Product Manager là gì? Công việc và kỹ năng cần có của một Product Manager
Product Manager là người quản lý sản phẩm. Tùy vào từng công ty sẽ có các định nghĩa khác nhau về nghề này. Vậy chính xác Product Manager là gì? Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn cho bạn về các nội dung liên quan đến định nghĩa này.
Hiểu đúng về Product manager

Công việc của product manager và product management có phải là một. Đây vẫn là một định nghĩa khá mơ hồ đối với nhiều người. Trong thực tế, phần mô tả công việt của product manager thì product management chỉ là một trọng trách trong nhiều workload khác mà thôi.
Product manager là gì?
Product manager còn gọi là người quản lý sản phẩm hay có một cái tên khác là giám đốc sản phẩm. Họ sẽ là người đưa ra chiến lược về sản phẩm, chịu trách nhiệm kết nối, dẫn dắt các bộ phận hoặc tạo ra một quy trình sản phẩm.
Product management là gì?
Product Management – Quản lý sản phẩm, là quá trình trải nghiệm sản phẩm và đưa ra chiến lược phù hợp cho sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh.
Xem thêm: Operation Manager là gì? Tố chất để là một Operation Manager
Vai trò của Product Manager trong doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, người giữ vị trí product manager rất quan trọng. Họ sẽ là người dẫn dắt doanh nghiệp phát triển với chất lượng sản phẩm tốt nhất.
- Đảm bảo tầm nhìn của sản phẩm nhưng vẫn tập trung số một vào khách hàng
- Kết nối các bên, các bộ phận liên quan
- Giúp đạt được các mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
- Đảm bảo sự toàn vẹn của một sản phẩm theo chu kỳ nhất định
Product manager sẽ đảm nhận những nhiệm vụ nào?

