Giải quyết xung đột tổ chức nhóm cho dân công sở yêu hòa bình
Giải quyết xung đột là một công việc rất khó mà không phải ai cũng biết cách xử lý sao cho thật khéo léo, hợp tình hợp lý
Xung đột là gì?
Xung đột được hiểu là hiện tượng xảy ra trong một tổ chức, đội nhóm khi có sự mâu thuẫn nhất định về nhu cầu giữa các cá nhân trog nhóm. Trong đó, một số thành viên thấy rằng quyền lợi của mình dễ bị ảnh hưởng xấu bởi những bên còn lại. Từ những nguyên nhân đó sẽ xảy ra các hành động gây mâu thuẫn giữa các bên với nhau.
Có 2 dạng xung đột chính gồm;
- Theo đối tượng: Xung đột nhóm, xung đột cá nhân, xung đột trong nội tại cá nhân
- Theo tính chất: xung đột có lợi, xung đột có hại
Xem thêm: Nhân viên chống đối nên có cách xử lý sao cho họ nể phục
Vai trò của kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức nhóm
Kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức nhóm hiện đóng vai trò rất quan trọng. Cụ thể:
- Nếu kỹ năng của thành viên kém sẽ khiến hiệu quả teamwork bị giảm sút rõ rệt, gây chia rẽ sâu sắc nội bộ. Thậm chí dẫn đến việc các cá nhân xa rời với mục tiêu chung
- Nếu kỹ năng xử lý của thành viên tốt: Hiệu quả làm việc đội nhóm sẽ cải thiện rõ rệt, leader khuyến khích nhân sự sáng tạo, đổi mới nhiều hơn. Từ đó tạo ra môi trường làm việc công bằng, cạnh tranh sòng phẳng.
Cách giải quyết xung đột trong nhóm hiệu quả
Gác cái tôi sang một bên
Để giải quyết xung đột triệt để, bạn cần phải gạt cái tôi cá nhân của mình sang một bên để ngồi lại, lắng nghe nhiều hơn đến từ đối phương. Trước khi nói ra điều gì, hãy thử đặt mình vào vvij trí của người đối diện. Một khi bạn đã chủ động gạt cái tôi để lắng nghe đối phương thì lúc này đối phương cũng sẽ bớt nóng giận. Bạn cũng dần bình tĩnh để đưa ra được phương hướng giải quyết cho vấn đề.
Xác định rõ nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
Nếu muốn giải quyết xung đột triệt để, hãy tự mình hỏi những câu hỏi như sau:
- Vấn đề của đội nhóm nằm ở đâu ?
- Tại sao lại xảy ra những xung đột này?
- Các thành viên liệu có đang ứng xử vì mục tiêu chung….
Nếu như trả lời được những câu hỏi trên, bạn và các thành viên trong đội nhóm mới có đủ cơ sở để tìm ra được nguồn gốc của vấn đề. Đừng im lặng, bỏ qua vì nó sẽ trở thành khối u khiến lần xung đột sau nặng hơn trước.
Lắng nghe, thấu hiểu
Trong một cuộc cãi vã, nếu như chỉ có một người nói thì nhất định sẽ không bao giờ có thể giải quyết được mâu thuẫn một cách thỏa đáng. Do đó, bạn nên lắng nghe chi tiết khác nhau của câu truyện. Tất cả các nội dung đều cần phải được lắng nghe rõ ràng để có thể thấu hiểu được rõ ngọn ngành của sự việc nếu muốn giải quyết xung đột
Cân bằng cán cân lợi ích
Điều quan trọng nhất để có thể giải quyết xung đột một cách hiệu quả đó là đảm bảo sự công bằng trong đội nhóm. Bản chất của các mẫu thuẫn xảy ra đó là do sự thiếu công bằng về một vấn đề nào đó. Vậy nên, cách duy nhất để giải quyết chính là đảm bảo quyền lợi, lợi ích của mỗi bên là như nhau. Người team leader sẽ không được phép bênh vực, thiên vị ai với cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau.
Nhìn nhận, giải quyết như một cơ hội tích cực
Việc xảy ra tranh cãi không phải lúc nào cũng tiêu cực. Trong nhiều trường hợp, đây cũng là phép thử hiệu quả cho khả năng quản lý của lãnh đạo. Thậm chí, mâu thuẫn đôi khi còn là động lực để khiến cho các cá nhân phát triển hơn, tạo ra những sản phẩm sáng tạo hơn.
Xem thêm: Kỹ năng xử lý tình huống: Cách xử lý trong công việc thường gặp
Các hướng kỹ năng giải quyết xung đột dân công sở nên có
Các cách giải quyết xung đội trong nhóm mà dân công sở nên biết gồm:
Giải quyết theo hướng hòa giải
Đây là hướng giải quyết thường sẽ được áp dụng với những mâu thuẫn khá nghiêm trọng và chưa thể giải quyết được trong thời gian dài. Nếu xử lý tình huống theo hướng này, mỗi bên sẽ nhường một chút vì mục đích chung của tập thể. Ưu tiên hàng đầu lúc này là giữ môi trường làm việc hòa bình, tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên.
Giải quyết theo hướng hợp tác
Việc các bên cởi mở, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm của nhau sẽ giúp cho mọi người hoàn thiện hơn kỹ năng của mình. Thay vì tiếp tục khẩu chiếu, việc hợp tác sẽ giúp đem lại hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
Môi trường doanh nghiệp thường không hề yên bình mà sẽ luôn có nhiều sóng gió tới với bạn. Vì thế, việc có cách giải quyết xung đột tốt sẽ là rất quan trọng hiện nay.