Tổng hợp những điều nên và không nên khi làm mẫu CV tiếng Anh

Mẫu CV tiếng Anh trên mạng rất nhiều nhưng làm sao để biến hóa nó trở thành thứ hồ sơ quyền lực của riêng mình? Bài viết của timviec.com.vn sẽ cung cấp bí kíp cho bạn!

Làm việc cho các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đang là xu hướng tất yếu của thế hệ trẻ hiện nay. Chính vì vậy, một bản CV tiếng Anh đẹp sẽ là hành trang không thể thiếu, giúp các bạn tự tin hơn khi đi xin việc. Việc trau dồi, học hỏi để biết cách hành văn mượt mà, sử dụng từ vựng, ngữ pháp chính xác sẽ góp phần giúp bạn sở hữu một mẫu CV tiếng Anh chất lượng.

Profile – Thông tin cá nhân

Tổng hợp những điều nên và không nên khi làm mẫu CV tiếng Anh - Ảnh 1
Hãy dán kèm 1 bức ảnh chân dung rõ mặt, không cần quá nghiêm túc, có thể biểu cảm hơi tươi vui để nhà tuyển dụng dễ nhận ra bạn giữa hàng trăm, nghìn ứng viên nhé. Nguồn ảnh: Internet

Bạn cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cơ bản sau trong một mẫu CV xin việc tiếng Anh:

  • Full name – Họ tên đầy đủ
  • Gender – Giới tính
  • Date of birth – Ngày/tháng/năm sinh
  • Nationality – Quốc tịch
  • Marital status – Tình trạng hôn nhân
  • Phone number – Số điện thoại
  • Address – Địa chỉ
  • Email
  • Portrait – Ảnh chân dung

Nên

  • Vì đang xin việc vào công ty nước ngoài nên bạn hãy chú ý để tên trước, họ và tên đệm sau; tháng trước ngày rồi tới năm. Ví dụ: Phan Kiều Trang – Trang Phan Kieu; October 16, 1993.
  • Với số điện thoại, bạn nên đặt đầu số là (+84) – mã vùng quốc gia Việt Nam để thể hiện sự chuyên nghiệp.
  • Chèn ảnh phù hợp với vị trí ứng tuyển, nhìn thấy rõ gương mặt trực diện, có thể mỉm cười nhẹ nhàng, thân thiện, lộ trang phục công sở lịch sự.
  • Tên email cần cần nghiêm túc, nên chứa họ tên bạn.
  • Bạn có thể đặt tên mình ra chính giữa của CV với cỡ chữ to, kèm vị trí ứng tuyển ngay phía dưới tên, cỡ chữ nhỏ hơn.
  • Bạn cũng có thể chèn vào mục này những đường link dẫn tới các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram. Nó sẽ là điểm cộng trong trường hợp trang cá nhân của bạn có nhiều người theo dõi, chia sẻ, tổng hợp nội dung chất lượng, hình ảnh thú vị hay từng đăng tải những thành tích nổi trội, nhất là khi bạn ứng tuyển vào các công ty truyền thông.

Không nên

  • Ảnh chỉ nhìn thấy 1 phần khuôn mặt.
  • Ảnh trang điểm lòe loẹt, tóc tai lòa xòa, cổ áo trễ nải.
  • Tên email tuyệt đối không bao gồm các nội dung, kí tự “khó đỡ” như [email protected].

➡️ Tham khảo: Không muốn profile xin việc bị đánh trượt, né ngay 7 lỗi sai chết người

Education – Học vấn

  • University – Tên trường
  • Time – Thời gian học
  • Major – Chuyên ngành
  • GPA – Điểm trung bình
  • Certifications – Giấy chứng nhận (nếu có)

Ví dụ:

University of Languages and International Studies (Đại học Ngoại Ngữ)

July 2011 – August 2015

Faculty of English Language Teacher Education (Khoa Sư Phạm tiếng Anh)

3.0/4

Nên

  • Nếu có văn bằng 2, văn bằng 3, học thêm những bằng cấp khác ở ngoài, một số môn chuyên ngành có tính ứng dụng cao trong công việc mà bạn đạt kết quả tốt, bạn cũng có thể cung cấp hết ở đây. (Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEIC, TOEFL, tin học,…)
  • Liệt kê các đề án, nghiên cứu khoa học (nếu có)

Không nên

  • Đưa cả quá trình học tập từ cấp 3 vào mẫu CV tiếng Anh.

