Lương Front end, back end tại Việt Nam cao nhất? Cơ hội thăng tiến?
Với những người đam mê ngành công nghệ thông tin nhưng băn khoăn về lương lập trình viên, đặc biệt là lương front end và back end tại Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? Có cơ hội thăng tiến lâu dài hay không? News.timviec sẽ giải đáp cho bạn nhé!
Xem ngay việc làm IT hấp dẫn nhất !
Tổng quan lương lập trình viên front end và back end
Hiện nay ở Việt Nam, mức lương trung bình của lập trình viên thường nằm trong khoảng 10 – 25 triệu đồng/tháng. Trong đó, với phân khúc front-end thường nhận lương 8 – 13 triệu đồng, còn back-end có lương cao hơn khoảng 11 – 15 triệu đồng.
Nếu nhân viên lập trình web có kinh nghiệm và kiến thức cao hơn, mức lương này có thể tăng lên gấp đôi. Khi thăng tiến tới vị trí quản lý, con số có thể lên tới 30 – 66 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Tổng hợp những vị trí thu nhập nhấp dẫn nhất ngành công nghệ thông tin
Lương Front-end Developer
Mức lương Front end developer được cập nhật mới nhất năm 2021 như sau:
- Lương fresher front end: 5 triệu đồng/tháng
- Lương bậc thấp: 12,6 triệu đồng/tháng
- Lương trung bình: 16,8 triệu đồng/tháng
- Lương bậc cao: 21 triệu đồng/tháng
- Lương cao nhất: 56,3 triệu đồng/tháng
Với những địa điểm khác nhau, con số có sự thay đổi do nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Ví dụ, riêng tại HCM, khoảng lương phổ biến cho vị trí này là 11 – 23 Triệu VNĐ với yêu cầu từ 1-3 năm kinh nghiệm.
Mức lương Lập Trình Back-end
- Lương trung bình: 19 triệu đồng/tháng
- Khoảng lương phổ biến: 14 – 24 triệu đồng/tháng
- Kinh nghiệm yêu cầu: 1 – 4 năm
Nhìn chung, do nhiệm vụ công việc và kỹ năng khác nhau, nên trong mặt bằng chung lương của lập trình viên, lĩnh vực back-end thường nhận thu nhập cao hơn so với front-end.
Công việc lập trình front end và back end làm gì?
Lập trình web thường được chia ra hai lĩnh vực là front end develop và back end develop. Những ai đảm nhiệm được cả 2 mảng front-end và back-end thì được gọi là fullstack developer.
Front end developer
Lập trình viên ở vị trí này thường không có nhiều công việc coding phức tạp mà làm việc chủ yếu với các yếu tố giao diện, đồ họa, ảnh hưởng khía cạnh trực quan của trang web.
Mục tiêu đặt ra là xây dựng một trang web thân thiện với người dùng hết mức có thể. Họ phải xử lý website để người dùng sử dụng trang thiết bị nào, hệ điều hành nào hay trình duyệt nào cũng có độ phân giải và kích thước hợp lý, đẹp mắt.
Xem thêm: Mức lương Tester có kinh nghiệm và mới ra trường là bao nhiêu?
Backend developer
Lương của front end thường thấp hơn lương của lập trình viên back end vì họ chịu trách nhiệm chính cho sự ổn định của trang web, phải chỉnh sửa mã code cốt lõi nằm bên trong. Hiệu quả công việc của họ không được đánh giá bề ngoài, mà mang tới trải nghiệm sử dụng thoải mái, tiện lợi cho users.
Làm gì để cải thiện mức lương khởi điểm?
