Nhân viên bán hàng là gì? Những yêu cầu của nhân viên bán hàng
Nếu bạn là người có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng thuyết phục khách mua hàng. Vậy tại sao bạn lại không thử sức ở công việc nhân viên bán hàng. Bài viết dưới đây của News.timviec.com.vn sẽ giới thiệu tổng quan nhất về nhân viên bán hàng.
KHÁM PHÁ VIỆC LÀM BÁN HÀNG LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !
Nhân viên bán hàng là gì?
Nhân viên bán hàng là bộ mặt của công ty. Người bán hàng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tư vấn, giới thiệu hàng hóa đến với khách hàng. Họ thường làm việc trong các cửa hàng hoặc showroom.
Họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa, tăng doanh số, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong thời đại kinh tế phát triển, nhân viên bán hàng với khả năng bán hàng giỏi sẽ luôn được các doanh nghiệp săn đón.
Công việc của nhân viên bán hàng là gì?
Chịu trách nhiệm nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa
- Nhận hàng, thống kê số lượng vào biên bản giao nhận hàng hóa có đầy đủ chữ kí các bên
- Kiểm tra bao bì, cảm quan sản phẩm có đúng với yêu cầu hay không. Nếu có vấn đề phát sinh cần lập biên bản báo lên cấp trên để có hướng xử lý kịp thời
- Sắp xếp hàng hóa vào trong kho (nếu có) hoặc trưng bày trên cửa hàng.
Trưng bày và sắp xếp hàng hóa
- Vệ sinh cửa hàng sạch sẽ, sắp đặt tem nhãn đúng vị trí, thể hiện đúng giá cả của từng mặt hàng.
- Hàng hóa được sắp xếp phù hợp, khoa học, giàu tính thẩm mỹ cũng góp phần kích thích khách hàng mua sắm.
- Bổ sung hàng mới (nếu còn) lên quầy, tránh trường hợp một mặt hàng nào đó hết tồn kho thì cũng mất luôn vị trí trên quầy hàng.
Tư vấn và bán hàng
Đây là nhiệm vụ chính của nhân viên bán hàng. Người bán hàng cần có kiến thức nhất định về sản phẩm để có thể tư vấn cho khách một cách chính xác nhất.
Một người bán hàng tốt sẽ làm khách hài lòng bởi những tư vấn của mình và giúp khách đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng hơn.
Giải đáp các thắc mắc và khiếu nại về sản phẩm/dịch vụ cho khách hàng
Nhân viên bán hàng là tiếp nhận, xem xét và giải quyết các khiếu nại của khách.
Họ phải nắm được những quy định đổi trả, các quy định giải quyết khiếu nại cho khách hàng.
Ngoài ra, cần có kỹ năng xử lý tình huống tốt để giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, dễ dàng, đem lại cảm giác thoải mái nhất với khách hàng mà không ảnh hưởng đến hiệu quả doanh số, hình ảnh của công ty.
Nếu như việc giải quyết nằm ngoài thẩm quyền thì nhân viên cần nhanh chóng báo lại cho cấp trên để có phương án xử lý kịp thời, tránh làm mất lòng khách.
Yêu cầu, kỹ năng cần phải có của nhân viên bán hàng
Yêu cầu đối với người bán hàng
Ngoại hình ưa nhìn
Ngoại hình chỉnh chu, thần thái vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình với khách hàng. Trang điểm nhẹ nhàng, tự nhiên, sao cho gương mặt được sáng, hồng hào, tươi tỉnh.
Người bán hàng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên bạn luôn phải để ý đến ngoại hình của mình sao cho phù hợp, lịch sự.
