Sự thật đằng sau mỗi mẫu đơn xin việc tha thiết của các ứng viên
Bạn đã từng trải qua việc tạo mẫu đơn xin việc, ít nhất một lần trong đời. Nhưng viết thế nào để nhà tuyển dụng đồng ý, điều này thực sự không đơn giản.
Viết thư xin việc là nỗi sợ chung của khá nhiều người vì họ chẳng biết phải đem điều gì vào mẫu đơn xin việc chuẩn của mình. Từ nỗi hoài nghi về năng lực bản thân, bạn còn bị rào cản của áp lực công việc tác động. Muốn vượt qua sự tự ti ban đầu, bạn phải nhận ra được chính khuyết điểm cá nhân và sửa chữa chúng thành thế mạnh của mình.
Ý nghĩa của đơn xin việc
Một số người gọi đơn xin việc là “thư xin việc”. Cách gọi này mang ý nghĩa rất sâu sắc. Bởi đơn xin việc chẳng khác nào bức thư ứng viên gửi đến nhà tuyển dụng. Không những thể hiện trình độ, chuyên môn và kỹ năng, đơn xin việc còn là tâm ý của bạn gửi đến nơi bạn muốn làm việc.
Đầu tư cho một lá đơn xin việc chính là đầu tư cho tương lai của bạn. Nhà tuyển dụng thường tìm ra những điểm mạnh hoặc sơ suất của ứng viên từ mẫu đơn xin việc chứ không phải CV. Nếu bạn có nhiệt huyết, có tinh thần cầu thị, thư xin việc sẽ được thể hiện một cách phong phú, đậm dấu ấn cá nhân trước người tuyển dụng.
Ngược lại, nếu bạn “viết cho có”, ngôn từ và văn phong sẽ cực kỳ sáo rỗng, chỉ cần lướt qua là sẽ nhận ra. Đương nhiên, ứng viên luôn phải tuân thủ mọi khuôn khổ quy tắc chung trong cách viết đơn xin việc chuẩn xác.
Dù cố thể hiện sự tích cực trong đơn xin việc, nhiều ứng viên vẫn không thể thoát nổi sự căng thẳng và lo lắng khi gửi email đi. Điều này đôi khi bị nhà tuyển dụng phát hiện ra trong thư xin việc ở những câu như: “Tôi có kinh nghiệm ít ỏi trong việc thiết kế website”. Bạn tưởng lầm rằng nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn khiêm tốn nhưng chính xác là bạn chưa tự tin về bản thân mình. Vấn đề không nằm ở lá đơn xin việc, nó nằm ở chính tâm lý ứng viên.
Những nỗi sợ của ứng viên đằng sau bức thư xin việc của họ:
Không nhận được phản hồi
Ứng viên rất sợ không nhận được sự phản hồi hoặc phản hồi quá lâu từ nhà tuyển dụng. Điều này thể hiện rằng họ không muốn nhận bạn, mặc cho bạn chờ đợi một email trả lời hay một cuộc gọi. Lòng tự trọng của ứng viên sẽ bị tổn thương không nhẹ, một số người bị bỏ lỡ cơ hội khác chỉ vì cố gắng mong chờ nơi họ muốn làm việc.
Cách giải quyết vấn đề: Bạn có hoài bão là tốt, nhưng khi nhà tuyển dụng bặt vô âm tín thì bạn cũng đừng nên mong đợi quá nhiều từ họ. Dù không thể nhận ứng viên nhưng việc phản hồi đơn xin việc, giải thích và cảm ơn đã quan tâm vị trí của họ cũng thể hiện sự chuyên nghiệp từ nơi muốn tuyển dụng. Hãy chủ động gọi điện hoặc gửi email để xác nhận tình trạng đơn xin việc nếu ngày hẹn trả lời đã trôi quá xa. Nếu bên tuyển dụng lạnh nhạt, bạn cũng chẳng việc gì phải buồn vì chắc chắn sẽ có nơi thích hợp hơn với bạn.
Tự vấn bản thân một cách tiêu cực
Nhìn nhận sự hạn chế của mình để khắc phục nó, làm tốt hơn trong lần xin việc tiếp theo là rất đúng. Nhưng bạn có thể bị dẫn đến tiêu cực khi tự vấn bản thân vì cho rằng mình thất bại và muốn buông bỏ.
Cách giải quyết: Hãy cân nhắc lại những nơi bạn muốn ứng tuyển, xác định rõ công việc muốn làm và bắt đầu tìm cách để khẳng định mình trong mẫu đơn xin việc. Từ đó, tư duy, logic lại xem bạn sở hữu những kỹ năng và kiến thức nào mình thích hợp với vị trí đó.
Sợ bị từ chối thẳng thừng
Theo chuyên gia về nhân sự, bị từ chối sẽ dẫn đến hai trường phái cảm xúc của ứng viên. Một là bạn bị bóp nát ước mơ và tự ti bản thân, tự rơi xuống đáy tuyệt vọng. Trường hợp còn lại là bạn sẽ lấy đó làm động lực “chiến đấu” tiếp và mạnh mẽ gấp 100 lần. Biết được điều đó, nhiều nhà tuyển dụng vẫn từ chối thẳng hoặc im lặng khi nhận được thư xin việc của ứng viên.
