Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 107-132-133-200

Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì? Nó có những nội dung gì? Tại sao nó lại quan trọng với các doanh nghiệp? Cùng tìm câu trả lời nhé!

Khái niệm

Biên bản giao nhận tài sản cố định (TSCĐ) là văn bản dùng để xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa, mua sắm; được cho, tặng, biếu, viện trợ hoặc nhận góp vốn hay thuê ngoài… tiếp đó đưa chúng vào sử dụng tại đơn vị theo lệnh của cấp trên hoặc theo hợp đồng góp vốn…

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 107-132-133-200 - Ảnh 1
Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì?

Tuy nhiên, chúng ta không thể dùng văn bản này trong các trường hợp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hoặc phát hiện tình trạng thừa hoặc thiếu tài sản khi tiến hành kiểm kê…

Nói một cách ngắn gọn, biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ, là phương tiện để các đơn vị, doanh nghiệp tiến hành việc giao nhận TSCĐ.

►► Tìm hiểu thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản/kiểm tra tài sản CHUẨN nhất

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định

Biên bản bản giao tài sản cố định theo Thông tư 107

Xem và tải mẫu biên bản này tại đây:

Tải biên bản bàn giao TSCĐ theo Thông tư 107

Biên bản bàn giao TSCĐ theo Thông tư 132

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 107-132-133-200 - Ảnh 2

Tải biên bản bàn giao TSCĐ theo Thông tư 132

Biên bản bàn giao TSCĐ theo Thông tư 133

Xem và tải mẫu biên bản này tại đây:

Tải biên bản bàn giao TSCĐ theo Thông tư 133

Biên bản bản giao TSCĐ theo Thông tư 200

Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 107-132-133-200 - Ảnh 3

Tải biên bản bàn giao TSCĐ theo Thông tư 200

Giá trị pháp lý

Theo như quy định của Luật dân sự năm 2015, quá trình giao nhận TSCĐ phải được lập thành biên bản và biên bản ấy phải có đầy đủ chữ ký của bên giao và bên nhận tài sản. Dù hai bên có quan hệ ruột thịt hay thân thiết như: bố/mẹ – con, vợ – chồng hoặc bạn bè, họ hàng gần xa thì họ đều phải tuân thủ quy tắc này, nếu không khi xảy ra mâu thuẫn hay tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền cũng không giải quyết vấn đề giúp họ được.

Chỉ khi các bên lập thành biên bản theo đúng quy định của Pháp luật thì tòa án mới có thể đứng ra bảo vệ quyền lợi cho cả hai bên khi có tranh chấp hoặc mâu thuẫn xảy ra.

Có thể nói việc soạn/lập biên bản giao nhận TSCĐ có ý nghĩa cực kỳ quan trọng về mặt pháp lý. Nếu không có “giấy trắng mực đen” để làm bằng chứng thì về sau, cơ quan có thẩm quyền sẽ gặp khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản cho cả hai bên.

►► Tham khảo: Mẫu biên bản bàn giao tài sản kèm hướng dẫn cách viết [2020]

Nội dung chính

Mẫu biên bản bàn giao TSCĐ chuẩn phải có đầy đủ các nội dung sau:

+ Tên đơn vị/bộ phận và số của biên bản: Phần này nằm ở góc phía trên bên trái của văn bản, người lập biên bản cần ghi chính xác tất cả những thông tin này.

+ Ban giao nhận TSCĐ: Đại diện bên giao và bên nhận tài sản và danh sách các ủy viên được lập ra khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc phân bổ tài sản cho đơn vị khác.

+ Địa điểm giao nhận tài sản

+ Xác nhận việc giao nhận tài sản:

  • Tên, ký hiệu, số hiệu và quy cách cấp hạng của tài sản
  • Nguồn gốc của tài sản, bao gồm: nơi sản xuất, năm sản xuất và năm bắt đầu sử dụng TSCĐ.
  • Nguyên giá của TSCĐ, bao gồm: giá mua, nguyên giá, chi phí vận chuyển, chạy thử, tài liệu kèm theo…

+ Bảng kê dụng cụ/phụ tùng kèm theo, bao gồm: tên, số lượng, đơn vị tính, giá trị, quy cách của các phụ tùng, dụng cụ này

+ Phần chữ ký của bên giao và bên nhận tài sản.

►► Xem thêm: Hình thức xử phạt tội LỪA ĐẢO chiếm đoạt tài sản mới nhất

Hướng dẫn viết biên bản đúng chuẩn

  • Ở góc trái phía trên của văn bản, người lập văn bản cần nêu được tên đơn vị hoặc có được con dấu xác nhận của đơn vị.
  • Phần ngày/tháng/năm phải được ghi rõ ràng và không sai lệch so với hóa đơn mua TSCĐ.
  • Mục “Quyết định số…” cũng vô cùng quan trọng, bạn phải ghi thật chính xác bởi nó chính là căn cứ để lập biên bản giao nhận chuẩn. Các thông tin cần có, bao gồm: số; ngày/tháng/năm thu mua tài sản.
  • Liệt kê đầy đủ thông tin người đại diện, gồm họ tên và chức vụ của người ấy.
Biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 107-132-133-200 - Ảnh 4
Hướng dẫn viết biên bản TSCĐ đúng chuẩn
  • Cột A và B: 2 cột này dùng để ghi tên và số thứ tự của TSCĐ
  • Cột C và D: Ở 2 phần này, bạn ghi ra số hiệu và quốc gia sản xuất ra tài sản đó.
  • Cột 1 và 2: Đây là cột để người lập biên bản ghi ra năm sản xuất và năm bắt đầu đưa vào sử dụng của tài sản.
  • Cột 3: Tại phần này, bạn ghi công suất tài sản dựa theo giấy chứng nhận xuất xưởng.
  • Cột 4: Cột này bạn ghi giá mua của TSCĐ (lưu ý nó là giá mua trước thuế của tài sản khi chưa cộng thêm chi phí vận chuyển).
  • Cột 5, 6 và 7: Toàn bộ các chi phí cấu thành nên TSCĐ được ghi đầy đủ ở 3 cột này.
  • Cột 8: Đây là cột để ghi TSCĐ nguyên giá, nó là kết quả của cột 4, 5, 6 và 7 khi cộng lại với nhau.
  • Cột E: Phần này dùng để ghi lại các loại tài liệu kỹ thuật.
  • Bảng kê dụng cụ/phụ tùng kèm theo: Nó dùng để liệt kê toàn bộ các loại dụng cụ, phụ tùng được đính kèm khi bàn giao tài sản.

Qua bài viết trên đây, News Timviec đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin hữu ích về biên bản giao nhận tài sản cố định. Hi vọng đây chính là những kiến thức mà bạn đang tìm kiếm!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.