Mẫu biên bản bàn giao tài sản chuẩn mới nhất 2023
Mẫu biên bản bàn giao tài sản là loại biểu mẫu cực kỳ thông dụng. Thử tìm hiểu về khái niệm, vai trò, cách viết… loại biên bản này nhé!
Biên bản bàn giao tài sản là gì?
Khái niệm biên bản bàn giao tài sản
Mẫu biên bản bàn giao tài sản là loại biểu mẫu được sử dụng trong trường hợp bàn giao tài sản (gồm: nhà cửa, phương tiện, dụng cụ, thiết bị…). Nó được ban hành theo thông tư số 122/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính. Thời điểm lập ra loại văn bản này là khi 2 bên đã giao dịch và thỏa thuận xong xuôi về vấn đề bàn giao tài sản.
Loại biên bản bàn giao này có công dụng giống như một sợi dây để ràng buộc hai bên với nhau, nó cũng như một vật chứng để chứng minh cho giao dịch giữa bên giao và bên nhận.
Các thông tin trong biên bản bàn giao tài sản luôn phải đảm bảo thật chi tiết và rõ ràng. Mục đích của việc này là để khi xảy ra sai sót hay có vấn đề tranh chấp phát sinh thì cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào nó để phân định ra ai đúng ai sai, ai là người phải chịu trách nhiệm.
Xem thêm: Mẫu biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác chuẩn nhất 3023
Mục đích của việc lập biên bản bàn giao tài sản
Biên bản bàn giao tài sản với mục đích chuyển giao giữa tài sản cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức này cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác. Dựa trên biên bản bàn giao, hai bên sẽ thống kê các tài sản, thiết bị, công cụ dụng cụ bàn giao, từ đó quá trình bàn giao sẽ diễn ra thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Biên bản bàn giao tài sản được coi là chứng từ có giá trị pháp lý để làm căn cứ trong các trường hợp nếu có tranh chấp xảy ra. Trong trường hợp quá trình bàn giao tài sản không được xác lập bằng văn bản sẽ rất khó để có thể chứng minh chính xác số lượng và chất lượng thiết bị thực tế đã bàn giao trong trường hợp có mâu thuẫn và tranh chấp xảy ra.
Việc xác lập biên bản bàn giao cần có chữ ký của các bên liên quan. Chỉ khi đã xác lập thành văn bản hoàn chỉnh thì kh xảy ra tranh chấp mới được các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi theo pháp luật.
Việc bàn giao tài sản liên quan đến cả việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt khi vấn đề sai lệch sổ sách xảy ra hay có tranh chấp, kế toán sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại.
Vì vậy biên bản bàn giao tài sản cần được lưu lại đồng thời khi phát sinh giao nhận hoàng hóa kế toán cũng cần cập nhật ngay lên hệ thống để đảm bảo quá trình theo dõi tài sản diễn ra kịp thời và chính xác.
Giá trị pháp lý của biên bản bàn giao tài sản
Theo quy định tại luật dân sự Việt Nam có hiệu lực từ 2015, việc bàn giao các tài sản phải được lập thành biên bản có chữ ký của 2 bên. Chỉ khi đã xác lập biên bản bàn giao tài sản thì tòa án dân sự mới có thể bảo vệ quyền lợi cho các bên trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Do đó, việc lập biên bản bàn giao tài sản có giá trị pháp lý rất quan trọng trong các mối quan hệ dân sự.
Các loại tài sản có thể bàn giao
Tài sản cố định
Tài sản cố định (TSCĐ) được định nghĩa là những loại tài sản đã được sử dụng tối thiểu một năm và có giá trị lớn (từ 30.000.000 VNĐ trở lên). Bản thân loại tài sản này lại được chia thành 2 loại nhỏ hơn đó là: tài sản cố định hữu hình và vô hình.
- TSCĐ hữu hình: là loại tài sản có hình thái vật chất đủ tiêu chuẩn, chúng vẫn giữ nguyên được hình thái ban đầu cho dù được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, sản xuất. Chúng bao gồm: nhà cửa, xe cộ, các loại máy móc – thiết bị trong dây chuyền sản xuất. Người sở hữu TSCĐ hữu hình có thể chuyển nhượng tài sản của mình cho cá nhân/tổ chức khác nếu không có nhu cầu sử dụng nữa. Và khi ấy họ phải dùng đến mẫu biên bản bàn giao TSCĐ.
- TSCĐ vô hình: Ngược lại với loại hữu hình, TSCĐ vô hình không có hình thái vật chất cụ thể nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ sản xuất, kinh doanh. Chúng bao gồm các nhân tố như: các sáng chế, công thức, quy trình, thương hiệu, quyền kinh doanh, hợp đồng… Loại tài sản này có thể được chuyển nhượng và người tiến hành chuyển nhượng cũng phải sử dụng biên bản bàn giao tài sản.
Tài sản công cụ – dụng cụ
Tài sản công cụ – dụng cụ không được xếp vào nhóm tài sản cố định bởi vì chúng không đáp ứng được những yêu cầu cần có của loại tài sản này. Giá trị của tài sản này thấp hơn TSCĐ và thời gian sử dụng ngắn hơn. Các loại tài sản công cụ dụng cụ đều được phép chuyển nhượng miễn là chúng còn giá trị sử dụng.
Tham khảo thêm: Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa mới nhất năm 2023
Các mẫu biên bản bàn giao tài sản
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định
Đơn vị: ………………………… Bộ phận: ……………………… | Mẫu số 01 – TSCĐ (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày……tháng…..năm…..
Số:……………..
Nợ:…………….
Có:…………….
Căn cứ Quyết định số: …………… ngày……tháng……năm…… của …………………………… về việc bàn giao TSCĐ ………………………
Ban giao nhận TSCĐ gồm:
– Ông/Bà ………………………………………………… chức vụ …………………………. Đại diện bên giao
– Ông/Bà ………………………………………………… chức vụ …………………………. Đại diện bên nhận
– Ông/Bà ………………………………………………… chức vụ …………………………. Đại diện ……………
Địa điểm giao nhận TSCĐ: ……………………………………………………………………………
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
STT | Tên, ký hiệu, quy cách cấp hạng TSCĐ | Số hiệu TSCĐ | Nước sản xuất (XD) | Năm sản xuất | Năm đưa vào sử dụng | Công suất (diện tích thiết kế) | Tính nguyên giá tài sản cố định | |||||
Giá mua (ZSX) | Chi phí vận chuyển | Chi phí chạy thử | … | Nguyên giá TSCĐ | Tài liệu kỹ thuật kèm theo | |||||||
A | B | C | D | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | E |
Cộng | x | x | x | x | x | x |
DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO
STT | Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng | Đơn vị tính | Số lượng | Giá trị |
A | B | C | 1 | 2 |
Giám đốc bên nhận | Kế toán trưởng bên nhận (Ký, họ tên) | Người nhận (Ký, họ tên) | Người giao (Ký, họ tên) |
Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định ban hành kèm theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC
Đơn vị:……….. Bộ phận:………. | Mẫu số: 01–TSCĐ |
Download mẫu biên bản bản giao tài sản cố định
Mẫu biên bản bàn giao tài sản nhà trường
PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO ……….. TRƯỜNG ………………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——————– |
Số: …………/BB | ……., ngày….tháng….năm…. |
BIÊN BẢN
BÀN GIAO CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ TRƯỜNG CHO NHÂN VIÊN BẢO VỆ TRONG THỜI GIAN HÈ NĂM HỌC …….. – …….
Thời gian bắt đầu: …. giờ ….. ngày …. tháng ….. năm …..
Địa điểm: Tại phòng Hội đồng trường ……………………..
Thành phần tham dự:
- Ông ……………………………………………………………………………………………………..
- Ông ……………………………………………………………………………………………………..
- Giáo viên chủ nhiệm các lớp;
- Ban kiểm kê cơ sở vật chất nhà trường;
- Ông Nguyễn Văn Nhất – Nhân viên bảo vệ
- Nội dung:
Bàn giao cơ sở vật chất của nhà trường cho nhân viên bảo vệ trong thời gian hè năm học …… – …….
* Danh mục và hiện trạng tài sản cố định:
– Gồm: …… phòng học, trong đó có …….. phòng học nhà 2 tầng và 03 phòng học nhà cấp 4. (Hiện trạng và tài sản trong các phòng học như biên bản bàn giao).
– Các phòng còn lại như sau:
+ Phòng làm việc của hội đồng 01 phòng: (Các tài sản trong phòng có biên bản kèm theo).
+ 01 phòng Thư viện + 01 thiết bị: chứa tất cả Sách giáo khoa, sách tham khảo và thiết bị dạy và học (có biên bản kèm theo)
+ 01 phòng tin học. (Các tài sản trong phòng có biên bản kèm theo)
+ 02 Phòng làm việc của Hiệu trưởng và P Hiệu trưởng. (Các tài sản trong phòng có biên bản kèm theo)
+ 01 nhà công vụ với 04 phòng ở và 02 nhà vệ sinh.
+ Khuân viên nhà trường gồm hệ thống cây cảnh, khẩu hiệu.
+ 01 bộ chìa khóa của tất cả các phòng nói trên được giao cho nhân viên bảo vệ.
- Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của nhân viên bảo vệ:
- Quản lý, bảo quản số tài sản như trên trong thời hè để tiếp tục sử dụng trong năm học mới.
- Niêm phong chặt các cửa đi và cửa sổ. Cắt cầu giao điện ở các phòng học ở nhà cấp 4 và dãy 2 tầng để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão.
- Nếu có việc gì xảy ra phải báo cáo với Ban giám hiệu, với các đoàn thể trong nhà trường để có hướng xử lý kịp thời.