Cách giải quyết: Bạn không thể bỏ mặc tương lai của mình chỉ vì nhà tuyển dụng không chọn bạn. Vì thế, khi bị từ chối, hãy thể hiện bạn vẫn là người hòa nhã và vui vẻ để nhà tuyển dụng ấn tượng với mình. Từ những lời chê bai điểm hạn chế, bạn có thể lấy đó làm bài học, xem mình thiếu điểm gì và rút kinh nghiệm ở đơn xin việc lần sau.
Sợ phải thay đổi
Bạn từng làm một công việc rất dễ chịu trong quá khứ và muốn có vị trí “êm đềm” như vậy ở tương lại. Bạn sợ phải thay đổi bản thân mình. Thực tế, điều này sẽ giết chết bạn. Nếu bạn gửi đi bức thư xin việc với mong muốn có được công việc yên ổn như vậy, bạn sẽ chẳng thể nào được nhận.
Cách giải quyết: Ứng viên cần có động lực trong công việc của mình. Dừng lại chút để tìm ra đam mê, sở thích và thứ bạn thực sự mong muốn mới giúp bạn có được bức thư xin việc đày màu sắc và hứng khởi gửi đến nhà tuyển dụng. Đừng ngại thay đổi để làm mới bản thân.
Sợ không nhận được mức lương mong muốn
Đa số ứng viên đưa ra sự lựa chọn công việc đều phải phụ thuộc vào yếu tố lương thưởng. Muốn làm nghề mình mong muốn nhưng mức lương quá thấp làm sao đủ sống? Khi bạn gửi thư xin việc đi nhưng vẫn chưa chắc chắn về mức thù lao mình sẽ nhận được, bạn rất dễ bị lúng túng khi viết thư xin việc.
Cách giải quyết: Bạn chỉ nên tìm lời giải đáp băn khoăn này khi phỏng vấn trực tiếp, tuyệt đối tránh đề cập con số cụ thể trong thư xin việc, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng đánh giá là thực dụng. Bạn có đam mê với công việc bao nhiêu thì mức lương sẽ tỉ lệ thuận với điều đó.
Bí quyết để có mẫu đơn xin việc thu hút
Viết đơn xin việc (gửi email hay gửi trực tiếp) đều có bí quyết chung. Bạn cần lưu ý những điểm sau trước khi bắt tay vào viết đơn xin việc để chiếm thiện cảm của nhà tuyển dụng.
- Mở đầu ấn tượng: Quy tắc 6 giây gấn tượng cho nhà tuyển dụng chắc chắn bạn đã được biết qua. Và thật dễ dàng để bạn tìm được quý danh của người hoặc bộ phận sẽ phỏng vấn mình. Thay vì khởi đầu nhàm chán, hãy gửi lời chào cụ thể đến người sẽ phỏng vấn bạn trên thư xin việc.
- Đánh bóng tên tuổi: Sử dụng vài câu để nói về kinh nghiệm, trình độ và học vấn mà bạn thấy rằng điều đó phù hợp với nhu cầu công ty. Nâng tầm quan trọng cá nhân bằng cách hứa hẹn sẽ cống hiến hết sức để giúp tăng doanh thu, tăng hiệu suất công việc lên mức tối đa.
- Kết thúc mở: Sau khi đọc thư xin việc của bạn, người đọc sẽ quyết định nên liên hệ phỏng vấn bạn hay không. Vì vậy đừng quên cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành thời gian đọc thư xin việc, đồng thời bày tỏ mong muốn được hợp tác. Bên cạnh đó, chú ý để lại thông tin liên hệ cá nhân. Hãy nhớ, thư xin việc chỉ nên tóm gọn trong một trang A4 là vừa đẹp nhất.
- Sử dụng từ khóa: Ứng viên nên đọc thật kỹ tin tuyển việc làm của công ty. Từ đó, bám sát nội dung tuyển dụng để viết thư xin việc. Trong quá trình viết đơn, hãy đưa vào một vài từ khóa có trong phần nội dung tuyển ứng viên, miêu tả nổi bật bản thân gắn liền với những từ khóa đó.
Cuối cùng, tuyệt đối không nên dùng một mẫu đơn xin việc để ứng tuyển nhiều nơi, bạn sẽ thất bại hoàn toàn. Dù bạn chỉ làm một lĩnh vực nhưng yêu cầu mỗi nơi luôn khác nhau. Bạn luôn sợ hãi và băn khoăn điều gì đó khi gửi đơn xin việc, hãy cố gắng vượt qua nó. Đảm bảo rằng bản thân bạn không còn vướng mắc bất cứ chuyện gì trước khi ứng tuyển, như vậy mới có thể thành công.
➣➣ Xem ngay: Mẫu CV xin việc nào dễ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng?