Inbound Logistics là gì? Phân biệt Inbound Logistics và Outbound Llogistics?

Trong lĩnh vực Logistics chắc hẳn không còn quá xa lạ với thuật ngữ Inbound Logistics gắn liền với hoạt động sản xuất. Trong đó, Inbound Logistics là gì là cụm từ được tìm kiếm nhiều nhất. Để có góc nhìn tổng quan hơn về một chu trình Logistics liền mạch, chặt chẽ, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây nhé!

Inbound Logistics là gì?

Thuật ngữ Inbound Logistics còn được gọi là Logistics đầu vào, hay nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Đây được hiểu là hoạt động quản lý, kiểm soát nguồn nguyên liệu hay bán thành phẩm từ các nhà cung ứng, nhà sản xuất trước khi đưa vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Inbound Logistics là gì? Phân biệt Inbound Logistics và Outbound Llogistics? - Ảnh 1
Inbound Logistics là gì?

Xem thêm: Thủ kho là gì? Những kỹ năng để trở thành thủ kho giỏi

Theo đó quá trình này phụ trách nhiều hoạt động khác nhau của doanh nghiệp từ việc xử lý nguyên vật liệu, vận chuyển, phân phối cho đến khâu kiểm soát tồn kho và lưu trữ hàng hóa,… tất quả quá trình này đều nằm trong Inbound logistic. Việc quản lý cùng một lúc nhiều công đoạn giúp tạo điều kiện thuận lợi đẩy nguồn nguyên liệu đến các đầu mối sản xuất để tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất hàng hóa thành phẩm tốt nhất.

Inbound Logistics là giai đoạn khởi đầu của một chuỗi cung ứng, đây là giai đoạn quan trọng quyết định đến tình trạng hoạt động của các giai đoạn sau đó, khá phức tạp nên rất cần sự cẩn thận và chỉnh chu ngay từ đầu.

Vai trò của quy trình Inbound Logistics 

Trên thực tế, vai trò của Inbound Logistics trong chuỗi cung ứng, nắm giữ một vai trò rất quan trọng. Bởi đây là khâu đầu tiên của quá trình sản xuất trước khi tạo ra thành phẩm cuối cùng, phân phối đến tay người tiêu dùng. Dưới đây là một số vai trò nổi bật:

Inbound Logistics là gì? Phân biệt Inbound Logistics và Outbound Llogistics? - Ảnh 2
Vai trò của quy trình Inbound Logistics

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Vận đơn là gì? Cách phân loại vận đơn trong ngành Logistics

  • Nếu Inbound logistics ban đầu được diễn trơn tru, thuận tiện và đạt được hiệu quả sẽ giúp cho cá nhân/doanh nghiệp đó tăng doanh thu, giảm chi phí, đảm bảo được thành phẩm cuối cùng đạt được chất lượng cao => Sự hài lòng của khách hàng khi dùng sản phẩm sẽ được cải thiện đáng kể
  • Trường hợp đầu vào hoạt động kém hiệu quả, quản lý không đúng cách sẽ khiến cá nhân/doanh nghiệp bị giảm nguồn doanh thu, tăng chi phí sản xuất, lãng phí các nguồn nguyên liệu đầu vào.
  • Dù rất quan trọng nhưng có nhiều doanh nghiệp vẫn bỏ qua khâu Inbound Logistics, bởi thường họ hay tập trung đi sâu vào dịch vụ chăm sóc khách hàng, không quá quan tâm đến hoạt động sản xuất, quản lý => Điều đó dẫn đến thành phẩm kém chất lượng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của Công ty.
  • Việc kiểm soát các quy trình Logistics đầu vào sẽ đảm bảo được cước vận chuyển, đảm bảo quá trình quản lý hàng tồn kho  được chính xác

Quy trình Inbound Logistics hoạt động như thế nào?

