Công ty Amazon: Sự phát triển thần kỳ và bí kíp thành công mùa đại dịch
Amazon là gì? Lý do gì Amazon lại thành công như vậy, kể cả trong mùa đại dịch? Đây có lẽ là điều rất nhiều người cảm thấy tò mò muốn biết. Vậy để giải đáp vấn đề này hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Amazon là gì?
Amazon có tên đầy đủ là Amazon.com – công ty công nghệ đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Seattle, Washington. Lĩnh vực hoạt động của công ty tập trung vào điện toán đám mây, truyền phát kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo và thương mại điện tử. Công ty được coi là một trong những công ty công nghệ Big Four cùng với Apple, Google và Facebook.
Công ty Amazon được biết đến với việc làm thay đổi tư duy của các ngành công nghiệp được thiết lập thông qua đổi mới công nghệ và phát triển quy mô lớn. Hiện công ty là thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới với việc cung cấp nhiều nền tảng điện toán đám mây được đo bằng doanh thu và vốn hóa thị trường.
Hiện Amazon.com là công ty tư nhân lớn thứ 2 tại Mỹ, đồng thời cũng là công ty có giá trị nhất trên thế giới. Tổng tài sản của Amazon tính đến hết năm 2019 đạt 255,248 tỷ USD. Số lượng nhân viên làm việc tại công ty lên đến 798.000 người.
Các sản phẩm dịch vụ của Amazon là gì?
Các dòng sản phẩm của Amazon.com đều có sẵn trên trang web bán hàng của công ty. Tất cả các loại mặt hàng thuộc mọi lĩnh vực đời sống đều có mặt trên trang bán hàng của công ty. Bên cạnh đó, vào tháng 8 năm 2019, công ty đăng ký mở cửa hàng rượu tại San Francisco, California như phương tiện để vận chuyển rượu, bia vào thành phố. Công ty còn có một số trang web bán lẻ riêng tại một số quốc gia trên thế giới.
Dưới đây là một số sản phẩm và dịch vụ có sẵn tại Amazon.com:
- Amazon Fresh
- Amazon Prime
- Amazon Web Services
- Alexa
- Appstore
- Amazon Drive
- Echo
- Kindle
- Fire TV
- Fire tablets
- Video
- Kindle Store
- Music
- Music Unlimited
- Amazon Digital game Store
- Amazon studios
- Amazon Wireless
Lịch sử phát triển của Amazon
- Năm 1994: Jeff Bezos sáng lập Amazon, đặt trụ sở chính tại Seattle, Mỹ
- Tháng 5/1997: Amazon trở thành công ty đại chúng
- Năm 1998: Bắt đầu bán video và nhạc, mở rộng thị trường quốc tế bằng việc mua lại những công ty bán sách trực tuyến ở Anh và Đức
- Năm 2002: Doanh nghiệp thành lập Amazon web services (AWS) – nơi cung cấp dữ liệu về mức độ phổ biến của các trang web, mô hình lưu lượng truy cập internet và các số liệu thống kê các nhà tiếp thị
- Năm 2006: Thành lập Fulfillment by Amazon chuyên quản lý tài sản các cá nhân và công ty nhỏ
- Năm 2012: Công ty mua Kiva Systems để tự động hóa hoạt động kinh doanh và quản lý hàng tồn kho tại chuỗi siêu thị Whole Food Market
▶▶ XEM THÊM: Tỷ phú Jeff Bezos là ai – Chàng trai bán sách online thành ông chủ “đế chế” Amazon nghìn tỷ
Mô hình kinh doanh của Amazon là gì?
Biết đến Amazon, mua sắm và nhìn thấy được tốc độ phát triển “thần kì” của doanh nghiệp, nhưng có lẽ không quá nhiều người biết rõ mô hình kinh doanh của công ty. Dưới đây là mô hình kinh doanh của công ty.
Mô hình kinh doanh ban đầu cửa hàng bán lẻ
Thời kì mới thành lập, Amazon là trang web bán lẻ riêng mặt hàng sách. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, hãng đã cung cấp thêm tới khách hàng các sản phẩm khác. Điều khiến công ty thu hút được sự quan tâm của người dùng là bởi đó là trang web bán sách online đầu tiên trên mạng internet. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này được đánh giá có tốc độ tăng trưởng tương đối chậm.
Mô hình kinh doanh chợ điện tử Amazon.com
Tháng 11 năm 1999 sau khi nhận thấy thị phần của Amazon là 28 tỷ USD, hơn nhiều đối thủ khác đã khiến CEO Amazon – Jeff Bezos suy nghĩ đến việc tìm kiếm sản phẩm mới để duy trì sự phát triển. Công ty đã mở cửa hàng bán đồ chơi và điện tử, nhưng sự tăng trưởng khá chậm chỉ thêm 7% so với năm trước.
Vì vậy, để có được doanh thu lớn hơn, công ty đã đã phát triển sản phẩm Zshop. Sản phẩm Zshop là tập hợp các cửa hàng trực tuyến tạo thành một chợ điện tử (online mall). Tại đây các công ty có thể mở cửa hàng dưới “chiếc ô” Amazon.com để có thêm nhiều khách hàng hơn cho mình. Mô hình này cũng giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn về mặt hàng hơn.
Nhìn vào mô hình này chúng ta có thể hình dung Zshop.com là một website tập hợp các trang web tương ứng với các gian hàng điện tử, trên đó quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp đó. Các thương hiệu, doanh nghiệp khi đăng ký kinh doanh trên Zshop sẽ phải trả khoản phí để được Amazon cung cấp thông tin về thói quen mua hàng của người tiêu dùng.
▶▶▶ THAM KHẢO – Phong cách lãnh đạo độc đáo của CEO Amazon
Bí quyết giúp Amazon thắng lớn mùa đại dịch
Năm 2020 là năm cả thế giới chao đảo với đại dịch bệnh lớn nhất trong lịch sử khiến không ít các doanh nghiệp, công ty rơi vào khủng hoảng. Nhiều công ty lớn còn trên bờ vực phá sản vì không có doanh thu trong nhiều tháng cách ly vì dịch bệnh khiến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa bị đình trệ. Thế nhưng Amazon không những không bị ảnh hưởng mà còn tăng trưởng mạnh.
Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm, Amazon đã tăng số lượng nhân viên toàn thời gian lên 10% với 876.000 vị trí. Cổ phiếu của công ty của tăng gần 70% nâng giá trị thị trường của doanh nghiệp lên 1,56 nghìn tỷ USD. Bởi đại dịch khiến dịch vụ mua sắm trực tuyến trở nên quan trọng nên sự tăng trưởng của Amazon là điều hiển nhiên.
Bí kíp này đã giúp công ty không ngừng tăng trưởng mạnh dù trong tình hình đại dịch Covid-19 vô cùng căng thẳng chính bởi các chiến lược kinh doanh đúng đắn. Amazon là “gã khổng lồ” trong ngành thương mại điện tử vì vậy các chính sách cải tiến quy trình để khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty cảm thấy hài lòng.
Tạm kết
Qua bài viết trên, News.timviec đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Amazon là gì?”. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về doanh nghiệp nổi tiếng này.