Gợi ý mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp dành cho sinh viên
Mẫu báo cáo thực tập dành cho sinh viên năm cuối sau khi hoàn tất quá trình làm thực tập sinh. Vậy cách viết báo cáo thực tập đúng chuẩn ra sao? Hãy theo dõi bài viết để được hướng dẫn cách làm báo cáo thực tập tốt nghiệp tiêu chuẩn nhé!
Báo cáo thực tập là gì?
Báo cáo thực tập là bản báo báo cáo, tổng hợp những gì bạn đã làm và học được trong quá trình làm thực tập sinh tại đơn vị doanh nghiệp nào đó. Mỗi báo cáo thực tập khi hoàn tất cần phải xin xác nhận từ phía người hướng dẫn, đại diện cơ quan thực tập. Sau khi hoàn tất bạn cần nộp bản báo cáo về khoa để giảng viên chuyên môn đánh giá, chấm điểm.
XEM THÊM: Mẫu báo cáo thử việc dành cho nhân viên mới [TẢI NGAY]
Chức năng của báo cáo thực tập
Chức năng đầu tiên của một bản báo cáo thực tập là tổng hợp chi tiết về một quá trình hoạt động trong suốt thời gian thực tập.Với chức năng này người đọc sẽ nắm bắt được tất cả những gì bạn đã làm trong thời gian làm thực tế ấy. Thông qua đó làm cơ sở để đánh giá và chấm điểm. Những giảng viên phụ trách sẽ dựa vào những kết quả trên báo cáo để xếp loại thực tập.
Bên cạnh đó, báo cáo thực tập được xem như là một cầu nối giữa nhà trường và các cơ quan. Nhiều trường đại học sẽ liên hệ cơ quan thực tập cho sinh viên của mình. Vậy nên đến khi kết thúc, bản thân cơ quan đó cũng phải thể hiện sự chịu trách nhiệm của mình về việc tiếp nhận sinh viên thông qua các bình luận, đánh giá được viết trong báo cáo thực tập.
Khi đó, người hướng dẫn tại cơ quan đó cũng có thể cho nhà trường biết về chất lượng sinh viên gửi thực tập như thế nào. Cùng với đó, họ có thể đề đạt hay bày tỏ nguyện vọng về việc tiếp nhận sinh viên ở các đợt sau.
Tại sao sinh viên phải thực tập?
Quá trình thực tập chính là cơ hội trải nghiệm thực tế lĩnh vực chuyên ngành mà sinh viên đang theo học. Việc làm thực tập sinh sẽ giúp sinh viên có thể hiểu hơn về công việc mình đang theo học thực tế sẽ cần làm những gì. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên có thể áp dụng như kiến thức đã học vận dụng vào thực tế công việc.
Nếu biết tận dụng tốt thời gian thực tập để học hỏi những kinh nghiệm làm việc của các anh chị trong cơ quan bạn làm việc sẽ rất tốt cho tương lai tìm việc làm sau này của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng năng nổ, nhiệt tình, luôn thể hiện thái độ ham học hỏi để tạo được ấn tượng, có những đánh giá tích cực nhất trong báo cáo thực tập nhé!
THAM KHẢO – Mẫu đơn xin thực tập dành riêng cho sinh viên sắp tốt nghiệp
Mẫu báo cáo thực tập dành cho mọi sinh viên
Có rất nhiều mẫu báo cáo thực tập khác nhau như: Mẫu báo cáo kiến tập, mẫu báo cáo thực tập doanh nghiệp, mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp, mẫu báo cáo thực tập thực tế… Tuy nhiên, nhìn chung lại from báo cáo thực tập đều cần đảm bảo bố cục cơ bản. Dưới đây là mẫu báo cáo thực tập có thể sử dụng cho mọi lĩnh vực nghề nghiệp của sinh viên, các bạn có thể tham khảo nhé!
Cách viết báo cáo thực tập
Nội dung báo cáo
Những nội dung nhất định phải có trong bất kì báo cáo thực tập nào của sinh viên gồm:
- Tổng quan về cơ sở bạn thực tập
- Nội dung nghiên cứu
- Kết luận và những kiến nghị của cá nhân bạn về đề tài nghiên cứu
- Những tài liệu tham khảo bạn đã sử dụng trong quá trình làm báo cáo
- Phụ lục
- Nhận xét, đánh giá thực trạng
- Đề xuất phương pháp giải quyết thực trạng
Đó là những nội dung bắt buộc cần phải có trong mẫu báo cáo bất kì nào ở mọi lĩnh vực nghề nghiệp. Nếu đầy đủ những nội dung trên, chắc chắn báo cáo thực tập của bạn sẽ được đánh giá tốt.
Hình thức trình bày
Quy định về hình thức trình bày một báo cáo thực tập đúng tiêu chuẩn sẽ bao gồm:
- Độ dài trong khoảng từ 25 – 30 trang (không kể phụ lục) tùy theo yêu cầu của nhà trường
- Trình bày theo tiêu chuẩn của một văn bản báo cáo
- Trình bày sạch sẽ, ngắn gọn, rõ ràng, khoa học, mạch lạc, đặc biệt không được phép tẩy xóa
- Khi in báo cáo thực nên in 1 mặt giấy, tuyệt đối tránh in thành 2 mặt sẽ khiến báo cáo trông không được đẹp mắt
Trình tự sắp xếp về hình thức nội dung
- Tên cơ quan chủ quản, tên trường, tên khoa
- Tên báo cáo
- Chuyên ngành
- Tên đơn vị thực tập
- Người hướng dẫn
- Sinh viên thực hiện
- Thời gian hoàn thành thực tập
- Lời cảm ơn
- Nhận xét của đơn vị sinh viên thực tập hoặc người hướng dẫn
- Mục lục, danh mục các từ viết tắt, bảng biểu
Một số lưu ý khi viết báo cáo thực tập
Khi viết báo cáo thực tập các bạn nên lưu ý một số những vấn đề cơ bản sau đây:
- Không nên viết báo cáo quá dài, lan man, không đúng đề tài trọng tâm
- Ngôn ngữ, văn phong sử dụng trong báo cáo cần đúng tiêu chuẩn của một văn bản hành chính: sáng nghĩa, dễ hiểu, đúng ngữ pháp
- Hạn chế việc trích dẫn quá nhiều tài liệu tham khảo gây loãng nội dung
- Nội dung tập trung vào trọng tâm đề tài báo cáo cùng các kết quả khảo sát đúng thực tế
- Tuyệt đối khai gian số liệu trong các bảng biểu của báo cáo
- Luôn nhớ phải có lời cảm ơn trong mỗi báo cáo
Hạn chế được những lỗi cơ bản trên, chắc chắn bạn sẽ có một báo cáo thực tập đầy đủ nội dung, đúng tiêu chuẩn quy định.
XEM THÊM: [BÍ QUYẾT] Tạo mẫu CV xin thực tập ấn tượng dành cho sinh viên
Bài viết trên đã giải quyết thắc mắc về cách viết báo cáo thực tập. Hy vọng rằng những chia sẻ của News.timviec đã giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích nhất. Đừng quên những bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi nha!