Khi chưa có kinh nghiệm, rất ít lập trình viên đặt mức lương lên làm yếu tố hàng đầu khi xin việc. Nhưng để đạt con số khởi điểm thích hợp nhất, đánh giá đúng giá trị của bản thân, ứng viên phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy rằng:
- Một lập trình viên front-end cần thành thạo 3 ngôn ngữ lập trình chính là JavaScript, HTML và CSS;
- Đảm bảo nội dung hiển thị tốt nhất trên mọi thiết bị và hệ điều hành, biết sử dụng các framework như EmberJS, AngularJS, Bootstrap, Backbone, Foundation;
- Biết đóng gói code vào trong một hình thức giúp tiết kiệm thời gian và hữu dụng hơn;
- Lập trình viên back-end phải thành thạo các ngôn ngữ xây dựng ứng dụng server-side như PHP, Ruby, Python, Java, và Net;
- Hiểu các công cụ như MySQL, Oracle, và SQL Server để tìm kiếm, lưu trữ, hoặc thay đổi dữ liệu và phục vụ trở lại tới người dùng…
Biết cách tối đa hóa kỹ năng và giá trị bản thân, chắc hẳn nhà tuyển dụng sẽ rất vui lòng tối đa hóa mức lương phù hợp để có được nhân tài.
Xem thêm: 5 trung tâm dạy lập trình ngôn ngữ chất lượng và uy tín cho học viên
Con đường thăng tiến của Developer
Fresher/Junior Developer
Với kinh nghiệm trong khoảng 6 tháng – 1 năm, Fresher hoặc Junior là cách gọi những sinh viên mới ra trường, chỉ có kinh nghiệm thực tập trong một thời gian ngắn. Thông thường, trong quy trình tuyển dụng, các doanh nghiệp sẽ đầu tư training lại từ đầu nên mức lương của vị trí này không cao.
Đồng thời, yêu cầu cho vị trí không cao mà chủ yếu, nhà tuyển dụng chỉ tập trung khai thác tiềm năng phát triển của bạn, thể hiện qua khả năng suy nghĩ logic và kỹ năng đã nắm giữ.
Công việc cụ thể của một junior cũng không quá phức tạp. Phần lớn nhiệm vụ là xử lý các bugs, code các module nhỏ và đơn giản, được senior hướng dẫn và review lại.
Developer
Tích lũy kinh nghiệm khoảng 1 – 3 năm, coder chính thức trở thành một developer (lập trình viên). Ở vị trí này, bạn đã thành thạo các công nghệ, kỹ năng và kinh nghiệm để có thể xử lý một số project. Do đó, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm chính cho công việc của mình.
Yêu cầu khi tuyển dụng vị trí này cũng được đề cao hơn. Nhà tuyển dụng tập trung khai thác vai trò, kinh nghiệm và phương hướng bạn xử lý vấn đề khi đứng trong một project.
Công việc của một developer chuyên nghiệp sẽ xử lý trực tiếp code và module phức tạp, thảo luận để định hướng sản phẩm với khách hàng, xử lý vấn đề…
Xem thêm: Data engineer là gì? Tất cả những thông tin bạn cần nắm rõ
Quản lý hay kĩ thuật?
Khi đã tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng tới mức độ nhất định, bạn sẽ phải xác định con đường phát triển phía trước theo hướng quản lý quy trình và con người hay hướng kĩ thuật technical.
- Hướng kĩ thuật: Senior Developer => Technical Lead => Software Architecture
- Hướng quản lý: Team Lead => Project Manager => Manager/Director
Các con đường sẽ phân hóa rõ ràng khi bạn càng phát triển đến vị trí cao hơn.
Software Architect
Với kinh nghiệm dày khoảng 10 – 20 năm trong ngành công nghệ thông tin, bạn sẽ làm việc với các Leader kỹ thuật để xây dựng, đánh giá solution, làm việc với BA để thiết kế và điều chỉnh về kiến trúc… sao cho thỏa mãn yêu cầu của khách hàng.
Manager/Director
Đảm nhận vai trò quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm chính cho mọi công việc của phòng Code. Trong đó bao gồm xử lý hành chính, trao đổi các phòng ban – bộ phận, thực hiện phỏng vấn tuyển dụng, tham gia họp hành meeting, điều hướng công việc…
Trên đây là những thông tin mà News.timviec muốn gửi đến độc giả xung quanh thắc mắc về lương front end cũng như lương back end là bao nhiêu? Đặc điểm khác nhau giữa hai vị trí này? Cùng với con đường thăng tiến về sau. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn!
Xem thêm: Lập trình game là gì? Những yêu cầu trở thành lập trình game