Năng lực nghề nghiệp là gì? Làm sao để phát triển năng lực nghề nghiệp?
Năng lực nghề nghiệp hiểu đơn giản chính là khả năng làm việc. Muốn hiểu kỹ khái niệm năng lực nghề nghiệp là gì, hãy đọc bài viết dưới đây!
Năng lực nghề nghiệp là gì?
Năng lực nghề nghiệp của một cá nhân chính là khả năng làm chủ công việc, tốc độ nhận thức và những kỹ năng vượt trội của họ. Năng lực của các cá nhân trong một tập thể sẽ không đồng nhất, có người sở hữu năng lực yếu kém nhưng lại có người sở hữu năng lực vượt trội hơn hẳn những người khác. Đó chính là những nhân viên ưu tú mà chúng ta vẫn thường hay nhắc đến và sùng bái.
Mỗi loại hình công việc sẽ yêu cầu năng lực nghề nghiệp khác nhau. Và năng lực cao thực chất chính là minh chứng cho sự thật là người đó phù hợp với công việc đặc thù ấy hơn những người khác.
Ví dụ những người tự tin, giỏi ăn nói, đầu óc linh hoạt thường phù hợp với ngành kinh doanh; còn những người có kiến thức chuyên môn cao, tính tình cẩn trọng nhưng lại không giỏi việc xã giao thì thường hợp làm việc trong môi trường kỹ thuật.
Năng lực nghề nghiệp cũng không phải thứ bất biến, nó có thể thay đổi nếu có sự tác động. Điều này đồng nghĩa rằng bạn hoàn toàn có thể kích phát và rèn luyện năng lực để có thể làm được những công việc không tưởng.
Trên thực tế, có rất nhiều người học một chuyên ngành trong trường Đại học nhưng khi đi làm, họ lại tìm việc làm hoàn toàn không liên quan đến những gì mình học. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa họ sẽ thất bại. Họ có thể trau dồi và cải thiện năng lực nghề nghiệp của bản thân để trở nên phù hợp và gặt hái được thành công ở những lĩnh vực mới.
Tìm hiểu ngay: 18 câu hỏi phỏng vấn nhà tuyển dụng hay hỏi năm 2022
4 loại năng lực nghề nghiệp cơ bản
Sau khi xác định được năng lực nghề nghiệp là gì, chúng ta sẽ chuyển qua liệt kê ra những loại năng lực nghề nghiệp cơ bản nhất. Đó là:
- Năng lực nhận thức: Tư duy, sức sáng tạo cũng như óc quan sát
- Năng lực chuyên môn: Những kỹ năng giúp một người hoàn thành tốt công việc của mình
- Năng lực tổ chức – quản lý: Tác động tới lòng quyết tâm làm việc cùng với cơ hội thăng tiến của một người
- Năng lực giao tiếp – lãnh đạo: Tố chất cần có để quyết định bạn có thể trở thành người lãnh đạo hay không.
Như đã nói, năng lực nghề nghiệp của một người không phải thứ bất biến, nó có thể thay đổi khi có tác động. Năng lực cũng phải là thứ có thể nhìn ra trong một sớm một chiều mà phải quan sát kỹ lưỡng bởi ngoài những khả năng sẵn có thì con người chúng ta còn có vô vàn những khả năng tiềm ẩn khác. Chỉ cần được kích thích đúng mức thì chúng sẽ lộ ra.
Phương pháp rèn luyện năng lực theo từng ngành nghề riêng biệt
Dù bạn làm việc trong ngành nghề nào thì cũng luôn phải chú trọng nâng cao năng lực nghề nghiệp. Và mỗi ngành nghề khác nhau thì sẽ cách rèn luyện năng lực khác nhau. Dưới đây là ví dụ về phương pháp trau dồi năng lực nghề nghiệp của 2 ngành nghề trọng điểm: giáo dục và công nghệ thông tin cho bạn tham khảo.
Ngành giáo dục
Giáo dục từ lâu luôn là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta. Người giáo viên đảm nhiệm nhiệm vụ cao cả: “trồng” người. Họ dạy dỗ và bảo ban thế hệ trẻ để các em có đạo đức tốt, có năng lực, lớn lên trở thành người có ích cho xã hội. Và để hoàn thành tốt sự nghiệp “trồng” người thì những người làm giáo viên phải có năng lực nghề nghiệp cao.
Trước tiên, đội ngũ giáo viên phải chú trọng đến năng lực chuyên môn của chính họ. Chỉ khi chuyên môn đủ tốt, họ mới có thể truyền tải kiến thức cho học sinh.
Ngoài kiến thức chuyên môn thì người làm giáo viên cũng cần chú trọng đến tư duy và khả năng truyền tải của chính họ. Họ sẽ truyền tải những gì và truyền tải như thế nào? Đó là câu trả lời họ cần tự tìm lời giải đáp vì mỗi người sẽ có bí quyết giảng dạy riêng.
Đọc ngay : Bỏ túi BÍ KÍP giới thiệu bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Ngành công nghệ thông tin
Công nghệ ngày nay phát triển chóng mặt, vì vậy những người làm việc trong ngành công nghệ thông tin/IT cũng trở nên cực kỳ có giá. Các nhân tài IT thì lại càng được các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng săn đón và trọng dụng. Nhân tài ở đây cũng chính là những người có năng lực nghề nghiệp vượt trội, khả năng của họ có thể đem đến nhiều lợi ích cho công ty nơi họ làm việc.
Vậy làm sao để nâng cao năng lực nghề nghiệp trong ngành này?
Đối với các kỹ sư công nghệ thông tin, họ nên chăm chỉ tiếp thu thêm nhiều kiến thức và cập nhật các xu hướng công nghệ của thế giới.
Ngoài chú trọng cho kiến thức chuyên môn, họ cũng nên đầu tư thời gian để trau dồi vốn ngoại ngữ bởi các phần mềm, tài liệu hầu hết đều được viết hoặc mã hóa bằng tiếng nước ngoài. Nếu khả năng ngoại ngữ không tốt thì đó thực sự sẽ là rào cản lớn trong công việc của các kỹ sư IT.
Trên đây là bí quyết rèn luyện năng lực nghề nghiệp dành cho những người làm việc trong ngành giáo dục hoặc công nghệ thông tin. Trước đó, bạn cũng đã nắm được khái niệm năng lực nghề nghiệp là gì và các loại năng lực nghề nghiệp cơ bản. Hi vọng những thông tin việc làm này sẽ hữu ích đối với bạn!
Nắm rõ năng lực nghề nghiệp của bản thân sẽ giúp bạn có kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc tốt nhất. Chúc bạn thành công.