Đàm phán lương với nhà tuyển dụng bằng cách nào cho khéo léo
Đàm phán lương luôn là vấn đề rất nhạy cảm. Nếu không khéo léo thì cơ hội việc làm của bạn có thể vụt qua mà bạn không hề hay biết. Dưới đây sẽ là một số cách đàm phán lương thật khéo léo đối với nhà tuyển dụng
Để thương lượng ở vòng tiếp theo
Lương thưởng luôn là vấn đề được các ứng viên quan tâm đầu tiên khi nộp hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, đây lại không phải là lý do đề cập đầu tiên khi bạn được mời đến vòng phỏng vấn. Thay vì nói thẳng về thu nhập, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rõ được kinh nghiệm, năng lực thực sự của bạn. Sau khi đã nắm rõ được thì việc đàm phán lương sẽ rất dễ dàng và hài hòa cho cả lợi ích của bản thân bạn cũng như nhà tuyển dụng.
Nghiên cứu kỹ về mặt bằng thu nhập
Trước khi deal lương cho một vị trí bật kỳ trong công ty, hãy tìm hiểu kỹ càng về mặt bằng thu nhập chung của vị trí này. Việc tìm hiểu trước về mức thu nhập chung trong ngành sẽ khiến bạn có thể tránh được việc mất điểm trong mắt NTD như đưa ra con số quá cao so với năng lực của mình.
Bạn có thể nghiên cứu về mức lương tại vị trí mong muốn ứng tuyển thông qua các website tra cứu về lương thưởng, hỏi những người đồng nghiệp, bạn bè đã làm trong công ty hoặc làm cùng vị trí để tham khảo trước. Tuy nhiên, đừng có bắt ép khi họ không muốn đưa ra một con số cụ thể.
Xem thêm: Thất nghiệp tuổi 30 cần làm gì để vượt qua nỗi sợ cơm áo gạo tiền
Để nhà tuyển dụng nói trước về mức lương bạn nhận được
Cách đàm phán lương hiệu quả nhất đó là hãy để cho nhà tuyển dụng làm điều đó ngay khi đã biết rõ về năng lực của bạn. Nếu như bạn chủ động đặt những câu hỏi về lương trước trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nhà tuyển dụng có thể sẵn sàng chụp mũ rằng bạn đánh giá quá cao bản thân trước khi thuyết phục rằng họ cần đến năng lực, kinh nghiệm của bạn.
Thẳng thắn khi deal lương
Khi đường NTD hỏi về mức thu nhập mong muốn, đừng ngần ngại nói về con số mà mình muốn nhận được. Và bạn cũng đừng bao giờ đàm phán lương theo cách: Đây là công việc yêu thích của tôi. Chuyện thu nhập chỉ là thứ yếu. Việc đàm phán lương như vậy có thể khiến NTD nghĩ rằng bạn là người không có năng lực, không tự tin trong công việc. Thậm chí họ có thể cho rằng bạn đang nói dối. Việc này không chỉ khiến bạn mất đi cơ hội có mức thu nhập mong muốn mà thậm chí còn không được NTD lựa chọn.
Xem thêm: Cách trao đổi công việc với sếp để luôn là con cưng nơi công sở
Năng lực quyết định mức thu nhập của bạn
Năng lực, kinh nghiệm làm việc trong CV của bạn sẽ là yếu tố quyết định chính tới mức thu nhập của bạn. Vì thế, hãy ghi điểm với NTD thông qua những kỹ năng văn phòng của bản thân. Việc này chắc chắn sẽ khiến NTD đánh giá cao và muốn giữ bạn trở lại. Lúc này, nếu bạn muốn đưa ra yêu cầu cao hơn về lương thưởng có lẽ sẽ không còn quá khó.
Biết điểm dừng của bản thân
Cách đàm phán lương hiệu quả tiếp theo đó chính là hãy biết điểm dừng của bản thân. Dù bạn có thể hiện như thế nào thì người quyết định cuối cùng vẫn ở phía NTD. Nếu như họ ngó lơ về mong muốn lương thưởng của bạn thì cũng đồng nghĩa với việc bạn nên dừng lại. Nếu cố gắng nói thêm thì chỉ gây phản tác dụng và khiến bạn thất bại nhiều hơn. Hãy suy nghĩ thật kỹ tới việc tạm chấp nhận một mức thu nhập bất kỳ vì đôi khi bạn cần công việc hơn lương thưởng. Việc deal lương vẫn có thể tiếp tục diễn ra sau quá trình 1 – 3 tháng thử việc.
Đàm phán lương luôn là một kỹ năng giao tiếp rất khó. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những cách thức deal lương hiệu quả nhất trong buổi phỏng vấn tìm việc làm trong tương lai của bạn.