Mẫu bảng thanh toán tiền lương cho nhân viên chuẩn nhất 2020
Mẫu bảng thanh toán tiền lương là gì? Nó cần có những nội dung nào? Người lập văn bản phải chú ý những điều gì? Tất cả câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây!
Khái niệm
Bảng thanh toán tiền lương là một loại chứng từ quan trọng của các doanh nghiệp, nó là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành việc thanh toán tiền lương cho nhân viên (bao gồm lương cơ bản, tiền thưởng, tiền phụ cấp, các khoản thu nhập thêm khác…). Ngoài ra, nó cũng là căn cứ quan trọng cho công tác thẩm tra các vấn đề liên quan đến việc thanh toán tiền lương cho người lao động (NLĐ) thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.
✅ Xem thêm: Mẫu sao kê bảng lương CHUẨN nhất cho người lao động
Mẫu bảng thanh toán tiền lương
Mẫu bảng thanh toán tiền lương được chia thành nhiều loại, ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn mẫu bảng theo Thông tư 133 và Thông tư 200.
Bảng thanh toán tiền lương mẫu số 02-LĐTL (Theo Thông tư 133)
Mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200
Xem và download mẫu bảng thanh toán này tại đây:
Tải mẫu bảng thanh toán tiền lương theo Thông tư 200
Những nội dung cần có trong bảng
Mẫu bảng thanh toán tiền lương chuẩn phải có đủ những nội dung dưới đây:
- Cột A và B: Phần này, người viết ghi số thứ tự của nhân sự nhận lương cũng như các thông tin cơ bản về họ như: họ và tên, đơn vị đang làm việc, cấp bậc của NLĐ đó…
- Cột 1 và 2: Đây là phần để ghi bậc lương và hệ số lương của NLĐ theo từng vị trí mà họ đảm nhận.
- Cột 3 và 4: Ghi đầy đủ các thông tin như: số ngày công làm việc thực tế của NLĐ; mức tiền lương mà họ nhận được tính theo KPI của sản phẩm
- Cột 5 và 6: Ở 2 cột này, người lập bảng ghi ra số ngày công làm việc thực tế của NLĐ; mức tiền lương mà họ nhận được tính theo mốc thời gian
- Cột 7 và 8: Ghi rõ số ngày công của NLĐ; mức tiền lương mà họ nhận được tính theo lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương
- Cột 9: Cột này là để liệt kê các khoản phụ cấp thuộc phạm vi quỹ lương mà NLĐ được hưởng
- Cột 10: Ở phần này, người lập bảng ghi rõ các khoản phụ cấp khác được tính vào thu nhập của NLĐ nhưng không thuộc phạm vi quỹ lương – thưởng.
- Cột 11: Cột này là để liệt kê tổng số tiền lương cùng những khoản phụ cấp mà NLĐ được hưởng
- Cột 12: Đây là mục ghi số tiền tạm ứng ở kỳ I của mỗi NLĐ
- Cột 13, 14, 15 và 16: Ở 4 mục này, người lập bảng ghi rõ các khoản cần khấu trừ khỏi lương của NLĐ, từ đó tính ra tổng số tiền phải khấu trừ của họ trong một tháng.
- Cột 17: Ghi rõ số tiền lương mà NLĐ sẽ được nhận ở kỳ II
- Cột C: Sau khi thực lĩnh, NLĐ ký nhận kỳ lương II
Sau khi xem xét các loại chứng từ liên quan như: dữ liệu trên bảng chấm công, KPI của doanh nghiệp…, kế toán lương sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho NLĐ, lập xong họ chuyển văn bản ấy cho Kế toán trưởng. Kế toán trưởng lại nộp bảng lên cho ban lãnh đạo công ty để họ xem xét và ký duyệt.
Khi kế toán trưởng và lãnh đạo duyệt xong bảng thanh toán, nó sẽ được gửi ngược trở lại cho phòng Kế toán để cán bộ kế toán tiến hành lập phiếu chi và thực hiện việc phát lương cho NLĐ trong công ty. Để bảo đảm sự minh bạch và công bằng, bảng thanh toán tiền lương sẽ được lưu trữ tại bộ phận Kế toán để tiện theo dõi, kiểm tra khi cần.
Một điều quan trọng nữa NLĐ cần nhớ khi nhận lương đó là họ phải ký vào phần “Ký nhận”. Nhân sự nào không thể tới nhận lương trực tiếp thì phải có người nhận thay và người này cũng phải ký tên vào văn bản theo đúng quy định.
✅ Tham khảo: Kế toán tiền lương là gì? Phạm vi công việc mà kế toán tiền lương cần biết
Một số điều cần chú ý
+ Bảng thanh toán tiền lương được lập ra dựa trên căn cứ là các loại chứng từ liên quan như: bảng chấm công, hợp đồng lao động, các khoản thu nhập chịu thuế và không chịu thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế TNCN phải nộp, các khoản đóng và không đóng bảo hiểm…
+ Thời điểm thích hợp nhất để lập bảng thanh toán tiền lương thường là vào ngày cuối cùng của tháng.
+ Để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và chính xác của bảng thanh toán này, người lập bảng cần chú trọng vào những điểm sau:
- Số thứ tự và họ tên của tất cả người lao động (NLĐ) được hưởng lương.
- Mức lương và hệ số lương của mỗi NLĐ đều phải được liệt kê cẩn thận và chính xác.
- Người lập bảng cần ghi đầy đủ thông tin về số sản phẩm và số tiền NLĐ nhận được tính theo lương sản phẩm.
- Các số liệu thống kê về: số ngày công và số tiền NLĐ nhận được tính theo thời gian lương thời gian hoặc ngừng, nghỉ việc hưởng các loại % lương; các khoản phụ cấp thuộc quỹ lương – thưởng; các khoản phụ cấp không thuộc quỹ lương – thưởng; tổng số tiền lương và các khoản phụ cấp mà NLĐ được hưởng; số tiền tạm ứng kỳ I; các khoản khấu trừ ; số tiền NLĐ được nhận kỳ II… đều phải được ghi một cách chính xác và rõ ràng.
- Sau khi hoàn thành bảng thanh toán tiền lương, người lập có nghĩa vụ nộp nó cho kế toán trưởng và ban lãnh đạo để họ xem xét và phê duyệt. Khi văn bản được phê duyệt, bộ phận Kế toán mới có thể lập phiếu chi và phát lương cho NLĐ.
✅ Tìm hiểu thêm: Cách tính lương cơ bản cho mọi đối tượng [UPDATE 2020]
Trên đây là những thông tin liên quan đến mẫu bảng thanh toán tiền lương mà News.timviec.com.vn muốn chia sẻ tới bạn! Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!