Kinh nghiệm tiếng Anh là gì? Người có kinh nghiệm có lợi thế gì?
Kinh nghiệm tiếng Anh là “experience”. Bên cạnh khái niệm kinh nghiệm tiếng Anh là gì, bạn sẽ biết thêm một số thông tin liên quan khác.
- Kinh nghiệm là gì? Người chưa có kinh nghiệm thì làm sao để xin việc?
- Kỹ năng mềm là gì? Tìm hiểu để tìm ra chìa khóa thành công
Kinh nghiệm tiếng Anh là gì?
Từ đồng nghĩa với “kinh nghiệm” trong tiếng Anh là “experience”. “Experience” có thể được giải nghĩa là “practical contact with and observation of facts or events” hoặc “the process of getting knowledge or skill from doing, seeing, or feeling things”. (Bạn có thể tham khảo kỹ hơn về định nghĩa “experience” trong từ điển tiếng Anh tại đây).
Còn trong tiếng Việt, kinh nghiệm được giải thích là những tri thức, sự thông thạo của con người trong một lĩnh vực nào đó nhờ vào sự trải nghiệm của chính họ. Kinh nghiệm có vai trò rất quan trọng đối với những người đang tìm việc. Có nhiều kinh nghiệm tương đương với việc bạn có được lợi thế rất lớn. Cơ hội apply thành công của bạn cũng nghiễm nhiên cao hơn hẳn những người khác.
Tại sao nhà tuyển dụng thích ứng viên có kinh nghiệm?
Bạn đã hiểu được khái niệm trong tiếng Việt của “kinh nghiệm” cũng như biết luôn kinh nghiệm tiếng Anh là gì. Và chắc hẳn bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của kinh nghiệm khi đi xin việc. Vậy bạn có thực sự hiểu nguyên nhân sâu xa tại sao nhà tuyển dụng lại thích những ứng viên có nhiều kinh nghiệm chưa? Cùng tìm hiểu nhé!
Trong mắt nhà tuyển dụng, ứng viên có nhiều kinh nghiệm sẽ mang đến cho họ 4 lợi ích lớn sau đây:
Thích ứng tốt với công việc ngay sau thời gian thử việc
Phần lớn các công ty, doanh nghiệp đều sẽ cho các ứng viên trúng tuyển 2 tháng để thử việc. Nhiệm vụ của bạn là phải học hỏi và nắm bắt được mọi kiến thức, kỹ năng thích hợp cho công việc trong vòng 2 tháng ngắn ngủi ấy.
Nếu sau khoảng thời gian 2 tháng mà bạn vẫn chậm chạp, ì ạch, không nắm được chút gì thì nghiễm nhiên bạn sẽ bị “out” thẳng cánh! Ai cũng vậy chứ không có sự ngoại lệ, dù bạn là sinh viên mới ra trường hay người đã đi làm lâu năm đi chăng nữa.
Công ty tốn ít công sức và thời gian để đào tạo
Người đã có kinh nghiệm thì họ đã có sẵn một số những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẽ không cần tốn thêm nhiều chi phí, thời gian cũng như công sức để đào tạo họ từ đầu nữa. Ngược lại, những “ma mới” đích thực lại “ngốn” của công ty kha khá thời gian và công sức đào tạo vì họ còn nhiều điều chưa biết.
Lời khuyên cho bạn là hãy lựa chọn một vị trí công việc không đòi hỏi quá cao về kiến thức chuyên môn bởi vì chuyên môn, nghiệp vụ là thứ không thể tiếp thu nhanh được. Thay vào đó, hãy lựa chọn những công việc thiên về kỹ năng như tiếp thị, marketing… để có thể rút ngắn thời gian đào tạo cũng như giảm đi độ khó của việc tiếp thu kiến thức.
Có đủ kỹ năng mềm để xử lý những vấn đề phát sinh
Bên ngoài kiến thức về chuyên môn, bạn cũng cần trang bị cho bản thân đầy đủ những kỹ năng mềm cần thiết và khả năng xử lý các vấn đề “râu ria”. Những người có kinh nghiệm thì thường có thể tự xoay xở khi gặp một vài trục trặc nho nhỏ. Còn những người thiếu kinh nghiệm thì khó mà ứng phó với hàng loạt thứ mới mẻ mà họ không biết. Cấp trên sẽ phải hướng dẫn họ từng ly từng tí một, từ cách viết báo cáo đến cách sử dụng máy photo…
Lời khuyên cho bạn đó là hãy đảm bảo mình có thể tự xử lý những vấn đề nhỏ nhặt một cách “ngon ơ”, đừng trở thành kẻ lóng ngóng trong mắt lãnh đạo.
► Xem ngay kỹ năng phỏng vấn giúp bạn vượt qua mọi nhà tuyển dụng
Có thể thích nghi nhanh chóng với văn hóa của doanh nghiệp
Văn hóa của doanh nghiệp là niềm tự hào của doanh nghiệp ấy, bạn cần thích nghi nhanh chóng thì mới có thể “ghi điểm” trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo. Hãy tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở công ty và tuân thủ tuyệt đối các nội quy. Ngoài ra, bạn phải luôn nhắc nhở bản thân mình cần chuyên nghiệp từ lời nói, cử chỉ, trang phục… Điều quan trọng nhất là phải biết quý trọng thời gian và luôn luôn đúng giờ!
Bài viết trên đây đã “bật mí” cho bạn kinh nghiệm tiếng Anh là gì và lý do vì sao nhà tuyển dụng lại thích ứng viên có nhiều kinh nghiệm xin việc. Đây sẽ là “bí kíp” giúp bạn ứng tuyển thành công nên đừng bỏ lỡ nhé!