Mẫu bảng chấm công nhân viên và phương pháp chấm công hiệu quả

Bảng chấm công thường dùng để đánh giá, theo dõi thời gian làm việc, ngày nghỉ phép của người lao động trên thực tế. Việc thực hiện chấm công là không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy phương pháp làm bảng chấm công ra sao là hiệu quả nhất? Mẫu bảng chấm công mới nhất theo quy định như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!

Có thể bạn quan tâm:

Tìm hiểu về bảng chấm công

Bảng chấm công là một loại thủ tục quen thuộc đối với tất cả những người lao động từ xưa đến nay. Dựa vào bảng chấm công bộ phận nhân sự và kế toán của công ty, cơ quan, các tổ chức hành chính sự nghiệp để có thể đánh giá thời gian làm việc, số ngày nghỉ phép của người lao động. Thông qua kết quả đó để tính lương tháng cho cán bộ công nhân viên.

Mẫu bảng chấm công nhân viên và phương pháp chấm công hiệu quả - Ảnh 1
Chấm công là hoạt động thường ngày của mỗi người lao động

Cơ sở để làm bảng chấm công

Để tiến hành làm một bảng chấm công mẫu, bạn cần phải có những số liệu cụ thể về số ngày công của người lao động qua một số phương pháp sau:

  • Chấm công hàng ngày: có thể sử dụng vân tay để chấm công trên máy hoặc ký hiệu được cơ quan quy định chấm công hàng ngày
  • Chấm công theo giờ: Cũng sử dụng ký hiệu để đánh dấu sẽ giờ đã làm việc trong một ngày
  • Chấm công nghỉ bù: Thường chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian

Cách làm bảng chấm công

Mỗi công ty sẽ có một phương pháp lập bảng chấm công khác nhau như đều cần tuân thủ theo những quy định của nhà nước. Dưới đây là một số những quy ước chung để thiết lập bảng chấm công mà các công ty có thể tham khảo.

Một số quy ước chấm công:

  • X: Công trong giờ ngày thường 08 tiếng, nếu ít hơn 08 tiếng, ghi số giờ
  • P: Phép hưởng lương
  • L: Lễ nghỉ hưởng lương
  • TC: Tăng ca chủ nhật, nếu tăng ca ít hơn 8 tiếng thì sẽ ghi số giờ
  • TCL: Tăng ca ngày lễ, nếu tăng ca ít hơn 8 giờ ghi số giờ
  • NB: Nghỉ bù hưởng lương
  • TB: Nghỉ bù không tính lương

Số giờ làm việc ghi số:

  • Một số quy ước tính lương từ số ngày công, giờ công (có thể khác nhau tùy công ty)
  • Ngày thường: Tăng ca sau 05 giờ nhân 1.5, sau 09 giờ nhân 02
  • Chủ nhật: Nhân 1.5, tăng thêm giờ sau 05 giờ nhân 02, sau 09 giờ nhân 03
  • Lễ: Nhân 03, tăng thêm giờ sau 05 giờ nhân 4.5
  • Các hệ số nhân này ghi vào dòng 09 tại các cột tương ứng

Một số quy ước khác:

  • Phụ cấp đi lại cho 01 ngày có đi làm
  • Phụ cấp tiền ăn trưa
  • Phụ cấp trách nhiệm
  • Phụ cấp công trình bằng tỷ lệ % so với lương chính
  • Tăng ca trên 03 giờ 01 ngày hưởng thêm phụ cấp tiền ăn tối. Số giờ quy định này ghi vào ô K43 bảng chấm công

Mục đích làm bảng chấm công

Mục đích của việc lập bảng chấm công là theo dõi ngày công làm việc trên thực tế của người lao động. Hoạt động này sẽ giúp người lao động được hưởng đúng và đầy đủ những quyền lợi xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra. Bên cạnh đó, dựa trên những số liệu này cũng sẽ quản lý được nhân sự một cách hiệu quả, chính xác nhất.

XEM THÊM: Mẫu nhật ký công việc CHUẨN dành cho nhân viên doanh nghiệp

Tải mẫu bảng chấm công mới nhất

Mẫu bảng chấm công theo tháng

Mẫu bảng chấm công nhân viên và phương pháp chấm công hiệu quả - Ảnh 2

TẢI Bảng chấm công theo tháng

Mẫu bảng chấm công file Word

Mẫu bảng chấm công nhân viên và phương pháp chấm công hiệu quả - Ảnh 3

DOWNLOAD Bảng chấm công file Word

Mẫu bảng chấm công file Excel

Mẫu bảng chấm công nhân viên và phương pháp chấm công hiệu quả - Ảnh 4

DOWNLOAD Bảng chấm công file Excel

Tin liên quan: Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 133 – 200 [DOWNLOAD]

Phương pháp chấm công hiệu quả

Để có thể đảm bảo quyền lợi của người lao động, quá trình ghi chép và làm bảng chấm công phải đảm bảo được sự chính xác, minh bạch nhất. Hãy lưu ý một số vấn đề sau để thể thực hiện công việc chấm công hiệu quả cho nhân viên.

Mẫu bảng chấm công nhân viên và phương pháp chấm công hiệu quả - Ảnh 5

  • Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người trong bộ phận công tác.
  • Cột C: Ghi ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng người.
  • Cột 1-31: Ghi các ngày trong tháng (Từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng).
  • Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng người trong tháng.
  • Cột 33: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng người trong tháng.
  • Cột 34: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng 100% lương của từng người trong tháng.
  • Cột 35: Ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các loại % lương của từng người trong tháng.
  • Cột 36: Ghi tổng số công nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội của từng người trong tháng.

THAM KHẢOMẫu quyết định thôi việc chuẩn dành cho người sử dụng lao động

Hy vọng rằng những thông trên của News.timviec sẽ hữu ích với bạn trong việc làm mẫu bảng chấm công chuẩn xác. Để hỗ trợ cho công việc chấm công, quản lý nhân sự hiệu quả, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng các phần mềm công nghệ nhằm tối ưu quy trình và bảo mật chuẩn xác. Bạn đọc có thể tham khảo thêm những phần mềm hỗ trợ đó để công việc được suôn sẻ nhất nhé!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.