói cách khác người ta không mua sản phẩm mà mua những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại.
Gia tăng doanh số bán hàng
Marketing thường sử dụng các cách như: quảng bá, phân phối, chiến lược giảm giá, khuyến mãi ưu đãi…Khi một sản phẩm mới được quảng cáo doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội để bán hàng hơn. Trong trường hợp khách hài lòng với sản phẩm đó, họ rất có thể sẽ trở thành đại sứ thương hiệu, giới thiệu đến nhiều người tiêu dùng biết đến, giúp doanh số của doanh nghiệp bắt đầu tăng lên.
Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại
Để có thể duy trì các mối quan hệ khách hàng, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách để luôn ở trong tâm trí của họ, Marketing sẽ giúp bằng cách duy trì sự phù hợp.
Các vị trí việc làm ngành Marketing phổ biến hiện nay
Trưởng phòng Marketing
Trưởng phòng Marketing hay Marketing Manager là nhân sự cao cấp trong phòng Marketing. Trường phòng Marketing sẽ đảm nhận việc nghiên cứu, đưa ra chiến lược, mục tiêu và giám sát việc thực hiện toàn bộ các chiến dịch Marketing trong doanh nghiệp.
Công việc của trưởng phòng Marketing sẽ bao gồm:
- Tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu và lập ra các chiến lược marketing
- Xây dựng chiến lược marketing, các chương trình quảng cáo, sự kiện, các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi,..nhằm thúc đẩy doanh số bán cho doanh nghiệp.
- Xác lập kinh phí, nhân sự thực hiện và theo dõi các chiến dịch marketing, quảng cáo theo quý, tháng.
- Tạo ra nội dung, giá trị hấp dẫn cho blog, website của doanh nghiệp
- Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, với đối tác chiến lược trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
- Đo lường và báo cáo hiệu quả của các chiến dịch marketing đã thực hiện. So sánh với mục tiêu để đưa ra giải pháp
- Chịu trách nhiệm trước hiệu suất công việc của các thành viên thuộc phòng marketing
- Ngoài ra trưởng phòng Marketing còn có nhiệm vụ truyền thông nội bộ, gắn kết các phòng ban trong doanh nghiệp.

Content Marketing
Nhân viên Content Marketing bao gồm sẽ chịu trách nhiệm với các chiến lược inbound marketing bao gồm việc sáng tạo nội dung, tổng hợp, truyền tải nội dung tới người đọc nhằm tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tới khách hàng.
Các công việc mà một nhân viên content marketing đảm nhận:
- Lập kế hoạch, chiến lược sản xuất nội dung có kèm mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch. Đóng góp ý tưởng, cùng team triển khai các chiến dịch content marketing.
- Đưa ra các ý tưởng và thực hiện các sáng kiến tiếp thị nội dung. Cùng team triển khai các chiến dịch content marketing nhằm đạt được mục tiêu của công ty.
- Chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý nội dung trên các nền tảng như website, blog, fanpage của công ty.
- Phối hợp với các bộ phận các như Designer, Editor để sản xuất ra những nội dung chất lượng.
- Lên kế hoạch xuất bản nội dung chất lượng, chính xác và đảm bảo đều đặn hàng tuần, tháng.
- Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của các chiến dịch content marketing để đề xuất những phương án tối ưu nhất.
- Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các chiến dịch cho người quản lý.
- Ngoài ra content marketing sẽ đảm nhận các công việc khác theo sự phân công của quản lý.
Các công việc liên quan khác theo sự phân công của quản lý
Nhân viên SEO
Nhân viên SEO là người thực hiện tối ưu hóa website để website của doanh nghiệp có thể xuất hiện ở vị trí cao trên google. SEO là một phần của Marketing. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên SEO Marketing là gì?
- Chịu trách nhiệm tìm hiểu và nghiên cứu các sản phẩm,dịch của Công ty. So sánh với website của đối thủ để xây dựng chiến lược SEO hợp lý
- Lên kế hoạch từ khóa, phối hợp với đội content để viết bài chuẩn SEO
- Phối hợp với đội kỹ thuật Code để thiết kế website chuẩn SEO, thân thiện với người dùng
- Liên tục cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO, cập nhật các đợt update từ google để đưa ra các chiến lược SEO phù hợp.
- Theo dõi, đánh giá, giám sát các kết quả SEO: thứ hạng từ khóa, người dung…
- Lập báo cáo kết quả SEO cho người quản lý và đưa ra hướng SEO phù hợp cho doanh nghiệp.
Nhân viên Digital Marketing
Digital Marketing là hoạt động marketing có sử dụng các thiết bị điện tử hay Internet để kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vục của doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng trong mảng Marketing. Hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên Digital Marketing là khá lớn và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Công việc của nhân viên Digital Marketing sẽ bao gồm:
- Lên kế hoạch triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp trên môi trường điện tử
- Thực hiện, kiểm soát các hoạt động Digital Marketing trên các nền tảng số như Facebook, Tiktok, Zalo,… các chương trình truyền thông, khuyến mãi của doanh nghiệp
- Tối ưu việc chuyển đổi để đem về kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp
- Thực hiện các chiến dịch marketing sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua các công cụ SEO/SEM, Social Media, Mobile Marketing, Email Marketing, SMS Marketing, Affiliate Marketing,…
- Hiểu về các kênh digital marketing để thực hiện tối ưu chất lượng nội dung và chất lượng quảng cáo.
- Thực hiện các hoạt động marketing khác theo sự sắp xếp từ người quản lý.