Working Experiences – Kinh nghiệm làm việc

Tổng hợp những điều nên và không nên khi làm mẫu CV tiếng Anh - Ảnh 2
Trong mẫu CV tiếng Anh chuẩn, mục này nên viết càng dài càng tốt vì các công ty nói chung và công ty nước ngoài nói riêng có xu hướng đánh giá cao kinh nghiệm hơn bằng cấp. Nguồn ảnh: Internet
  • Job Title – Tên công việc
  • Time – Thời gian làm (Ví dụ: June, 2018 – Present)
  • Company – Tên công ty
  • Main responsibilities – Nhiệm vụ chính

Nên

  • Sử dụng gạch đầu dòng, phân chia ý rõ ràng, có thể lược bỏ chủ ngữ.
  • Liệt kê theo thứ tự thời gian, công việc làm gần đây nhất trở về trước.
  • Công việc đã làm, cả parttime, fulltime, khóa thực tập có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Mô tả trách nhiệm công việc chính, xúc tích, đầy đủ, đưa minh chứng (sản phẩm bạn thiết kế, link bài báo bạn viết…)
  • Đưa ra những thành tựu và kỹ năng bạn đạt được, cá nhân bạn học hỏi được cũng như sự cống hiến cho công ty, tổ chức…
  • Nếu chưa có kinh nghiệm, mới từng tham gia các hoạt động tình nguyện, việc làm thêm như phát tờ rơi, bồi bàn, phục vụ… bạn vẫn có thể đề cập đến nhưng hãy chú ý chỉ ra những điều bạn học hỏi được, cần có, liên quan đến vị trí ứng tuyển như khả năng làm việc nhóm, chịu được áp lực, linh hoạt, kiên trì, năng động, sáng tạo…

Không nên

  • Đưa ra các công việc ngắn hạn (dưới 6 tháng), ngoại trừ khóa thực tập.
  • Miêu tả quá chi tiết các công việc nhỏ nhặt (in giấy tờ, pha trà, đến sớm dọn dẹp…).
  • Mô tả dài dòng, lan man như 1 bài văn tạo cảm giác nhàm chán, mệt mỏi, tâm lý ngại đọc.
  • Sử dụng chủ ngữ “I” quá nhiều (Tôi/Em đã…)
  • Viết ngắn quá vì nhà tuyển dụng nào cũng muốn tuyển những người có nhiều kinh nghiệm, dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến công việc.
  • Nếu bạn đã từng làm qua 5, 6 công ty thì bạn cũng không cần thiết phải kể hết, chỉ kể những công việc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển là được.

Achievements – Thành tựu, thành quả

Nên

  • Nêu bật những đóng góp cụ thể của bạn trong phần thành tựu qua những gì bạn đã gặt hái được.

Không nên

  • Đánh bóng bản thân quá đà
  • Nói dối về giải thưởng, học bổng

Skills – Kỹ năng

Tổng hợp những điều nên và không nên khi làm mẫu CV tiếng Anh - Ảnh 3
Bạn có thể không có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng nếu có nhiều kỹ năng, nhà tuyển dụng sẽ cân nhắc. Nguồn ảnh: Internet

Nên

  • Trong Mẫu CV tiếng Anh, nêu ra các kỹ năng giúp ích cho vị trí đang ứng tuyển, có thể đưa minh chứng ngắn gọn những kỹ năng đạt được qua công việc gì, hoạt động gì…

Không nên

  • Đưa định nghĩa, quan điểm cá nhân

Gợi ý một số kĩ năng bằng tiếng Anh

  • Communication (giao tiếp), presentation (thuyết trình), decision-making (đưa ra quyết định), planning (lên kế hoạch), organizing (sắp xếp, tổ chức), persuading (thuyết phục), teamwork (làm việc nhóm), computer (tin học), time management (quản lý thời gian), leadership (lãnh đạo), teaching/ trainning (đào tạo), negotiation (đàm phán), problem – solving (giải quyết vấn đề), public – speaking (nói trước đám đông), research (nghiên cứu),…

Career Objectives – Mục tiêu nghề nghiệp

Tổng hợp những điều nên và không nên khi làm mẫu CV tiếng Anh - Ảnh 4
Một vài ý kiến cho rằng phần này đã lạc hậu nhưng chắc chắn, khi được viết 1 cách hiệu quả, nó sẽ mang đến giá trị rất lớn. Nguồn ảnh: Internet

Mục này trong mẫu CV tiếng Anh giúp nhà tuyển dụng kiểm tra tầm nhìn, chí tiến thủ, định hướng phát triển công việc của bạn đến đâu.

Nên

  • Đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng, ngắn hạn, dài hạn.
  • Nêu rõ những vị trí mà mình tìm kiếm để tránh bị giao những công việc không có khả năng đảm nhận.
  • Chứa những “keywords” (từ khóa) chuyên ngành. Ví dụ, bạn đang ứng tuyển vào vị trí sale, hãy sử dụng từ khóa “profit” (lợi nhuận).

Ví dụ:

  • Take advantages of sale skills, experiences and understandings of market to become a professional sale staff in order to bring a lot of value to customers, contribute to the development of the company.

Interests – Sở thích

Nên

  • Cho sở thích thích hợp vào khi nó thực sự có liên quan, hỗ trợ cho cho công việc bạn đang ứng tuyển, các hoạt động thể hiện bạn là người năng nổ, nhiệt tình, hòa đồng.

Không nên

  • Sử dụng các sở thích thiếu tương tác, nhàm chán như watching TV, listening to music, shopping…

References – Người tham chiếu

Tổng hợp những điều nên và không nên khi làm mẫu CV tiếng Anh - Ảnh 5
Người tham chiếu nên là người vẫn giữ mối quan hệ tốt với bạn dù không còn làm việc cùng. Nguồn ảnh: Internet

Nên

  • Là những người có uy tín, có chức vụ cao, có thể xác thực thông tin bạn cung cấp trên CV là đúng.
  • Với sinh viên mới ra trường, người tham chiếu có thể là giáo viên chủ nhiệm, thầy/cô trưởng khoa, đồng nghiệp cũ…
  • Xin ý kiến của người mình lấy references trước để tránh những sự bỡ ngỡ, hiểu lầm, trục trặc không đáng có.

Lưu ý khác khi viết CV tiếng Anh

  • Độ dài hợp lý của CV nên từ 2-3 trang, bố cục gọn gàng
  • Phông chữ đơn giản, không được viết tắt
  • Sử dụng từ ngữ chuyên ngành miêu tả chính xác nhất về công việc, kĩ năng (tra trong các từ điển chuyên ngành)
  • Sử dụng ảnh chân dung sáng sủa, mặc trang phục công sở lịch sự, không photoshop lòe loẹt
  • Tránh các từ ngữ sáo rỗng, khoe khoang, “đao to búa lớn”
  • Cung cấp những con số cụ thể để tăng tính thuyết phục. Ví dụ như doanh số hằng tháng tăng 40%, giám sát một đội gồm 7 copywriter, hay đã thiết kế được 11 trang mạng,…
  • Sử dụng các từ bắt đầu trong câu ở dạng tương xứng khi liệt kê, ví dụ cùng là động từ đuôi -ing hoặc danh từ,…
  • Trích dẫn câu nói tâm đắc tạo sự chuyên nghiệp, ấn tượng
  • Trung thực với những thông tin đưa ra
  • Rà soát lỗi chính tả – điều cấm kị trong một hồ sơ xin việc

Hiện nay, ngoại ngữ là một trong những công cụ, tiêu chuẩn cần có để đi xin việc. Chính vì thế, CV tiếng Anh cũng là phần không thể thiếu của bất kì ai trong bộ hồ sơ xin việc. Để tìm được công việc mơ ước, CV bằng tiếng Anh sẽ là thứ trợ thủ đắc lực giúp bạn vượt qua được cánh cửa đầu tiên. Hãy thực sự đầu tư thời gian và kiến thức để sở hữu một mẫu CV tiếng Anh thật hấp dẫn nhằm thuyết phục những nhà tuyển dụng khó tính nhất bạn nhé!

>>> Click xem ngay: Bí kíp viết đơn xin việc bằng tiếng Anh để doanh nghiệp trải thảm đón

Alex


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.