Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Bí quyết để có thể giao tiếp giỏi

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc cũng là một trong những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Nếu như bạn thường xuyên cảm thấy thất vọng vì lỡ làm sai điều gì đó. Điều này chứng tỏ rằng bạn đang thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Vậy kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì? Cách để rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Cùng News Timviec tìm hiểu ngay nhé!

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc được hiểu là việc học cách để làm chủ các hành vi, thái độ của bản thân trong mọi tình huống cho dù có tiêu cực đến mức độ nào. Hiểu một cách đơn giản, kiểm soát cảm xúc bản thân là một hành động để đưa cảm xúc của bạn trở về trạng thái cân bằng thông qua nhiều phương thức khác nhau.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Bí quyết để có thể giao tiếp giỏi - Ảnh 1
Kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì?

Trong một buổi trò chuyện, đàm phán đôi khi bạn sẽ cảm thấy mình rất nóng giận. Lúc này, việc kiểm soát cảm xúc cần hơn tất cả. Tuy nhiên, với nhiều người thì việc kìm chế cảm xúc là một điều rất khó khi nó chính là động lực để giúp bạn có thể đạt được nhiều thành tích trong công việc. Vậy làm sao để có kỹ năng điều khiển cảm xúc?

Xem thêm: Kỹ năng đàm phán là gì và bí quyết để đàm phán thành công

Tại sao phải rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

Kiểm soát cảm xúc luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống, công việc. Vì đối với một cá nhân, nếu không thể quản lý được thì đó có thể là phương thức nhanh nhất làm hỏng đi các mối quan hệ giữa hai cá nhân với nhau. Cùng với đó là để lộ ra khoảng trống về thái độ khiến cho người khác mất cảm tình với bạn. Chính vì vậy, nếu bạn không biết cách kiểm soát chúng thì rất khó để những cơ hội việc làm mới có thể tới với bạn được.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Bí quyết để có thể giao tiếp giỏi - Ảnh 2
Tại sao phải rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc?

Mặc dù tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc ai cũng nắm được. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được. Đôi khi chỉ vì một phút giận quá mất khôn mà bạn không thể tự chủ được hành vi của bản thân để rồi làm những việc không đáng có.

Biểu hiện của người biết kiểm soát cảm xúc

Đối với những người đã biết cách kiểm soát cảm xúc, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được một số đặc điểm biểu hiện nhất định như:

Làm việc nhiều hơn nói

Với những người điềm tĩnh, hiểu kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp thường sẽ là những người làm việc tốt hơn. Họ thường xuyên chú trọng tới hiệu quả cuối cùng của công việc thay vì nói những lời không đâu. Điều này rất có lợi trong môi trường công sở mang tính chất cạnh tranh một cách lành mạnh.

Chỉ hướng đến mục tiêu cuối cùng

Biểu hiện tiếp theo của một người biết kiềm chế cảm xúc đó là chỉ hướng tới những mục tiêu lớn nhất. Những người này thường sẽ không quan tâm quá nhiều tới các điều nhỉ nhặt dễ trở thành rào cản ngăn họ tiền tới thành công.

Và ngược lại, với những người thường xuyên sao nhãng, bị các vấn đề bên ngoài làm ảnh hưởng thường gặp khó trong việc giữ mình và thường sẽ không đạt được nhiều mục tiêu thành công như kỳ vọng.

Xem thêm: Kỹ năng mềm là gì? Tìm hiểu để tìm ra chìa khóa thành công

Không hề nóng giận vô cớ

Nếu bắt gặp một vấn đề khó khăn, những ai không có kỹ năng kiểm soát cảm xúc thường sẽ lập tức to tiếng và đôi khi sẽ có những hành động không đúng với tiêu chuẩn đạo đức. Những hành động này rất dễ hủy hoại uy tín mà họ đã xây dựng từ bấy lâu.

Tuy nhiên với những người biết kiểm soát cảm xúc, họ thường bình tĩnh tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra một giải pháp phù hợp. Đây luôn được đánh giá là những người có tầm nhìn và rất dễ kiếm được nhiều thành tựu trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Liên tục kiểm điểm bản thân

Việc tự kiểm điểm bản thân giống như một cách thức để giúp mỗi cá nhân tự nhìn nhận lại chính mình xem mình đã mắc những lỗi lẫm nào trong các công việc trước đây. Từ đó đưa ra những bài học, phương pháp sửa chữa để tránh việc đi vào vết xe đổ do chính mình tạo ra ở lần tiếp theo.

Luôn chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ

Việc chủ động giữ liên lạc trong các mối quan hệ được xem như một trong những kỹ năng giao tiếp căn bản. Với những người biết làm chủ cảm xúc, họ luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc giữ liên lạc với các mối quan hệ để gia tăng giá trị thành công cho chính bản thân mình. Vì vậy, những cuộc gặp gỡ tương tác lẫn nhau luôn được duy trì một cách thường xuyên.

Muốn rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần làm gì?

Cảm xúc thường là yếu tố tâm lý không xác định. Tuy nhiên, con người vẫn có thể áp dụng các kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao tiếp để đưa trạng thái tâm lý của bản thân mình về mức cân bằng nhất như.

Lắng nghe cơ thể mình

Không chỉ cần học kỹ năng lắng nghe người khác mà bạn cần biết lắng nghe chính cơ thể mình. Để có thể kiểm soát tâm lý bản thân, bạn phải là người hiểu rõ nhất về thể chất của mình như thế nào. Chỉ đến khi bạn trả lời được những câu hỏi khác nhau liên quan đến trạng thái thể chất của chính mình thì việc xác định cảm xúc tích cực và tiêu cực mới dễ dàng hơn. Lúc này, bạn mới có thể đưa ra được các quyết định một cách sáng suốt nhất.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc: Bí quyết để có thể giao tiếp giỏi - Ảnh 3
Muốn rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc cần làm gì?

Điều chỉnh mọi hành động của cơ thể

Trạng thái tâm lý tiêu cực thông thường sẽ đem lại sự lười biếng nhất định cho bạn. Vì vậy, nếu đang trong trạng thái cảm xúc này, bạn cần điều chỉnh một số hành động của mình để đưa về trạng thái tâm lý cân bằng như:

  • Hít thở sâu
  • Thả lỏng cơ thể
  • Mỉm cười
  • Thay đổi tư thế làm việc sao cho thoải mái nhất…

Những điều này sẽ giúp bạn có thể nâng cao mức độ tập trung và nảy ra những ý tưởng mới cho mình.

Rèn luyện sự tư duy

Mọi sự vật, hiện tượng trong cuộc sống đều diễn ra có nguyên do của nó. Vì thế nếu bạn luôn rèn luyện cho mình một suy nghĩ tích cực thì mọi hành động của bạn trong công việc cũng như trong cuộc sống sẽ trở nên đẹp hơn rất nhiều. Thay vì việc để ý quá sâu tới khuyết điểm của người khác, bạn hãy tìm thêm nhiều điểm mạnh của đối phương. Hoặc đôi khi chỉ cần bạn nhìn thẳng vào các lỗi lần của bản thân mình và rút ra kinh nghiệm để các lần sau không mắc phải cũng đã là rất tốt.

Xem thêm: Kỹ năng cứng là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng

Rèn luyện sự tự tin

Với nhiều người, sự tự tin chỉ tới khi bạn thấy tâm lý của mình trở nên thoải mái nhất. Do đó, để có thể rèn luyện được sự tự tin cho chính mình, hãy tập luyện trước với gương hoặc máy quay để làm quen với cảm giác đứng trước đám đông trước rồi mới tìm cơ hội để thể hiện năng lực của bản thân mình trước nhiều người.

Phương pháp kiểm soát cảm xúc tiêu cực của bản thân

Tâm lý tiêu cực chính là kẻ thù lớn nhất mà bạn cần phải loại bỏ nếu muốn mình có thể làm được nhiều việc. Vì vậy, bạn nên áp dụng những các thức kiểm soát như sau:

  • Không đổ lỗi sai cho đối phương
  • Can đảm nhận sai
  • Tìm cách giải quyết lỗi sai
  • Không so đo thiệt hơn
  • Vứt bỏ các suy nghĩ, lời phàn nàn vô căn cứ
  • Suy nghĩ mọi thứ với tư duy tích cực

Trên đây là một số chia sẻ của Newstimviec về câu hỏi kỹ năng kiểm soát cảm xúc là gì. Hy vọng với những gợi ý rèn luyện kỹ năng này của website sẽ hữu ích với bạn trong quá trình đi tìm kiếm công việc mơ ước.

Bài viết liên quan: 


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.