- Nếu có mất mát, hư hỏng số tài sản của nhà trường, bảo vệ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
- Trong thời gian hè, nhà trường phân công cán bộ quản lý và nhân viên trực theo lịch cụ thể có đính kèm)
Biên bản được lập thành 03 bản có giá trị như nhau, được thông qua và được sự nhất trí của tất cả các thành viên tham gia.
Biên bản kết thúc vào …. giờ …, ngày …. tháng … năm ……/.
NHÂN VIÊN BẢO VỆ | HIỆU TRƯỞNG | ĐẠI DIỆN BAN KIỂM KÊ |
Download mẫu biên bản bản giao tài sản nhà trường
Mẫu biên bản bàn giao tài liệu
CÔNG TY………. Số: …/…….. | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————o0o———–……, ngày …… tháng …… năm 20…… |
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI LIỆU
Bên Giao:
Họ tên:………………………………………………………………………………………………………….
Chức vụ:……………………………………………………………………………………………………….
Trụ sở:………………………………………………………………………………………………………….
Bên Nhận:
Họ tên:………………………………………………………………………………………………………….
Chức vụ:……………………………………………………………………………………………………….
Công ty:………………………………………………………………………………………………………..
Trụ sở:………………………………………………………………………………………………………….
Chi tiết tài liệu bàn giao:
STT | Nội dung | Số lượng | Ghi chú |
01 | |||
02 | |||
03 | |||
04 | |||
05 | |||
06 |
Bên Giao | Bên Nhận |
Download mẫu biên bản bản giao tài liệu
Mẫu biên bản bàn giao vật tư
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.
—————
….,ngày….tháng…. năm.
BIÊN BẢN BÀN GIAO VẬT TƯ CÔNG TRÌNH
( V/v bàn giao vật tư tại công trình…)
Căn cứ vào Hợp đồng mua bán số:…/HĐMB-…. ……………………………………….. ;
Căn cứ……………………………………………………………………………………………..;
Chúng tôi gồm:
Bên bàn giao: ( Bên A)
Đại diện bên giao Ông / Bà: ……………………………………Chức vụ:………………..
Công ty:………………………………………………………………………………….
Địa chỉ:………………………………………………………………………………..
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………
Bên nhận bàn giao: ( Bên B)
Đại diện bên giao Ông / Bà: ……………………………………Chức vụ: Chủ đầu tư
Công ty:……………………………………………………………………………..
Địa chỉ:…………………………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………………………………………………..
Hôm nay, ngày…. Tháng….. năm…… Bên A tiến hành bàn giao vật tư….. cho bên B tại công trình…………………………………………………
1.Thông tin các loại vật tư bàn giao:
Loại vật tư | Tình trạng | Số lượng | Giá trị ( VNĐ) | |
……. | ||||
………. | ||||
……. | ||||
2. Lý do bàn giao
Ngày …/…./…. Bên A và Bên B có thiết lập Hợp đồng mua bán vật tư số:…/HĐMB-….. Như đã thỏa thuận Bên A có trách nhiệm giao đầy đủ số vật tư cho bên B tại Công trình…. vào ngày…./…./….
Hôm nay, đúng thời gian như các bên đã thống nhất, hai bên đều có mặt thực hiện bàn giao, nhận vật tư.
3.Giá trị vật tư:
Tổng giá trị vật tư đã được liệt kê nêu trên là:……………… VNĐ ( Số tiền bằng chữ:…………..VNĐ)
4.Hình thức thanh toán:
Bên B tiến hành thanh toán cho bên A bằng hình thức giao tiền mặt:
………………… tại ……………………………………………………….
Bên A nhận đủ số tiền là:……………… VNĐ ( Số tiền bằng chữ:……………………….)
Biên bản được lập thành 02 bản, các bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên có trách nhiệm giữ một bản.
Các bên tiến hành xác nhận các nội dung trên cùng đi đến thống nhất và ký xác nhận dưới đây.
Bên bàn giao ( Ký và ghi rõ họ tên) | Bên nhận bàn giao ( Ký và ghi rõ họ tên) |
Download mẫu biên bản bản giao vật tư
Những lưu ý cần thiết khi lập biên bản bàn giao tài sản
Muốn có một mẫu biên bản bàn giao tài sản chuẩn thì khi viết bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Ghi rõ ràng, chính xác về thời gian cũng như địa điểm bàn giao và thời điểm lập biên bản
- Liệt kê đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết của cả bên bàn giao và bên nhận bàn giao
- Các thông tin quan trọng của tài sản như: tên, số lượng, đặc điểm nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị… đều phải được ghi chú cẩn thận
- Nêu ra các điều kiện, trách nhiệm đối với tài sản và cam kết của đôi bên
- Không thể quên chữ ký của bên giao và bên nhận, cẩn thận hơn nữa hãy xin chữ ký của cả người làm chứng
Trên đây là những thông tin News.timviec.com.vn muốn chia sẻ với bạn về mẫu biên bản bàn giao tài sản. Hi vọng sau bài viết này, bạn đã học được cách viết loại biên bản này để phục vụ cho công việc của mình!