Thông thường các công việc của một product manager sẽ bao gồm:
Lãnh đạo và giám sát
Giám đốc sản xuất là người đứng đầu giám sát quá trình sản xuất sản phẩm cũng như nhân sự để đảm bảo sản phẩm hoàn thành đúng kế hoạch. Để cho sản phẩm có chất lượng tốt nhất, đạt chỉ tiêu đề ra chắc hẳn không thể thiếu vai trò của product manager.
Chịu trách nhiệm với sản phẩm
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất như sai, lỗi, hỏng và tìm các giải quyết các vấn đề trên.
Ngoài ra, giám đốc sản phẩm cần đốc thúc nhân sự hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu theo đúng quy trình sản xuất để không bị tắc nghẽn dây truyền sản xuất sản phẩm.
Đưa ra chiến lược phát triển
Product manager sẽ đưa ra các ý tưởng, các chiến lược về sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, cải tiến sản phẩm nhằm góp phần đẩy mạnh doanh thu. Chính vì thếmà họ cần phải có một tầm nhìn , kỹ năng phân tích và đánh giá để định hướng đường đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu và phân tích
Việc nghiên cứu sản phẩm sẽ giúp tìm ra những điểm chưa tối ưu của sản phẩm, từ đó nhà quản lý sản phẩm sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt cho việc phát triển sản phẩm đó.
Đẩy mạnh truyền thông và tiếp thị sản phẩm
Khi hoạt động truyền thông, quảng cáo sản phẩm có hiệu quả và được nhiều đối tượng khách hàng biết đến. Doanh nghiệp sẽ mở rộng thêm được những tập khách hàng mới nhằm thúc đẩy tối đa doanh thu cho công ty.
Quy trình quản lý sản phẩm gồm những bước nào?
Tìm hiểu về thị trường, khách hàng mục tiêu
Việc hiểu rõ về sản phẩm, thị trường cũng như phân khúc khách hàng mục tiêu luôn là điều đầu tiên mà các PM cần nghĩ đến. Không chỉ hiểu về sản phẩm, bạn còn phải hiểu thêm về thị trường tiềm năng, phân tích đối thủ, nắm bắt tâm lý đối tượng khách hàng muốn nhắm tới.
Xem thêm: Target là gì? Cách xác định thị trường, đối tượng mục tiêu hiệu quả
Phát triển chiến lược
Từ thông tin dữ liệu đã thu thập được, phát triển nên một hoạch định cho sản phẩm , Trong kế hoạch này sẽ cần phải có mục tiêu đạt được cũng như mục đích của chiến lược là gì. Hãy trình bày trên một sơ đồ tổng quan cho sản phẩm dưới dạng timeline chi tiết để các thành viên trong nhóm có thể nắm chắc được công việc.
Kế hoạch về Product
Các quản lý sản phẩm sẽ cần phải lên kế hoạch phát triển sản phẩm dựa theo dạng Product Roadmap features
Lên UX và Design
Một sản phẩm để có thể tồn tại được lâu trên thị trường thì cần có giao diện bên ngoài ấn tượng cũng như cách thức sử dụng dễ dàng, không gặp lỗi bug. Vì thế, các PM cũng cần phải chú ý rất kỹ tới công đoạn này.
Phối hợp với các bộ phận có liên quan để phát triển sản phẩm
Sau khi lên kế hoạch chung và chi tiết từng đầu mục, nhà quản lý sản phẩm cần sẽ tiến hành phối hợp với các bộ phận có liên quan để code nên sản phẩm cuối và chuẩn bị cho testing và launching ra thị trường mục tiêu.
Tiếp thu các phản hồi, phân tích dữ liệu để đưa ra phương án tối ưu
Sau khi một loạt các building, testing được ra mắt thị trường. Hãy thu thập và lọc dữ liệu. Cái gì tốt và cái gì chưa tốt để từ đó có phương án lựa chọn tối ưu hơn.
Mức lương của Product Manager hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, mức lương của product manager được phân theo từng nhiều tiêu chí khác nhau, cụ thể:
Lương theo kinh nghiệm
Đối với Product manager, kinh nghiệm là tiêu chí rất quan trọng mà tất cả các nhà tuyển dụng trong doanh nghiệp đều dựa vào đó để đánh giá và đưa ra mức lương phù hợp.
- Những người có 2-3 năm kinh nghiệm: dao động từ 20 – 30 triệu đồng/tháng.
- Người có 3-5 năm kinh nghiệm: trung bình từ 30 – 35 triệu đồng/tháng.
- Đối với ứng viên kinh nghiệm làm việc trong CV trên 5 năm sẽ ở mức trên 35 triệu đồng/tháng.
Lương theo lĩnh vực hoạt động
Hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Chính vì vậy tùy vào đặc thù công việc mà mức lương của product manager cũng khác nhau. Cụ thể:
- Trong lĩnh vực công nghệ: dao động khoảng 35 – 60 triệu đồng/tháng.
- Đối với lĩnh vực sản phẩm may mặc, thời trang: Thu nhập trung bình của quản lý sản phẩm sẽ dao động từ 20 – 40 triệu đồng/tháng.
- Mức lương Product Manager trong lĩnh vực về hàng tiêu dùng, thực phẩm khoảng 20 – 35 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Mức lương ngành công nghệ thông tin: Những vị trí thu nhập hấp dẫn nhất
Phân theo khu vực, địa điểm làm việc
Mức lương của product manager sẽ khác nhau tùy thuộc vào địa điểm làm việc là ở các thành phố lớn hay tỉnh lẻ. Trung bình ở các thành phố mức lương sẽ cao hơn. Cụ thể:
- Tại Hà Nội: Trung bình 23.3 tr/ tháng
- Tại TP.HCM: Trung bình 20tr/ tháng
- Tại Đà Nẵng: Trung bình 20tr/ tháng
Để trở thành một Product Manager giỏi cần rèn luyện những gì?
Thật khó để có thể trở thành một nhà quản lý sản phẩm giỏi khi trước đó bạn chưa từng làm gì về công việc này. Dưới đây là các kỹ năng cần rèn luyện để trở thành một nhà quản lý giỏi:
Hiểu sâu về sản phẩm
Bạn cần luôn đặt cho mình những câu hỏi và câu trả lời cho sản phẩm:
- Sản phẩm này phục vụ đối tượng nào?
- Tại sao lại tồn tại sản phẩm này?
- Sản phẩm của bạn có gì khác với đối thủ?
- Sản phẩm đem lại hiệu quả gì sau khi khách hàng sử dụng?

Trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng như một lập trình viên full-stack
Bất kỳ PM nào cũng nên biết CODE một ít, đơn giản thì có HTML / CSS / Jquery. Bạn có thể không code cả sản phẩm đấy, nhưng nếu có biết về lập trình thì có khi bạn sẽ trang hoàng sản phẩm của mình tốt gấp đôi.
Khả năng làm việc nhóm thành thạo
Kỹ năng giao tiếp là một điều tối quan trọng đối với mọi vị trí về quản lý, điều hành. Các quản lý, trưởng nhóm thường sẽ khó mà thành công nếu như không có cho mình những người đồng đội thật tốt. Và một product manager sẽ cần phải có những người đồng đội xuất sắc và là người có sự đồng cảm cao để giúp hoàn thành mục tiêu đề ra
Xem thêm: Kỹ năng quản lý là gì? Các kỹ năng quản lý quan trọng của một leader
Một số nghề nghiệp liên quan đến Product Manager
Vị trí trưởng nhóm sản xuất
Với vị trí trưởng nhóm sản xuất, bạn sẽ cần phải thực hiện những công việc nhất định như:
- Lên kế hoạch sản xuất định kỳ, đảm bảo công việc diễn ra theo đúng tiến độ
- Đào tạo, nâng cao trình độ cho nhân viên dưới quyền
- Lập báo cáo định kỳ gửi lên cho bộ phận quản lý
Vị trí quản lý sản xuất
Họ chịu trách nhiệm giám sát và nâng cao hiệu quả sản xuất trong doanh nghiệp. Người quản lý sản xuất luôn tìm cách cải thiện hiệu suất công việc, đánh giá thiết bị, quy trình và chất lượng công việc của công nhân viên.
Vị trí giám đốc sản xuất
Giám đốc sản xuất cần có khả năng chịu đựng áp lực, kỹ năng quản lý, giỏi chuyên môn và có năng lực xuất sắc. Bạn cần ít nhất 7 năm kinh nghiệm để có thể đảm nhận được vị trí này. Vì thế hãy cố gắng nỗ lực ngay từ bây giờ, miễn là chúng ra chăm chỉ rèn luyện và phấn đấu, thành công nhất định sẽ mỉm cười.

