Mẫu bảng kê mua hàng chuẩn theo Thông tư 133 và Thông tư 200

Mẫu bảng kê mua hàng là loại văn bản không thể thiếu đối với các công ty chuyên thu mua hoặc xuất/nhập khẩu hàng hóa. Nó là căn cứ để doanh nghiệp tạo phiếu nhập kho và thanh toán chi phí hàng hóa, vật tư… Cùng News Timviec tìm hiểu về loại biểu mẫu này nhé!

Khái niệm

Bảng kê mua hàng còn có tên gọi khác là bảng kê thu mua hàng hóa. Nó là loại văn bản được các công ty thu mua; xuất nhập khẩu hàng hóa sử dụng thường xuyên. Nó được hiểu là loại chứng từ được tạo ra khi chủ là đối tượng bán các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị… trên thị trường.

Chức năng chính của mẫu bảng kê mua hàng là để dùng làm cơ sở để các doanh nghiệp tạo phiếu nhập kho và làm các thủ tục thanh toán liên quan đến hàng hóa, vật tư, dụng cụ, thiết bị…

Mẫu bảng kê mua hàng chuẩn theo Thông tư 133 và Thông tư 200 - Ảnh 1
Bảng kê mua hàng còn có tên gọi khác là bảng kê thu mua hàng hóa.

Loại bảng kê này thường được thể hiện dưới dạng các tập sổ, trong đó mỗi tập sẽ có một mã số riêng; thời hạn sử dụng tối đa của chúng là trong vòng một năm. Mỗi một bảng kê sẽ có các phiếu kê, mỗi phiếu kê có một số thứ tự riêng và chúng được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ tới lớn.

⏩ Xem thêm: Mẫu phiếu nhập kho CHUẨN nhất theo Thông tư 133 và 200

Mẫu bảng kê mua hàng

Mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 133 (Mẫu 06-VT)

Mẫu bảng kê mua hàng chuẩn theo Thông tư 133 và Thông tư 200 - Ảnh 2

Tải mẫu 06-VT theo Thông tư 133

Mẫu bảng kê mua hàng theo Thông tư 200 (Mẫu 06-VT)

Mẫu bảng kê mua hàng chuẩn theo Thông tư 133 và Thông tư 200 - Ảnh 3

Tải mẫu 06-VT theo Thông tư 200

Hướng dẫn cách lập bảng kê chuẩn

Bạn muốn tạo được một mẫu bảng kê mua hàng chuẩn thì khi tạo lập biểu mẫu, bạn cần đảm bảo nó có đủ các nội dung sau đây:

  • Mục tên đơn vị/ bộ phận ở góc phía trên bên trái của bảng kê: Người lập bảng cần điền chính xác tên của công ty cũng như bộ phận có liên quan đến văn bản này
  • Mục họ tên người mua: Ghi rõ họ tên đầy đủ của người đảm nhiệm nhiệm vụ phụ trách mua hàng.
  • Mục bộ phận (phòng, ban): Liệt kê rõ tên bộ phận (phòng, ban) mà người phụ trách mua hàng hóa đang làm việc.
  • Cột A: Ghi số thứ tự của các loại hàng hóa
  • Cột B: Đây là phần liệt kê tên của hàng hóa, vật tư, thiết bị… cũng như quy cách, phẩm chất của từng món trong số chúng.
  • Cột C: Người lập bảng cũng là người phụ trách thu mua hàng hóa cần ghi rõ địa chỉ nơi mình đã mua hàng hóa, thiết bị vật tư…
  • Cột D: Liệt kê ra đơn vị tính của các loại hàng hóa, vật dụng… (ví dụ như: chiếc, cặp, tấn, kg, cm, mm…).
  • Cột 1: Người lập phiếu ghi chính xác số lượng của các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị… đã mua.
  • Cột 2: Ở phần này, người thu mua hàng hóa tính ra đơn giá cụ thể của từng món hàng và điền chính xác vào bảng. Khi ghi đơn giá phải hết sức cẩn thận bởi vì chỉ một sai sót ở phần đơn giá có thể khiến cả phép tính tổng sai lệch.
  • Cột 3: Đây là phần để tính tổng tiền của lượng vật tư, thiết bị, hàng hóa đã thu mua. Chúng ta lấy phần “Số lượng” nhân với phần “Đơn giá” là sẽ ra kết quả cuối cùng.
  • Mục tổng tiền: Ở phần này, người thu mua hàng hóa sẽ cộng tất cả số tiền đã tính ở mục “Thành tiền”. Nếu việc tính toán có vấn đề gì bất thường hoặc không hợp lý thì bạn có thể ghi ra ở phần “Ghi chú”.

Cuối cùng, bạn đừng quên ký và ghi rõ họ và tên của mình vào biểu mẫu nhé! Tiếp đó, hãy chuyển bảng biểu này cho phòng Kế toán và ban lãnh đạo công ty để họ xem xét và phê duyệt.

⏩ Tham khảo thêm: Mẫu phiếu xuất kho theo Thông tư 77, 133 và 200 [DOWNLOAD]

Những đối tượng cần sử dụng bảng kê mua hàng

Bảng kê thu mua hàng hóa có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp nhưng không phải nhân viên ở vị trí nào cũng có thể tiếp xúc với loại biểu mẫu này. Hai đối tượng thường xuyên phải làm việc với mẫu bảng kê mua hàng chính là: nhân viên thu mua và nhân viên kế toán.

Nhân viên thu mua

Nhân viên thu mua chính là người làm việc và tiếp xúc nhiều nhất với mẫu bảng kê mua hàng bởi họ là người phụ trách chính trong khâu cung ứng các loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm, thiết bị cho doanh nghiệp. Sau khi hoàn tất việc thu mua hàng, họ phải lập bảng kê để gửi cho bộ phận Kế toán và bộ phận Kho để những bộ phận này dựa vào đó để tạo phiếu nhập kho và lưu trữ các thông tin cần thiết.

Mẫu bảng kê mua hàng chuẩn theo Thông tư 133 và Thông tư 200 - Ảnh 4
Nhân viên thu mua phải thường xuyên sử dụng bảng kê mua hàng.

Nhân viên kế toán

Ngoài nhân viên thu mua thì các nhân viên, cán bộ phòng Kế toán cũng là người thường xuyên tiếp xúc với bảng kê thu mua hàng hóa. Họ không phải là người trực tiếp thu mua hàng nhưng lại có liên quan mật thiết đến quá trình này. Nhân viên kế toán sẽ tiếp nhận bảng biểu từ phía nhân viên thu mua và tiến hành đối chiếu, kiểm tra tình trạng thực tế của hàng hóa, vật tư, thiết bị… và đưa ra quyết định cuối cùng xem có phê duyệt văn bản ấy hay không.

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về mẫu bảng kê mua hàng rồi đúng không nào? New Timviec hi vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.