Trang phục gọn gàng
Thông thường người bán hàng sẽ luôn được mặc đồng phục theo quy định của công ty, đây cũng là một hình thức phân biệt, nhận diện thương hiệu doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp nhỏ không có đồng phục thì bạn cũng nên mặc trang phục lịch sự như nam thì mặc quần tây, áo sơ mi, giày, nữ có thể mặc váy, áo trắng công sở, giày cao gót
Sức khỏe tốt
Bạn cần phải có một sức khỏe tốt, thể lực tốt, bền bỉ để đảm bảo chất lượng công việc.
Họ không chỉ đứng hay di chuyển trò chuyện, tư vấn với khách hàng, đôi khi bạn sẽ phải bê, vác đồ, dọn dẹp vệ sinh. Vì vậy sức khỏe tốt để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất với nụ cười tươi, nhiệt tình là vô cùng cần thiết
Nắm vững kiến thức chuyên môn
Nhân viên bán hàng cần nắm chắc kiến thức chuyên môn về sản phẩm, các quy định bán hàng, cách chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng, cách up-sale,…
Ngoài ra nhân viên bán hàng còn học cách giải quyết các vấn đề khiếu nại, đổi trả phát sinh để xử lý thật nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Cử chỉ nhanh nhẹn, chuẩn mực
Thái độ lịch sự, niềm nở chào đón khách sẽ ảnh hưởng phần nào đó đến quyết định mua hàng của khách hàng.
Cử chỉ nhanh nhẹn, linh hoạt, biết sắp xếp việc trong cửa hàng cũng rất cần thiết.
Xem thêm: Bí quyết giúp nhân viên bán hàng chốt sale thành công
Kỹ năng cần có của người bán hàng
- Luôn mong muốn được giúp đỡ người khác.
- Đồng cảm với nhu cầu của khách hàng, từ đó hãy thuyết phục khách hàng bằng cách nắm bắt đúng nhu cầu của khách.
- Biết lắng nghe, kiên nhẫn tư vấn, chăm sóc khách hàng cho đến khi khách hàng thỏa mãn nhu cầu.
- Nhanh nhẹn và học hỏi nhanh thông tin sản phẩm, các quy định về chính sách bán hàng.
- Có khả năng làm nhiều việc một lúc. Ngoài tư vấn bán hàng, nhân viên bán hàng có thể kiêm nghiệm thêm cả thu ngân và giao hàng trực tiếp đến nhà khách hàng.
- Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán, xử lý tốt các tình huống xảy ra.
Xem thêm: 7 bước bán hàng chuyên nghiệp giúp bạn luôn thành công
Điểm khác nhau giữa người sale và nhân viên kinh doanh
Môi trường làm việc
Nhân viên kinh doanh làm việc trong môi trường văn phòng hoặc đi gặp đối tác, tự tìm kiếm và mở rộng nguồn khách hàng
Người bán hàng làm việc tại các cửa hàng, tiếp xúc trực tiếp với khách nhằm mục đích bán hàng thu lợi nhuận
Quan điểm của nhân viên kinh doanh và bán hàng khác nhau
Quan điểm bán hàng của nhân viên kinh doanh ở tầm vĩ mô hơn, ngoài việc tăng doanh số, họ còn phải tìm những giải pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp của mình.
Cách thức bán hàng của người bán hàng là bán và tư vấn trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng. Đối với nhân viên kinh doanh cần phải thăm dò nhu cầu của khách hàng và đáp ứng nhu cầu của họ.
Trọng tâm bán hàng của người bán hàng là sẽ bán những gì mà nhà máy sản xuất ra còn nhân viên kinh doanh sẽ phải tiếp cận nhu cầu và đưa ra những giải pháp phù hợp với khách hàng.
Xem thêm: Nhân viên chăm sóc khách hàng là gì? Bạn hiểu gì về ngành nghề này?
Các vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến của nhân viên sale
Nhu cầu tuyển dụng người bán hàng của các công ty là rất lớn và thường làm ở các vị trí sau:
- Nhân viên bán hàng tại siêu thị.
- Bán hàng part time.
- Bán hàng online.