Nhân viên thiết kế đồ họa
Designer là người chịu trách nhiệm thiết kế các hình ảnh công ty như logo, banner, bao bì sản phẩm,… giúp tăng tính trực quan cho nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Nhân viên thiết kế đồ họa sẽ phối hợp với đội ngũ Marketing để tạo ra những nội dung ấn tượng.

Công việc của một nhân viên thiết kế đồ họa sẽ bao gồm:
- Thiết kế website, logo, banner, hình ảnh cho các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp.
- Lên ý tưởng cho những mẫu thiết kế để chuẩn bị cho kế hoạch truyền thông, quản bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
- Gặp gỡ khách hàng để lên ý tưởng cho các sản phẩm cần thiết kế
- Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao phó
Các loại hình Marketing phổ biến
Hiện có khá nhiều loại hình Marketing trên thị trường, dưới đây là 6 loại hình phổ biến, được áp dụng tùy vào nơi mà khách hàng của bạn thường xuyên dành nhiều thời gian hơn.

SEO
SEO (Search Engine Optimization) Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO website là tập hợp các phương pháp nhằm giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm thông thường là Google
Hiện nay, có rất nhiều marketer sử dụng SEO nhằm thu hút các khách hàng quan tâm đến một ngành nghề cụ thể thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Google.
Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp, tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng/ khách hàng/ booking, bền vững vào website, tăng nguồn traffic tự nhiên….
Xem thêm: Gg ads là gì? Google ads khác gì so với SEO ? làm thế nào để tối ưu chi phí ?
Blog Marketing
Ngày nay, blog không dành riêng cho cá nhân, mà khá nhiều doanh nghiệp cũng đăng tải bài viết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Nhằm nuôi dưỡng sự quan tâm của khách hàng tiềm năng có nhu cầu tìm kiếm thông tin.
Social Media Marketing
Hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng các trạng mạng xã hội social media như: Twitter, Facebook, Instagram, LinkedIn,….Khi một chiến dịch tốt, sẽ giúp tạo được ấn tượng, tăng viral cho thương hiệu, sản phẩm nhanh chóng đến khách hàng
Print Marketing
Có khá nhiều khách hàng, thường xuyên đăng ký mua báo, tạp chí in ấn. Vì vậy, rất cần tài trợ các bài báo để đăng content liên quan đến nội dung khách hàng quan tâm
Search Engine Marketing (SEM)
SEM khá khác so với SEO, thông người dùng sẽ phải trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để đặt liên kết trên các website, nhằm tăng sự hiện diện của doanh nghiệp bạn đến khách hàng. Loại hình này được gọi là Pay-per-click
Video Marketing
Đây là hình thức được cải tiến hơn rất nhiều, khi nhiều người tham gia đầu tư thiết kế và publish các video mang tính giải trí chứa đựng nhiều giá trị, nhằm thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.
KHÁM PHÁ VIỆC LÀM MARKETING LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên marketing?
Kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực marketing là gì? Để bước chân vào lĩnh vực Marketing, mỗi marketer ngoài kiến thức còn cần phải trang bị các kỹ năng sau đây:

- Khả năng thích nghi và linh hoạt
- Khả năng bình tĩnh xử lý tình huống
- Kỹ năng lắng nghe
- Khả năng quan sát
- Nhiệt tình, nhiệt huyết
- Kỹ năng sáng tạo
- Nhạy bén với các ý tưởng
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng sale
Học ngành Marketing ra trường làm gì?
Ngành Marketing là lĩnh vực rất rộng, vì vậy không thiếu những cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên đam mê, tùy thuộc vào năng lực, sở thích của bản thân, bạn có thể lựa chọn một trong các vị trí sau:
Làm việc tại agency
Agency là thuật ngữ nhằm chỉ các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông, tiếp thị, quảng cáo. Là đơn vị truyền thông tiếp thị cho nhiều công ty, doanh nghiệp. Khách hàng của họ sẽ là các client, sản phẩm là dịch vụ truyền thông. Các vị trí phổ biến như:
Planner
- Chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị
- Nghiên cứu client
- Nghiên cứu thị trường
- Hiểu được công chúng mục tiêu của client
- Nghiên cứu đối thủ của client
- Đưa ra kế hoạch giải pháp nhằm giúp khách hàng đạt được mục tiêu mà họ đặt ra.
Content Creator
- Chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ làm nội dung cho chiến dịch tiếp thị như: catalogue, slogan, tagline, tiêu đề,….
- Viết brief hình ảnh cho designer.
Designer (nhân viên thiết kế)
- Biến các ý tưởng của copywriter và content creator thành hình ảnh, gif, video,… Đòi hỏi sự sáng tạo, gu thẩm mỹ cao nên các Designer cần có tư duy hình ảnh tốt, khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế,…
Account
- Chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
- Đàm phán ký kết hợp đồng
- Tiếp nhận các yêu cầu của client
- Tạo mối quan hệ với khách
- Giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của agency.
Làm việc tại client
Khi làm việc lại công ty client nghĩa là làm tại bộ phận Marketing của công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ tiếp thị duy nhất cho nơi đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức. Tại đây, bộ phận Marketing được xây dựng rất phát triển, với các vị trí như:
Nhân viên/Trợ lý Marketing
- Thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị như: Nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị
- Thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị
- Hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing.
Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường
- Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập các thông tin về khách hàng của tổ chức
- Phân tích đối thủ
Nhân viên quan hệ công chúng
- Làm việc với báo chí
- Quản lý quan hệ với cộng đồng
- Xử lý khủng hoảng truyền thông
- Tổ chức sự kiện…
=> Các vị trí trên phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường, sau khi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, có năng lực tốt, cơ hội để thăng tiến dần lên các vị trí như: Manager, trưởng phòng Marketing, Giám đốc Sáng tạo, Giám đốc Marketing,…Là rất có khả năng.
Xem thêm: CV Marketing “thôi miên” nhà tuyển dụng cần có những gì?
Mức lương ngành Marketing hiện nay là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc mà mức lương nhân viên marketing sẽ khác nhau. Mức lương ngành Marketing tại Việt Nam, được tính cụ thể tại mỗi vị trí như sau:

Xem thêm : Lương Marketing bao nhiêu? Tổng hợp lương các vị trí marketing 2022
Vị trí | Năm kinh nghiệm | Mức lương |
Giám đốc sản xuất truyền thông | 4 – 5 năm | 30-40 triệu đồng/tháng. |
Giám đốc thương hiệu | 7 – 8 năm | 35 – 45 triệu đồng/tháng. |
Giám đốc Marketing | 9 – 10 năm | 90 – 120 triệu đồng/tháng |
Trưởng phòng Marketing | 5 – 6 năm | 70 – 100 triệu đồng/tháng |
Trưởng phòng nghiên cứu thị trường | 3 – 5 năm | 32 – 45 triệu đồng/tháng |
Nhân viên Marketing | 2 – 4 năm | 14 – 18 triệu đồng/tháng. |
Trợ lý Marketing | Dưới 1 năm | 7 – 10 triệu đồng/tháng |
Nhân viên Marketing (Full time) | Mới ra trường | 5 – 6 triệu đồng/ tháng |
Nhân viên Marketing (Part-time) | Mới ra trường | 1,5 – 2 triệu đồng/ tháng. |
Nhân viên SEO | 2 -4 năm kinh nghiệm | 10- 15 triệu đồng/ tháng. |
Nhân viên content marketing | Trên 1 năm kinh nghiệm | 7- 20 triệu đồng/ tháng |
Hy vọng những thông tin trên đây, News.timviec đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi: “Marketing là gì? Mức thu nhập của ngành nghề này là bao nhiêu?” Đây là ngành rất mở rộng với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Hãy dựa vào năng lực, sở thích của bản thân để chọn lựa ra ngành nghề phù hợp nhất với mình nhé. Chúc bạn thành công!

Tìm hiểu fixed cost là gì? Ý nghĩa và vai trò trong quản lý tài chính
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-06-2023, 14:02Trong phân tích tài chính, việc hiểu và quản lý fixed cost rất quan trọng để định rõ chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận. Vậy fixed cost là gì? Và tại sao nó lại quan trọng như vậy đối với doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại chi phí kinh...

NWC là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính vốn lưu động ròng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-06-2023, 11:44"NWC" là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Nếu là một nhà đầu tư , bạn cần biết NWC là gì và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này, hãy theo...

Light novel là gì? Khám phá điều thú vị xoay quanh light novel
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-06-2023, 12:04Nếu bạn là một fan cuồng văn học của xứ sở mặt trời mọc, chắc hẳn thuật ngữ "Light novel" đã không còn mấy xa lạ. Khác với anime/manga, light novel là một dạng tiểu thuyết khá thịnh hành ở đây. Vậy cụ thể Light novel là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những...

Oracle là gì? Tìm hiểu hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-06-2023, 15:27Trên thị trường hiện nay, "Oracle là gì?" là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi nghiên cứu về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Oracle, một trong những nhà cung cấp database hàng đầu, đã giành được sự tín nhiệm và uy tín từ nhiều tổ chức và doanh...

Otc là gì? Tìm hiểu chi tiết về thị trường cổ phiếu otc
Kỹ Năng Văn Phòng 25-06-2023, 14:30Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi: "Sàn OTC là gì và tại sao nó lại thu hút sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư trên khắp thế giới?" Trên thị trường chứng khoán, có nhiều sàn giao dịch lớn như Upcom, HNX và HOSE đã thu hút sự quan...

Visual Art là gì? Khám phá ý nghĩa của nghệ thuật hình ảnh
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-06-2023, 10:48Visual Art đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với những người đã hoạt động lâu trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, đối với những người mới tìm hiểu, câu hỏi "Visual Art là gì?" chắc chắn sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá định nghĩa và những thông tin hấp dẫn...

Cryptography là gì? Tìm hiểu các loại mã hóa thông dụng hiện nay
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-06-2023, 11:25Cryptography là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin chung và tiền điện tử cụ thể. Nó bao gồm ba thành phần là cry, pto và graphy. Từ "graphy" thường được sử dụng trong các danh từ liên quan đến đồ họa, vì vậy nó có liên quan đến hình vẽ....

Quality assurance là gì? Quy trình, phương pháp QA phổ biến
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 21-06-2023, 18:27Ngày nay, thuật ngữ quality assurance (QA) không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với những người làm hoặc quan tâm đến ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có phải bạn đã hiểu đầy đủ về lĩnh vực này chưa? Bộ phận quality assurance đề cập đến nhóm người có trách nhiệm đảm...

Vedette nghĩa là gì? Tiêu chuẩn để chọn Vedette quyền lực
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 20-06-2023, 11:49Vedette là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong làng thời trang, là vị trí được xem như yếu tố then chốt tạo nên thành công cho một sự kiện hay dự án lớn nào đó trình diễn trước tất cả mọi người. Không những thế vedette là một vị trí cực kỳ quan...

Hospitality management là gì? Cơ hội việc làm trong tương lai
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 19-06-2023, 09:39Câu hỏi "Hospitality là gì?" không còn lạ lẫm với những bạn trẻ đang theo đuổi ngành nhà hàng - khách sạn nữa. Tuy nhiên, liệu mọi người đã thấu hiểu hết tiềm năng phát triển của lĩnh vực này? Cơ hội làm việc sau khi hoàn thành ngành Quản lý Dịch vụ Lữ hành...