Dưới đây là quy trình hoạt động cụ thể của Inbound Logistics:

Inbound Logistics là gì? Phân biệt Inbound Logistics và Outbound Llogistics? - Ảnh 3
Quy trình Inbound Logistic diễn ra như thế nào?
  • Tìm nguồn cung ứng mua hàng hóa, nguyên vật liệu: Xác định, giới thiệu thông tin các nhà cung cấp tiềm năng. Sau đó, nhận báo giá, đàm phán, phân loại và quản lý danh sách các nhà cung cấp đó.
  • Đặt hàng/Mua hàng: Doanh nghiệp sản xuất sẽ tiến hành mua các nguyên vật liệu cần thiết và dự báo được thời điểm mua hàng hợp lý sao cho sản xuất được diễn ra liên tục, trơn tru không ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất
  • Vận chuyển: Xem xét doanh nghiệp nên sử dụng phương tiện nào để vận chuyển: Tàu hỏa, xe tải, máy bay,…Và lựa chọn vận tốc giao hàng, thực hiện ký hợp đồng với bên thứ ba về giá cả và lộ trình
  • Tiếp nhận: Tiếp nhận hàng hóa, nguyên vật liệu, sau đó bốc dỡ hàng, kiểm kê hàng để đảm bảo đúng số lượng đơn đặt hàng
  • Xử lý: Thực hiện di chuyển các hàng hóa, nguyên vật liệu đã nhận về kho/sân, bên nhận hàng
  • Lưu trữ và nhập kho: Thực hiện quản lý các nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất hay giao cho khách. Phải đảm bảo hàng hóa được đặt tại vị trí hợp lý, hoàn thành được điều kiện bảo quản thích hợp
  • Quản lý tiến độ và lịch trình: Đảm bảo nguyên vật liệu giao đến cơ sở Doanh nghiệp Logistics đúng hẹn
  • Phân phối: Vận chuyển các hàng hóa, nguyên vật liệu đúng đơn hàng
  • Theo dõi đơn hàng: Kiểm tra kỹ các thông tin về khía cạnh của đơn đặt hàng như: Biên lai, vị trí lưu kho, giấy tờ giao nhận,….
  • Kiểm tra thông tin các khía cạnh của đơn đặt hàng như vị trí lưu kho, giấy tờ giao nhận, biên lai,..
  • Logistics ngược: Thực hiện vận chuyển hàng hóa mà khách hoàn lại vì lý do như: vấn đề trong khâu giao hàng, bị lỗi, sửa chữa,….

Các hoạt động trong Inbound Logistics là một hệ thống móc xích với nhau, hỗ trợ và diễn ra liên tục trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đi theo mô hình Just in Time, cần đúng đủ chất lượng, số lượng thời điểm sản xuất. Trong trường hợp, các tiêu chí không đạt yêu cầu thì quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn, phát sinh ra nhiều chi phí.

Xem thêm: Hạn ngạch nhập khẩu là gì? Nó có thực sự cần thiết hiện nay?

Sự khác nhau giữa Inbound Logistics và outbound Logistics

Dưới đây là các tiêu chí phân biệt giữa Inbound Logistics và Outbound Logistics:

Inbound Logistics Outbound Logistics
Quá trình thực hiện Thu mua -> Vận chuyển -> Giao nhận vật liệu, hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu,… -> Đến nhà máy, nhà kho, cửa hàng bán lẻ. Thực hiện lập kế hoạch -> Kiểm soát, thực thi việc phân phối hàng hóa -> Hoàn thiện cho người tiêu dùng cuối cùng.
Tối ưu Just in time Chi phí
Ngoại thương Nhập khẩu Xuất khẩu
Mối quan hệ Giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp sản xuất. Giữa công ty và khách hàng cuối cùng
Hoạt động Thu mua, lưu trữ, phân tán Đóng gói và phân phối

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động logistic đầu vào

Xu thế toàn cầu hóa 

Các hiệp định thương mại toàn cầu hiện nay đã phân chia thế giới thành các khối thương mại lớn như: EU, ASEAN…. Với các hiệp định này, hàng hóa của mọi quốc gia có thể dễ dàng giao dịch và không hề bị cản trở bởi biên giới quốc gia như trước đây khi nhiều đất nước vẫn còn bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước với nhiều công cụ thuế quan, các hình phạt nhất định. Một số hiệp định thương mại phổ biến hiện nay có thể kể tới như:

