Kỹ năng đàm phán là gì? Mục đích của đàm phán là gì ?
Kỹ năng đàm phán, thương lượng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng với mỗi chúng ta dù là trong công việc hay cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu về nó nhé!
Kỹ năng đàm phán là gì?
Kỹ năng đàm phán hay thương lượng là quá trình trao đổi, bàn luận giữa 2 hoặc nhiều bên để đưa ra những thỏa thuận chung, những ý kiến thống nhất khiến 2 bên đều hài lòng. (1)
Kỹ năng đàm phán là tập hợp những kỹ năng mềm như thương lượng, lập kế hoạch, giao tiếp, hợp tác,… Trong các cuộc giao tiếp hàng ngày việc xảy ra bất đồng là hết sức bình thường. Và trong kinh doanh những ý kiến bất đồng có thể gây ra những tranh chấp. Do vậy sẽ cần đến những kỹ năng đàm phán khéo léo để đẹp lòng cả hai bên.
Mục tiêu của đàm phán là gì?
Đàm phán có thể diễn ra với mục đích thảo luận về các mối quan tâm chung để đi đến kết luận cuối cùng hoặc giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.
Hoạt động đàm phán xuất hiện nhiều trong cuộc sống của mỗi chúng ta, từ những việc nhỏ nhất cho đến những sự kiện trọng đại. Khi đi chợ mua đồ, bạn tiến hành mặc cả với người bán hàng để có được mức giá tốt nhất – đó là đàm phán, thương lượng. Các doanh nhân cũng thường đàm phán với các đối tác về những dự án chung. Các chính trị gia của các quốc gia khác nhau ngồi xuống cùng đàm phán về một vấn đề hệ trọng có liên quan đến quốc gia của họ… Nói chung, kỹ năng đàm phán, thương lượng là một trong những kỹ năng quan trọng đối với mỗi người chúng ta dù là trong công việc hay cuộc sống. Ai ai cũng nên rèn luyện loại kỹ năng này để sử dụng trong những trường hợp cần thiết.
Bỏ túi ngay : 7 Kỹ năng giao tiếp mà bạn cần có khi làm việc
Những điều cần nhớ khi đàm phán
Tiếp nối phần khái niệm về kỹ năng đàm phán, hãy cùng chúng tôi khám phá về những điều cần nhớ để đàm phán đạt hiệu quả nhé!
- Đàm phán là hoạt động tự nguyện, không ai có thể bắt buộc người khác tham gia đàm phán với mình nếu họ không đồng ý
- Không phải cuộc đàm phán nào cũng có thể kết thúc bằng thỏa thuận dù mục đích cuối cùng của hoạt động này là các bên đạt được thỏa thuận chung
- Không đạt được thỏa thuận chưa chắc đã là kết quả xấu, đôi khi nó lại là sự may mắn
- Thời gian ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình trình cũng như kết quả của cuộc đàm phán
- Kết quả tốt nhất sau một cuộc đàm phán chính là cải thiện được tình hình hiện tại của các bên để họ có thể cùng nhau hợp tác và phát triển lâu dài
- Tiến trình đàm phán có thể bị ảnh hưởng bởi đại diện đàm phán của các bên, vì vậy hãy chọn người đàm phán thích hợp nhất
Bí quyết để đàm phán thành công trong kinh doanh
Sau khi “bật mí” với bạn khái niệm kỹ năng đàm phán là gì và những điều cần nhớ khi tiến hành đàm phán, chúng tôi sẽ tiết lộ cho bạn một số bí quyết để đàm phán thành công trong kinh doanh nhé!
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng
Đừng khiến cuộc đàm phán căng thẳng ngay từ phút đầu bằng thái độ gay gắt và những đòi hỏi từ phút đầu gặp mặt. Điều đó chỉ khiến đối phương ấn tượng xấu với bạn và khiến buổi thương lượng thất bại mà thôi. Hãy tạo nên một bầu không khí thân thiện và dễ chịu để đối phương có ấn tượng tốt với bạn.
Ấn tượng ban đầu chỉ có một lần mà thôi, nếu bạn làm hỏng cơ hội ấy thì bạn sẽ chẳng có thêm lần 2 để sửa lỗi đâu. Gương mặt tươi cười, thái độ hòa nhã và cởi mở sẽ là một khởi đầu tốt cho cuộc đàm phán của bạn. Một khi đã tạo được thiện cảm với họ rồi thì chuyện gì cũng trở nên dễ nói hơn!
Đừng bỏ lỡ: Các vị trí việc làm kinh doanh lương cao đang được tuyển dụng
Xác định mục tiêu đàm phán và bám sát nó
Khi bước vào cuộc đàm phán, bạn phải xác định được mục tiêu của mình là gì và luôn nhớ kỹ nó trong cuộc đàm phán để không bị chệch khỏi “đường ray”. Có mục tiêu và bám sát nó cũng khiến bạn trở nên khéo léo, thông minh và chuyên nghiệp hơn trong mắt đối tác bên kia.
Học cách lắng nghe đối tác
Lắng nghe là một trong những kỹ năng văn phòng rất quan trọng và nó đặc biệt cần thiết trong quá trình đàm phán. Nếu bạn muốn cuộc đàm phán thành công tốt đẹp thì bạn phải chăm chú lắng nghe những điều mà đối phương nói. Việc lắng nghe không chỉ giúp bạn hiểu rõ mục đích, phương hướng của đối phương để đưa ra những “đối sách” hợp lý mà còn giúp bạn “ghi điểm” với họ. Tại sao ư? Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng khi bạn lắng nghe cặn kẽ những lời họ nói đó!
Đừng thương lượng quá nhiều
Không thương lượng quá nhiều cũng là một trong những bí quyết đàm phán cực kỳ hiệu quả của những người đã thành công trong nghề kinh doanh. Nếu bạn là người bán, bạn cần hiểu rõ về sản phẩm và giá trị của đơn hàng trước khi thuyết phục đối tác, tránh nói nhiều làm mất thời gian của hai bên. Trong trường hợp bạn là người mua, bạn nên xem kỹ chất lượng của sản phẩm và cân nhắc ngân sách cho phù hợp, vì mức độ thành công sẽ tùy thuộc vào sự quyết đoán của bạn.
Không để cảm xúc chi phối
Một sai lầm nghiêm trọng của các nhà đàm phán nghiệp dư là họ luôn công kích, đe dọa và yêu cầu đối tác làm theo phương án của họ mà không ngờ rằng việc này chỉ gây phản tác dụng. Bạn nên cố gắng giữ bình tĩnh, kiên trì và thân thiện, kể cả khi đối tác của bạn cũng bắt đầu mất bình tĩnh.
Trên đây là bài viết của trang thông tin việc làm News.timviec.com.vn xoay quanh vấn đề kỹ năng đàm phán, thương lượng trong kinh doanh. Vậy bạn có hay phải đàm phán trong công việc hay cuộc sống không? Bạn cảm thấy kỹ năng này có quan trọng không? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Tham khảo thêm: Kỹ năng cứng là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng cứng