Kỹ năng quan sát và mẹo hay để rèn luyện kỹ năng đặc biệt này
Kỹ năng quan sát là kỹ năng vô cùng quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống của mỗi chúng ta. Ai cũng nên rèn luyện loại kỹ năng này.
Khái niệm kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát trong tiếng Anh được gọi là “observation skills”. Nó được giải nghĩa là cách mà chúng ta nhìn nhận một sự vật hoặc hiện tượng một cách cụ thể, rõ ràng và có chủ đích.
Khác với bản năng quan sát thông thường, khi quan sát được nâng lên tầm kỹ năng thì nó không còn là hành động nhìn ngắm đơn thuần, ngẫu nhiên mà là một chuỗi hành động nhìn bằng mắt rồi ghi nhớ vào não bộ, xâu chuỗi tất cả những gì đã thấy lại để phục vụ cho một mục đích cụ thể nào đó.
Observation skills luôn có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người chúng ta, dù bạn làm ở ngành nghề hay lĩnh vực nào như khoa học, công nghệ thông tin, y tế, kinh doanh… thì cũng đều cần trau dồi loại kỹ năng đặc biệt này. Nó có vai trò giúp chúng ta nhận ra bản chất của sự vật, sự việc một cách nhanh chóng, từ đó tìm ra cách giải quyết khi gặp vấn đề. Kỹ năng quan sát cũng thuộc bộ các loại kỹ năng mềm cần thiết đối với con người bởi nó giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc phát triển bản thân.
Tầm quan trọng của kỹ năng quan sát trong công việc
Bên cạnh kỹ năng lắng nghe thì kỹ năng quan sát trong giao tiếp cũng rất quan trọng. Đặc biệt giúp ích nhiều cho chúng ta trong công việc. Khi quan sát, chúng ta không chỉ sử dụng mỗi đôi mắt mà còn vận dụng tất cả các giác quan sẵn có để nhìn nhận, đánh giá những gì chúng ta thấy và trải nhiệm. “Quan sát” và “nhìn” là 2 khái niệm khác nhau, cũng giống như trong tiếng Anh chúng ta có 2 khái niệm rạch ròi là “observe” và “see” vậy.
“Nhìn” là một hành động thụ động còn “quan sát” là hành động chủ động và có mục đích rõ ràng. Ví dụ, bạn nhìn những hàng cây ven đường hay những chú chim bay trên bầu trời nhưng bạn không đi sâu vào phân tích chúng hay để não bộ ghi lại những thông tin về chúng để về sau có thể sử dụng.
Ngược lại, khi bạn quan sát cách đồng nghiệp làm việc, cách sếp giao tiếp với đối tác chẳng hạn… thì điều đó đồng nghĩa rằng bạn chủ động quan sát những người đó và hành động mà họ làm. Bạn theo dõi họ, phân tích thật kỹ những gì họ làm để ghi lại những thông tin quan trọng vào bộ não của mình và về sau lấy ra sử dụng khi cần.
Có thể nói nếu không có kỹ năng quan sát tốt, bạn có thể bỏ lỡ một số thông tin quan trọng và cần thiết rồi sau đó đưa ra quyết định sai lầm trong công việc. Dĩ nhiên điều này cực kỳ nguy hiểm, hậu quả của nó là điều mà bạn sẽ chẳng muốn nghĩ đến đâu!
► Tham khảo thêm các kỹ năng văn phòng để biết được những mẹo hay khi làm việc nơi công sở nhé!
Cách hay để rèn luyện kỹ năng quan sát
Bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng quan sát rồi, vậy để chúng tôi “mách nước” cho bạn một số bí quyết hay để rèn luyện, trau dồi loại kỹ năng đặc biệt này nhé!
Cởi mở và tin tưởng
Muốn quan sát tốt, bạn phải cởi mở và luôn tin tưởng rằng bản thân có thể học được nhiều thứ từ mọi vật, mọi việc xung quanh mình. Khi bạn tiến hành quan sát với niềm tin mãnh liệt ấy và một tinh thần hứng khởi thì bạn chắc sẽ đạt được kết quả tốt hơn mong đợi. Bạn sẽ quan sát được nhiều thứ và đúc rút được nhiều điều hữu ích cho bản thân. Ngược lại, nếu bạn thiếu niềm tin và không cởi mở với thế giới xung quanh thì kết quả bạn nhận được sẽ không khả quan.
Đa giác quan
Muốn cải thiện kỹ năng quan sát thì bạn đừng chỉ sử dụng mỗi đôi mắt mà thay vào đó hãy vận dụng tất cả các giác quan mình có. Hãy nhìn bằng mắt, lắng nghe bằng tai, sử dụng trí óc để phân tích vấn đề… Bên cạnh đó khi quan sát những người xung quanh, bạn cũng cần chú trọng đến ngôn ngữ hình thể của họ, bao gồm: giọng điệu, ánh mắt, cử chỉ… Hãy nhớ quan sát sự vật, sự việc, con người… một cách toàn diện và sử dụng mọi giác quan để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!
Chậm lại
Bạn không thể quan sát tốt trong trạng thái vội vã, vì vậy bạn cần “slow down” bản thân lại. Hãy chậm lại, nhìn thật kỹ, lắng nghe và cảm nhận chậm rãi để có thể nhìn nhận vấn đề tốt hơn và chiêm nghiệm được nhiều điều ở tầng sâu chứ không phải chỉ ở bề mặt. Điều này sẽ giúp ích rất lớn đối với kỹ năng giao tiếp của bạn.
Loại bỏ các yếu tố gây phiền nhiễu
Quan sát cũng cần sự tập trung cao độ và nếu xuất hiện những yếu tố gây “nhiễu” thì bạn sẽ không thể đạt được hiệu quả như ý khi quan sát. Khoa học đã chứng minh rằng con người chúng ta phải mất tới 15 phút đồng hồ mới có thể lấy lại sự tập trung sau khi bị “quấy nhiễu”. Nếu bạn cứ mãi không thể tập trung khi quan sát thì hãy tạm thời dừng lại, tìm ra nguồn gây “nhiễu” và loại bỏ chúng. Chỉ có như vậy, việc quan sát của bạn mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn.
Chú ý đến các “tiểu tiết”
Những sự vật, sự việc lớn và quan trọng thì chẳng hề khó quan sát hay nhận biết nhưng các tiểu tiết – chi tiết nhỏ thì ngược lại! Chúng khó quan sát hơn bởi vì chúng hay “ẩn mình” vào những chi tiết lớn hơn. Thế nhưng, bạn phải học cách nhìn ra/nhận biết được những tiểu tiết này. Một khi bạn đã luyện được level thượng thừa đến độ ngay cả một chi tiết nhỏ cũng không thể lọt qua mắt thì kỹ năng quan sát của bạn đã trở nên cực kỳ “lợi hại” rồi đó!
Trên đây là những thông tin mà Newstimviec muốn chia sẻ đến bạn xoay quanh chủ đề kỹ năng quan sát. Bạn đã nắm được đầy đủ khái niệm, tầm quan trọng và cách để rèn luyện loại kỹ năng đặc biệt này rồi đó. Còn chờ gì mà không thực hành rèn luyện để cải thiện kỹ năng quan sát của mình ngay hôm nay thôi?
Bài viết liên quan: