Hình thức xử phạt tội LỪA ĐẢO chiếm đoạt tài sản mới nhất

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt quyền sở hữu của người khác để chuộc lợi. Về khách quan đây là hành vi trộm cắp tài sản vi phạm pháp luật. 

Hiện nay, tội phạm chiếm đoạt lừa đảo tài sản diễn ra vô cùng phức tạp. Có nhiều trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mọi hình thức , thủ đoạn khác nhau. Vậy để nắm rõ hơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Hình thức xử phạt của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để nắm rõ hơn nhé !

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài là gì?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm những hành vi cơ bản khác nhau như: Lừa dối và chiếm đoạt đây chính là hai hành vi có quan hệ liên kết với nhau. Hành vi lừa dối là điều kiện để chiếm đoạt xảy ra. Chiếm đoạt chính là hành vi có mục đích chỉ định lừa dối.

  • Hành vi lừa dối là cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật để người khác tin đó là sự thật. Xét về mặt khách quan thì đây chính là hành vi lừa dối cung cấp thông tin giả không đúng sự thật. Về mặt khách quan, người vi phạm biết đó là thông tin không chính xác nhưng vẫn tung tin đồn thất thiệt để mọi người hiểu đó là thông tin đúng sự thật. Hành vi này có thể biểu hiện qua những hoạt động cơ bản như: Lời nói, giấy tờ sai sự thật.
  • Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo có hai hình thức cơ bản như:
  1. Tài sản bị chiếm đoạt quyền sử hữu của chính chủ tài sản hình thức cụ thể chính là hành vi chiếm đoạt tài sản từ người bị lừa.
  2. Tài sản bị chiếm đoạt trong sự chiếm hữu của chính người phạm tội hình thức cụ thể chính là những hành vi giữ tài sản trái phép không giao cho chủ sở hữu. Vì tin lời người phạm tội đã giao tài sản cho rằng thông tin đó là sự thật.
Hình thức xử phạt tội LỪA ĐẢO chiếm đoạt tài sản mới nhất - Ảnh 1
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu trở lên hoặc dưới số tiền 2 triệu thuộc một trong những trường hợp sau đây sẽ bị cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.
  • Bị kết án về tội trộm cắp tài sản hoặc phạm vào quy định trong điều 168 về tội cướp tài sản, điều 172 tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, điều 174 tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,….Những điều khoản liên quan đến hành vi chiếm đoạt tài sản theo Bộ Luật hình sự, chưa được xóa án tích đã tiếp tục vi phạm.
  • Lừa đảo chiếm đọa t tài sản ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự xã hội.
  • Lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính là phương tiện kiếm sống của cá nhân người bị hại hay gia đình người bị hại. Tài sản trộm cắp là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị về mặt tinh thần .

► Theo dõi kiến thức các ngành nghề hiện nay để có thêm những thông tin hữu ích

Những điều luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Theo quy định trước đây, tại Điều 139 luật hình sự năm 1999 quy định:

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Hình thức xử phạt tội LỪA ĐẢO chiếm đoạt tài sản mới nhất - Ảnh 2
Những hình thức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 2020

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hi vọng những chia sẻ trong bài viết này của news.timviec.com.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì và hình thức xử phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất hiện nay.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.