  • Thỏa thuận giữa Canada với EU và 11 đối tác xuyên Thái Bình Dương
  • Hiệp định đối tác thương mại, đầu tư xuyên đại tây dương do Hoa Kỳ ký kết với EU
  • Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giữa trung Quốc và 15 quốc gia lớn khác ở châu Á…

Sau khi các hiệp định này hoàn thành, hàng hóa giữa các quốc gia trong khu vực sẽ được giao dịch một cách rất dễ dàng. Cùng với đó, các công ty đa quốc gia liên tục có những bước phát triển mạnh mẽ để giúp đỡ các doanh nghiệp điều chỉnh các chuỗi cung ứng nhằm giảm thuế các chi phí phát sinh như thuế, chi phí kho vận…. Tất cả những điều này đã tác động lớn tới ngành Logistics cũng như hoạt động Logistics đầu vào nói riêng.

Xem thêm: Cán cân xuất nhập khẩu là gì? Vài điều nên biết về xuất nhập khẩu

Sự phát triển của công nghệ thông tin 

Bên cạnh những hiệp định thương mại toàn cầu có tác động lớn tới kinh tế vĩ mô cũng như hoạt động Logistics, những tiến bộ khách nhau trong CNTT hiện cũng tiếp tục định hình lại chuỗi cung ứng và hoạt động thương mại điện tử một cách rõ ràng. Khi xu hướng mua sắm trực tuyến lên ngôi, các doanh nghiệp buộc lòng phải suy nghĩ đa dạng hơn về cách thức phân phối, thực hiện đơn đặt hàng và xử lý hàng hoàn trả lại trong Inbound Logistics.

Ngoài ra, công nghệ trí tuệ nhân tạo phát triển không ngừng hiện cũng góp sức rất lớn trong hoạt động Inbound Logistics  hiện nay. Theo nhiều dự báo, sẽ có hơn 30% nhân sự làm việc trong hoạt động kho vận sẽ thực hiện công việc với sự trợ giúp của các robot di động trong năm 2023. Đồng thời, một nữa trong số các công ty lớn trên toàn cầu sẽ sử dụng AI, IoT trong hoạt động quản lý chuỗi supply chain của mình.

Cơ hội việc làm ngành Inbound Logistic hiện nay

Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã có những tác động không nhỏ tới hoạt động Inbound Logistics cũng như các cơ hội việc làm thuộc lĩnh vực này. Vậy tình hình cơ hội việc làm Inbound Logistics hiện nay ra sao?

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh trong lĩnh vực vận chuyển, giao nhận, Logistics đặc biệt với sự phát triển của quá trình toàn cầu hóa. Inbound Logistics luôn cần số lượng lớn nhân lực để đảm bảo chất lượng của khâu đầu tiên trong chuỗi cung ứng này. Đây là cơ hội tốt cho các bạn trẻ có dự tính theo đuổi ngành nghề này.

Một số việc làm thuộc ngành này như:

  • Chuyên viên điều phối
  • Nhân viên vận chuyển, giao nhận hàng hóa (Shipper)
  • Nhân viên quản lý kho bãi
  • Chuyên viên kiểm soát chất lượng
  • …….

Bên cạnh những cơ hội phát triển thì cũng không ít những thách thức mà bạn có thể gặp trong công việc này. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, robot, máy móc hỗ trợ con người khá nhiều trong các hoạt động vận chuyển hay quản lý kho bãi, giúp giảm sức nặng công việc nhưng kèm với đó có thể mất đi cơ hội việc làm của nhân viên. Do vậy ứng viên ngành này cần không ngừng phát triển, trau dồi kỹ năng để không bị tụt hậu.

Xem thêm:

Trên đây là những thông tin câu hỏi: Inbound logistics là gì? Sự khác nhau giữa Inbound Logistics và Outbound Logistics? Mong rằng với những chia sẻ của News.timviec sẽ giúp bạn có góc nhìn mới mẻ hơn về thuật ngữ này. Nếu bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ đến mọi người nhé. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.