Mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất 2019 sinh viên cần nhớ
Mẫu đơn xin thực tập rất cần cho sinh viên sắp ra trường. Viết chuẩn đơn, chuyên nghiệp, ít sai sót thì mới dễ tạo được thiện cảm với các cơ quan mà bạn muốn xin vào thực tập.
- Gợi ý mẫu CV giới thiệu bản thân ấn tượng để nhà tuyển dụng gật đầu
- 8 lỗi sai cơ bản trong thư xin việc khiến nhà tuyển dụng khó chịu
Thực tập là gì?
Trước khi tìm hiểu về mẫu đơn xin thực tập, chúng ta nên biết rõ thực tập là gì. Thực tập là quá trình bắt buộc dành cho sinh viên năm cuối của hầu hết tất cả trường đại học ở Việt Nam. Việc thực tập sẽ giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế, chuyên nghiệp, tiếp xúc với xã hội để trau dồi thêm kiến thức chuyên môn, chuyên ngành, đồng thời tích lũy được kinh nghiệm, các kỹ năng mềm cần thiết hỗ trợ cho quá trình xin việc sau khi tốt nghiệp.
Tùy từng trường, việc thực tập có thể bắt buộc hoặc tự nguyện, kéo dài từ 1-3 tháng. Sau quá trình này, sinh viên phải nộp báo cáo thực tập, trình bày công việc đã làm trong thời gian này đồng thời có lời nhận xét từ phía cơ quan xin thực tập. Hoàn thành xong thủ tục này thì mới có đủ điều kiện xét thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ khóa luận…
Để kỳ thực tập hiệu quả nhất có thể, bạn nên chú ý việc chọn nơi thực tập . Hãy tìm hiểu và lựa chọn các công ty, đơn vị, doanh nghiệp cùng với chuyên ngành bạn học, khiến bạn cảm thấy hào hứng, yêu thích và muốn thử thách bản thân mình ở đó. Cũng không nên tìm 1 nơi vượt quá khả năng, trình độ của bạn, điều này có thể khiến thời gian thực tập thành 1 cơn ác mộng.
Sau khi chốt được nơi đáp đến, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ công ty cũng chuẩn bị tốt về tư tưởng lẫn kiến thức để bắt tay vào quá trình thực tập.
Mục tiêu của quá trình thực tập
Sau 1 thời gian ngắn hòa mình với môi trường làm việc thực tế, bạn sẽ có được định hướng cho tương lai, biết được mình phù hợp hay là không với công việc hiện tại, liệu có muốn theo đuổi nó đến cùng?
Nhiều sinh viên cảm thấy hài lòng và yêu thích vị trí đang làm ở cơ quan thực tập, có nguyện vọng ở lại làm việc hoặc tìm đến 1 công ty tương đương. Đây cũng là cơ hội để bạn khám phá bản thân, biết thêm những điều tuyệt vời mà không có sách vở nào dạy, nên hãy làm việc hăng hái, nhiệt thành nhất có thể để không bỏ phí 3 tháng thực tập ngắn ngủi này.
Vì đây là giai đoạn quan trọng nên việc biết viết đơn xin thực tập chuẩn là hết cần thiết với sinh viên sắp bước vào quá trình thực tập. Hiện nay, các công ty, doanh nghiệp, các đơn vị của nhiều lĩnh vực trong xã hội đều có thái độ cởi mở, thân thiện với các sinh viên thực tập. Họ sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ thực tập sinh làm quen công việc và môi trường công sở cũng như đào tạo chuyên môn. Tuy nhiên để sớm được nhận vào thực tập cho 1 cơ quan, sinh viên năm cuối nên bắt đầu nghiên cứu viết đơn xin thực tập ngay bây giờ.
Tham khảo thêm: CV xin việc cho sinh viên mới ra trường: Tạo lợi thế khi ít kinh nghiệm
Thông tin cần và đủ trong đơn xin thực tập chuẩn
1 đơn xin thực tập chuẩn phải khiến cho quản lý cơ quan, công ty, doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt được thông tin về trường lớp, ngành học cũng như nhu cầu, nguyện vọng của bạn. Khi viết đơn, bạn cần phải đáp ứng được việc cung cấp đủ thông tin cần thiết, sử dụng ngôn từ ngắn gọn, dễ hiểu, lịch sự và đúng quy chuẩn.
Tìm hiểu về mẫu đơn xin thực tập mới nhất, có thể nhận thấy các thông tin cần có như sau:
- Khẩu hiệu, tiêu ngữ
- Ảnh 3×4
- Đơn xin thực tập
- Kính gửi: Tên cơ quan, công ty, doanh nghiệp bạn muốn được xin vào thực tập
- Tôi tên là, Giới tính, Ngày sinh, CMTND…: Thông tin cá nhân của sinh viên về trường, lớp, ngành học, hệ đào tạo, địa chỉ liên hệ, email thường dùng và số điện thoại di động.
- Nội dung xin thực tập: Bạn nên điền rõ ngành nghề, vị trí, phòng ban muốn được vào thực tập; thời gian thực tập của bạn. Nếu cẩn thận hơn, có thể viết luôn đề tài thực tập để cơ quan phân bổ về 1 vị trí hợp lý, giúp ích cho việc viếc báo cáo sau này.
- Nay tôi làm đơn này với mong muốn được: Lời hứa, cam kết thực hiện tốt quy định của công ty, đơn vị và mong muốn công ty đồng ý cho mình thực hiện quá trình thực tập.
- Xác nhận của khoa và trường
- Ngày tháng và chữ ký của sinh viên.
Xem ngay: Mẫu CV xin việc nào dễ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?
Những điều sinh viên lưu ý trong quá trình thực tập
Thực tập là cơ hội để sinh viên vận dụng những kiến thức đã học, đem nội dung lý thuyết được thầy cô giảng dạy trên ghế nhà trường áp dụng vào thực tế và xử lý công việc. Đồng thời trau dồi, học hỏi thêm kinh nghiệm thực tiễn, tác phong làm việc trong môi trường chuyên nghiệp thật sự. Nhiều sinh viên nhận xét rằng 3 tháng thực tập mà kiến thức thu về còn nhiều hơn 1 năm học ở trường. Thế nên để tận dụng được thời cơ quý giá này, bạn nên tập trung chú ý những điều có thể giúp bạn trưởng thành và phát triển bản thân.
- Nhanh chóng hòa đồng với môi trường mới, tập thích nghi công việc.
- Chủ động làm quen, trao đổi thông tin với đàn anh đàn chị ở cơ quan. Đặc biệt nên tạo mối quan hệ thân thiện với người quản lý.
- Thể hiện tinh thần cầu thị, ham học hỏi, không che giấu khuyết điểm. Thấy khó ở đâu là hỏi han, nhờ đàn anh giúp đỡ rồi từ đó tự rút ra bài học cho mình.
- Không lười biếng, tỏ thái độ thấy khó là nản. Đây là lúc bạn nên cố gắng nỗ lực hết công suất của mình, vất vả thời gian này không là gì cả, 1 kì thực tập yên bình sẽ chẳng giúp được gì cho sinh viên sau này. Chịu khó chịu khổ khi thực tập sẽ giúp bạn thu thập được nhiều hơn những kinh nghiệm quý giá.
- Không tỏ ra quá nịnh nọt cấp trên, đồng nghiệp. Khéo léo là tốt nhưng chỉ ở mức độ khiến mối quan hệ công sở trở nên thân thiện hòa nhã hơn. Khi bạn đang là sinh viên thực tập, nên biết tiết chế thái độ của mình, tránh tạo ra những đánh giá thiếu thiện cảm của người xung quanh dành cho mình.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp đầy rẫy sự cạnh tranh nên 1 sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ đều rất đáng quý, hãy thể hiện sự biết ơn chân thành khi được ai đó hỗ trợ, giúp đỡ trong công việc. Nhưng cũng đừng quá lố nếu không muốn bị đánh giá là giả tạo, thảo mai.
- Sau cùng, mọi sự cố gắng đều dồn vào kết quả đánh giá cuối cùng của cơ quan bạn thực tập. Cố gắng thể hiện ra hết những kỹ năng bạn có, làm việc hiệu quả để có thể nhận được 1 bản đánh giá sáng sủa, nâng cao thành tích trên bản điểm của mình.
Kết thúc việc thực tập, mỗi sinh viên đã trang bị thêm cho mình kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng sống. Với nền tảng đó, bạn có thể đánh giá được công ty, vị trí công tác phù hợp với trình độ cũng như sở thích của mình. Tuy nhiên trước đó bạn đừng bỏ qua bước tìm hiểu mẫu đơn xin thực tập chuẩn nhất để tạo ấn tượng và thiện cảm ban đầu với công ty, doanh nghiệp nhé. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://timviec.com.vn/