Vợ là sếp của bạn trong công ty thì nên ứng xử như thế nào
Vợ là sếp trực tiếp quản lý bạn trong công ty sẽ luôn có nhiều chuyện bi hài đáng để suy ngẫm. Vậy bạn nên xử lý tình huống này như thế nào
Tôn trọng quyền lực của vợ trong công ty
Trong quá trình làm việc tại công ty, bạn không nên có bất cứ hành động nào để hạ thấp vị thế quyền lực của quản lý trực tiếp là vợ bạn. Nếu cô ấy có phân công bạn làm việc, phụ trách một dự án bất kỳ, việc của bạn đó là thi hành công việc đó. Đây chính là điều mà bạn có thể làm để tôn trọng quyền lực trong trường hợp vợ là sếp. Ngoài ra, nếu cô ấy có làm điều gì sai, có thể gây tổn hại đến công ty, cuộc sống gia đình của 2 người. Bạn có thể khéo léo góp ý những hãy để cô ấy quyết định nên làm điều gì đúng đắn.
Ngoài ra, vào những thời điểm bạn muốn thảo luận về công việc, hãy giữ mối quan hệ giữa 2 người ở giới hạn của nhân viên và quản lý trực tiếp.
Xem thêm: Sếp lười biếng nên đối phó ra sao để giữ hòa khí nơi công sở
Tách biệt rõ cá nhân và công việc
Nếu vợ là sếp của bạn, tuyệt đối không nên đặt sự tự ái của mình vào trong công việc. Nếu có bất cứ điều gì không vừa lòng trong cách triển khai công việc, hai vợ chồng nên ngồi lại thảo luận rõ ràng để tìm ra hướng giải quyết.
Do bạn và vợ đều đã là người trưởng thành nên việc tiếp thu các phản hồi của vợ trong công việc là điều bạn cần phải làm giống như bất cứ nhân sự khác trong team. Tại môi trường làm việc ở công ty, vợ là sếp của bạn nên đừng cố gắng phản đối bất cứ điều gì. Hãy tôn trọng lời nói của cô ấy trong công việc. Và khi về nhà 2 người vẫn sẽ là vợ chồng vui vẻ cùng nhau.
Xem thêm: Giải quyết xung đột tổ chức nhóm cho dân công sở yêu hòa bình
Không can thiệp vào công việc của vợ
Trong trường hợp vợ là sếp trực tiếp của bạn, bạn sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để biết được các thông tin về công việc của vợ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc bạn có thể can thiệp vào công việc của vợ.
Với cương vị là một người quản lý, quyết định cuối cùng của những công việc trong team sẽ do vợ bạn phụ trách. Vì thế, nếu có vấn đề phát sinh, vợ bạn sẽ phải có trách nhiệm giải quyết. Vì vậy, đừng quá lo lắng mà tùy tiện đưa ra ý kiến chỉ vì quản lý trực tiếp là vợ của bạn.
Việc can thiệp vào công việc của vợ sẽ khiến cho nhiều điều tiếng, thị phi không hay. Các nhân sự khác sẽ cho rằng quản lý thiếu công tâm, kém năng lực lãnh đạo…..Trong khi đó, bạn hoàn toàn có thể bị chụp mũ vì hành động cậy quyền của riêng mình. Do đó, hãy giúp quản lý và cũng là vợ của bạn sửa sai nếu như được yêu cầu.
Xây dựng mối quan hệ bình đẳng
Dù vợ là sếp hay không, đây cũng chỉ là sự khác nhau về trách nhiệm trong công việc. Do đó, cả 2 đều cần phải đảm bảo rằng mối quan hệ giữa 2 người vẫn rất bình đẳng cả trong công việc lẫn cuộc sống hôn nhân. Nếu như thiếu mất đi đều này, mối quan hệ chắc chắn sẽ khó có thể trở nên bền vững được.
Vì thế, nếu trường hợp vợ là sếp của bạn mà khiến cho tình cảm vợ chồng không thể cân bằng được. Bạn hãy mạnh dạn từ bỏ môi trường làm việc đó và tìm kiếm cơ hội mới để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Tìm hiểu thêm: Kỹ năng văn phòng giúp bạn trở thành siêu sao trong mắt nhà tuyển dụng
Vợ là sếp luôn khiến cho nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng mối quan hệ giữa công việc – gia đình. Hy vọng các kỹ năng xử lý tình huống trên đây sẽ giúp bạn bớt khó khăn hơn nếu gặp phải tình huống này.