- Nhân viên bán hàng mỹ phẩm.
- Bán hàng quần áo thời trang.
- Nhân viên bán hàng qua điện thoại.
- Bán hàng showroom.
- Nhân viên bán hàng điện máy.
Cơ hội thăng tiến bán hàng cũng rất lớn. Khi quy mô của các công ty này mở rộng, bạn sẽ thăng tiến lên các vị trí:
- Chuyên viên đào tạo bán hàng.
- Giám sát bán hàng.
- Quản lý bán hàng.
- Giám đốc bán hàng.
KHÁM PHÁ VIỆC LÀM BÁN HÀNG LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !
Mức lương của nhân viên bán hàng là bao nhiêu?
Mức lương dành cho nhân viên trong mỗi doanh nghiệp là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, hiệu quả bán hàng, sự hài lòng của khách hàng.
Thông thường, các công ty đều chi trả cho nhân viên sale thường dựa theo công thức: lương cứng + phần trăm doanh thu. Cụ thể:
- Đối với việc làm bán hàng part-time thì thu nhập có thể tính theo giờ và vẫn sẽ được cộng với phần trăm doanh sốkhoảng 5-7 triệu đồng
- Đối với nhân viên full time thu nhập từ 8 triệu trở lên. Thậm chí có thể lên đến 20 triệu/ tháng chưa kể các khoản thưởng doanh số đạt được
Xem thêm: Hé lộ mức lương nhân viên Sale ô tô tại Việt Nam cực hấp dẫn
Các tiêu chí để đánh giá một người phù hợp với bán hàng
Để đánh giá được đâu là một ứng viên phù hợp với vị trí bán hàng, bạn cần đảm bảo rằng mình có thể đáp ứng được một số tiêu chí như sau:
-
Luôn luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để cho khách hàng thấy rằng mình đang hỗ trợ họ giải quyết vấn đề chứ không phải là đang bán hàng cho họ.
-
Không cảm thấy xấu hổ hay ngại ngùng khi trở thành tâm điểm của đám đông.
-
Không cảm thấy phiền não khi bị từ chối.
-
Có khả năng kiêm nhiệm cùng lúc nhiều công việc, ghi nhớ nhiều chi tiết dù là nhỏ nhất.
-
Có thể vừa làm nhân viên bán hàng, vừa làm nhân viên marketing.
-
Dám đặt ra những câu hỏi khó cho khách hàng.
-
Tinh thần làm việc tự giác ngay cả khi không có sự giám sát của cấp trên.
Kinh nghiệm khi đi phỏng vấn nhân viên sale cần lưu ý những gì?
Để có thể có màn phỏng vấn tìm việc làm cho vị trí nhân viên bán hàng thật tốt. Các ứng viên cần chú ý một số điều sau để có thể đảm bảo mình có được màn thể hiện tốt nhất trước mắt nhà tuyển dụng
-
Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ bước nộp CV xin việc
-
Đầu tư trang phục chỉnh tề cho buổi phỏng vấn
-
Trả lời đúng câu hỏi, đưa ra các ví dụ minh chứng cụ thể các tình huống
- Đàm phán lương với nhà tuyển dụng một cách khôn khéo
Tìm việc làm bán hàng ở đâu thì uy tín?
- Tìm trên group Facebook: bạn có thể tìm việc làm nhân viên bán hàng thông qua các group Facebook với từ khóa “bán hàng” hoặc “nhân viên bán hàng”
- Theo dõi tin tuyển dụng trên các tài khoản mạng xã hội của cửa hàng hoặc công ty bạn muốn ứng tuyển
- Tìm việc làm bán hàng thông qua các trang tuyển dụng uy tín như Timviec.com.vn
Trên đây là những chia sẻ của News.timviec.com.vn về công việc của nhân viên bán hàng. Hi vọng các bạn chọn được những công việc bán hàng phù hợp với bản thân và chế độ đãi ngộ tốt nhất.