Xem thêm: Hacker là gì? Tổng hợp những thông tin về hacker bạn cần biết
Product manager là công việc mơ ước và mục tiêu phấn đấu của nhiều người trong sự nghiệp. Nhu cầu tuyển dụng của vị trí này cũng ngày càng nhiều. Hãy nắm bắt cơ hội và phấn đấu nỗ lực hơn nữa để thành công trên con đường đã lựa chọn nhé!

Tìm hiểu fixed cost là gì? Ý nghĩa và vai trò trong quản lý tài chính
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 30-06-2023, 14:02Trong phân tích tài chính, việc hiểu và quản lý fixed cost rất quan trọng để định rõ chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận. Vậy fixed cost là gì? Và tại sao nó lại quan trọng như vậy đối với doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu loại chi phí kinh...

NWC là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính vốn lưu động ròng
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 29-06-2023, 11:44"NWC" là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Nếu là một nhà đầu tư , bạn cần biết NWC là gì và tầm quan trọng của nó đối với hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Để tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này, hãy theo...

Light novel là gì? Khám phá điều thú vị xoay quanh light novel
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 28-06-2023, 12:04Nếu bạn là một fan cuồng văn học của xứ sở mặt trời mọc, chắc hẳn thuật ngữ "Light novel" đã không còn mấy xa lạ. Khác với anime/manga, light novel là một dạng tiểu thuyết khá thịnh hành ở đây. Vậy cụ thể Light novel là gì? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những...

Oracle là gì? Tìm hiểu hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu Oracle
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 26-06-2023, 15:27Trên thị trường hiện nay, "Oracle là gì?" là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi nghiên cứu về hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu. Oracle, một trong những nhà cung cấp database hàng đầu, đã giành được sự tín nhiệm và uy tín từ nhiều tổ chức và doanh...

Otc là gì? Tìm hiểu chi tiết về thị trường cổ phiếu otc
Kỹ Năng Văn Phòng 25-06-2023, 14:30Bạn có bao giờ tự đặt câu hỏi: "Sàn OTC là gì và tại sao nó lại thu hút sự quan tâm và tham gia của các nhà đầu tư trên khắp thế giới?" Trên thị trường chứng khoán, có nhiều sàn giao dịch lớn như Upcom, HNX và HOSE đã thu hút sự quan...

Visual Art là gì? Khám phá ý nghĩa của nghệ thuật hình ảnh
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 23-06-2023, 10:48Visual Art đã trở thành một thuật ngữ quen thuộc đối với những người đã hoạt động lâu trong lĩnh vực nghệ thuật. Tuy nhiên, đối với những người mới tìm hiểu, câu hỏi "Visual Art là gì?" chắc chắn sẽ xuất hiện. Hãy cùng khám phá định nghĩa và những thông tin hấp dẫn...

Cryptography là gì? Tìm hiểu các loại mã hóa thông dụng hiện nay
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 22-06-2023, 11:25Cryptography là thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực công nghệ thông tin chung và tiền điện tử cụ thể. Nó bao gồm ba thành phần là cry, pto và graphy. Từ "graphy" thường được sử dụng trong các danh từ liên quan đến đồ họa, vì vậy nó có liên quan đến hình vẽ....

Quality assurance là gì? Quy trình, phương pháp QA phổ biến
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 21-06-2023, 18:27Ngày nay, thuật ngữ quality assurance (QA) không còn quá xa lạ, đặc biệt đối với những người làm hoặc quan tâm đến ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, có phải bạn đã hiểu đầy đủ về lĩnh vực này chưa? Bộ phận quality assurance đề cập đến nhóm người có trách nhiệm đảm...

Vedette nghĩa là gì? Tiêu chuẩn để chọn Vedette quyền lực
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 20-06-2023, 11:49Vedette là một thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong làng thời trang, là vị trí được xem như yếu tố then chốt tạo nên thành công cho một sự kiện hay dự án lớn nào đó trình diễn trước tất cả mọi người. Không những thế vedette là một vị trí cực kỳ quan...

Hospitality management là gì? Cơ hội việc làm trong tương lai
Cẩm Nang Nghề Nghiệp 19-06-2023, 09:39Câu hỏi "Hospitality là gì?" không còn lạ lẫm với những bạn trẻ đang theo đuổi ngành nhà hàng - khách sạn nữa. Tuy nhiên, liệu mọi người đã thấu hiểu hết tiềm năng phát triển của lĩnh vực này? Cơ hội làm việc sau khi hoàn thành ngành Quản lý Dịch vụ Lữ hành...