Đồng nghiệp không hợp tác nên xử lý ra sao cho đẹp lòng 2 bên
Đồng nghiệp không hợp tác là điều thường xuyên xảy ra trong chốn văn phòng. Đôi khi bạn sẽ cảm thấy rất khó chịu với những trường hợp này. Tuy nhiên, vẫn có những các thức xử lý tình huống để khiến 2 bên đều cảm thấy thoải mái
Kiên nhẫn lắng nghe
Việc đồng nghiệp không chịu hợp tác có thể bắt nguồn từ nhiều phía như: cảm xúc tiêu cực của cá nhân, không có được sự lắng nghe đến từ những đồng nghiệp khác. Vì thế, hãy thử kiên nhẫn lắng nghe những gì đồng nghiệp nói. Đồng thời thể hiện thái độ tích cực của bản thân thông qua những cử chỉ ngôn ngữ cơ thể nhẹ nhàng của riêng mình. Thay vì cứ cãi nhau, to tiếng hãy thử đối xử một cách mềm mỏng để xem đồng nghiệp có những chuyển biến như thế nào. Sau đó, hãy có những động thái khác nhau để phù hợp với từng tình huống cụ thể hơn.
Xem thêm: Sếp sắp đổi việc nên làm gì để giữ phong thái chuyên nghiệp
Tránh tuyệt đối mâu thuẫn
Công việc văn phòng hoặc những vị trí khác nhau đều có những căng thẳng nhất định khiến cho tinh thần của mỗi nhân sự đi xuống. Và nếu như bạn không giữ được sự bình tĩnh cho riêng mình, việc các đồng nghiệp không hợp tác là điều đương nhiên. Vì thế, bạn cần làm lúc này đó là giữ vững sự bình tĩnh của riêng mình, tự bản thân xóa tan đi những mệt mỏi, căng thẳng trong công việc hàng ngày.
Bên cạnh đó, hãy tránh tuyệt đối những mâu thuẫn; kiềm chết bớt sự nóng giận của bản thân để giảm bớt những hành động, cư xử thô lỗ của bản thân do mất bình tĩnh. Việc liên tục có những hành động mất bình tỉnh không chỉ khiến cho đồng nghiệp không hợp tác mà mối quan hệ giữa 2 người cũng sẽ giảm sút đi rất nhiều. Vì thế, một quãng thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cả bạn lẫn đồng nghiệp có thể cảm thấy tốt hơn.
Trực tiếp đối thoại
Việc đồng nghiệp không hợp tác sẽ rất có hại cho mục tiêu chung của đội nhóm, phòng ban. Vì thế, im lặng sẽ chỉ khiến cho mọi chuyện tồi tệ thêm. Do đó, hãy mạnh dạn trực tiếp đối thoại với đồng nghiệp. Nhưng bạn cũng nên sử dụng những lời nói mềm mỏng, nhẹ nhàng. Điều này sẽ khiến cho đồng nghiệp cảm thấy gần gũi hơn về dễ chia sẻ cảm xúc của bản thân.
Việc trực tiếp đối thoại để có thể tìm ra được nguyên nhân là một biện pháp rất hiệu quả. Nhưng bạn sẽ cần phải có kỹ năng giao tiếp thật sự khéo léo, mềm mỏng. Khi tìm hiểu nguyên nhân vì sao đồng nghiệp không hợp tác, hãy giữ cho mình một lối hành xử tôn trọng, lịch sự, sẵn sàng lắng nghe những khúc mắc để khiến cho đồng nghiệp có thể thoải mái nói ra tâm tư, tình cảm của mình. Chỉ có lắng nghe đồng nghiệp chia sẻ, bạn mới có thể tìm được giải pháp để xử lý tận gốc vấn đề.
Xem thêm: Nỗi sợ chốn công sở sẽ khiến bạn khó thăng tiến được trong tương lai
Giữ khoảng cách
Nếu như mọi phương thức trên đều gặp thất bại, và việc đồng nghiệp không hợp tác với bạn xuất phải từ thành kiến chủ quan của họ. Tốt nhất, hãy giữ một khoảng cách an toàn với họ. Bạn cần phải tự thiết lập cho bản thân một giới hạn để bảo vệ sức khỏe, hiệu quả làm việc của bạn. Và đừng bao giờ để cho những cảm xúc tiêu cực của đồng nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ công việc của bạn.
Tuy nhiên, nếu ngoài việc đồng nghiệp không hợp tác mà họ còn cản trở và gây hậu quả nghiêm trọng như: làm hỏng dự án, không chịu san sẻ công việc….. Lúc này, bạn nên tìm kiếm tới sự trợ giúp của quản lý trực tiếp hoặc quản lý cấp cao tại phòng ban mà bạn làm việc.
Xem thêm: Làm việc với bạn thân: Chú ý những điều sau nếu không muốn mất bạn
Đồng nghiệp không hợp tác đúng là điều rất khó chịu khi làm việc nhóm với nhau. Hy vọng rằng những kỹ năng văn phòng trên đây sẽ là những gợi ý hiệu quả để bạn có thể đảm bảo tốt hiệu quả công việc của mình.