[TÌM HIỂU] Vận đơn là gì? Cách phân loại vận đơn trong ngành logistics
Vận đơn hiểu đơn giản là đơn vận tải, là một loại chứng từ vận tải. Bạn muốn hiểu rõ hơn về khái niệm vận đơn là gì thì hãy đọc tiếp nhé!
Tìm hiểu về vận đơn
Vận đơn là gì?
Muốn hiểu cụ thể vận đơn là gì, chúng tôi cần phân tích 2 yếu tố “vận” và “đơn”. “Vận” là vận tải, vận chuyển… còn “đơn” là một loại phiếu ghi nhận thông tin mà chúng ta hay sử dụng. Gộp 2 yếu tố này lại, chúng ta có thể hiểu vận đơn là loại đơn vận tải dùng để ghi thông tin liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa. Vận đơn có nhiều loại khác nhau như vận đơn hàng không, vận đơn đường biển, phiếu gửi hàng đường sắt…
Vận đơn cũng được giải thích là một loại chứng từ được ký phát bởi người vận chuyển hàng, đại lý của người vận chuyển, thuyền trưởng (đối với vận tải đường biển)… sau khi hàng đã được nhận, xếp lên tàu hoặc chờ xếp lên tàu. Trong tiếng Anh, chúng ta cũng có cụm từ “Bill of lading” có nghĩa tương tự với “vận đơn” trong tiếng Việt nhưng nó thường chỉ loại vận đơn đường biển chứ không phải các loại vận đơn khác.
THAM KHẢO – Inbound logistics là gì? Những thông tin cần nắm rõ
Chức năng của vận đơn là gì?
Vận đơn là chứng từ dùng để xác nhận quyền sở hữu đối với các loại hàng hóa được liệt kê trong đơn. Và nó sẽ được coi là loại giấy tờ có giá trị sử dụng thật sự. Bạn có thể dùng nó để mua bán, chuyển nhượng, cầm cố…
Vận đơn còn chính là biên lai của người vận tải, nó được coi như giấy xác nhận của người vận chuyển rằng họ đã nhận được hàng để tiến hành chuyên chở. Người vận chuyển chỉ giao hàng cho ai xuất trình được vận đơn mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. Đó mới là vận đơn hợp lệ!
Vận đơn cũng là bằng chứng để xác nhận hợp đồng vận tải đã ký kết, nó cũng sẽ nêu rõ nội dung của hợp đồng ấy. Trong trường hợp này, nó có chức năng xác định quan hệ pháp lý giữa chủ nhân của món hàng và người vận chuyển hàng cũng như quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển hàng và người nhận hàng.
Nội dung vận đơn gồm những gì?
Vận đơn hợp lệ phải có đầy đủ những nội dung sau đây:
- Tên – địa chỉ người vận chuyển hàng
- Tên – địa chỉ người gửi hàng
- Tên – địa chỉ người nhận hàng
- Đại lý, bên thông báo chỉ định
- Cảng xếp hàng
- Cảng dỡ hàng
- Tên, mã hiệu, số lượng, trọng lượng… của hàng hóa
- Cước phí và phụ phí
- Số lượng bản gốc vận đơn
- Thời gian – địa điểm cấp vận đơn
- Chữ ký của người vận chuyển hàng (thuyền trưởng, người đại diện, đại lý…)
XEM THÊM: 3PL là gì? Chiến lược 3pl trong Logistics doanh nghiệp tại Việt Nam
Phân loại các dạng vận đơn
Vận đơn có thể được chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào tiêu chí chúng ta dùng để phân loại. Dưới đây là một kiểu phân loại phổ biến để bạn tham khảo:
Căn cứ vào quan hệ trong việc trả hàng của vận đơn
Vận đơn chủ
Vận đơn chủ (tiếng Anh gọi là “Master Bill of lading) là loại chứng từ ghi thông tin hàng hóa được vận chuyển giữa các đại lý vận tải. Đơn vị phát hành loại vận đơn này là các hãng tàu hoặc hãng hàng không… Vận đơn chủ sẽ có các thông tin như: người gửi hàng, nhận hàng; tên phương tiện vận chuyển, tên cảng bốc/dỡ hàng, tên hàng, trọng lượng hàng…
Vận đơn thứ
Vận đơn thứ (tiếng Anh gọi là “House Bill of lading”) là loại chứng từ ghi thông tin vận chuyển hàng giữa bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Đơn vị phát hành loại vận đơn này thường là các công ty Forwarder phát hành. Nó sẽ bao gồm các thông tin như: tên người gửi hàng – nhận hàng, tên phương tiện dùng để vận chuyển, tên hàng, trọng lượng, ngày bốc/dỡ hàng…
Tìm hiểu thêm – Giấy phép kinh doanh: Giấy tờ bắt buộc phải có khi lập doanh nghiệp
Khả năng chuyển nhượng lưu thông của vận đơn
Vận đơn theo lệnh
Vận đơn theo lệnh (trong tiếng Anh gọi là “To Order B/L”) là loại đơn là tại ô “người nhận hàng” không ghi tên người nhận mà thay vào đó là 2 chữ “Theo lệnh” (hoặc “To order” nếu là vận đơn tiếng Anh) kèm theo tên một đơn vị nào đó.
Ví dụ, vận đơn có thể ghi: “Theo lệnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” chẳng hạn. Với trường hợp vận đơn chỉ có 2 chữ “Theo lệnh” mà không kèm tên đơn vị ra lệnh thì chúng ta mặc định hiểu là người giao hàng sẽ có quyền phát lệnh trả hàng.
Loại vận đơn này có thể được chuyển nhượng nếu người có quyền phát lệnh trả hàng ký hậu ở mặt sau vận đơn. Còn nếu vận đơn không được ký hậu thì chỉ người có quyền phát lệnh trả hàng mới có thể nhận hàng từ bên vận chuyển.
Vận đơn đích danh
Vận đơn đích danh trong tiếng Anh được gọi là “Straight B/L”. Nó là loại vận đơn ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng, nó cũng ghi rất rõ ràng thông tin của người gửi và người nhận hàng thực tế. Và chỉ người nhận có tên ghi trên đơn mới có thể nhận hàng, không có ai có thể thay thế người ấy. Không giống như vận đơn theo lệnh, bạn không thể chuyển nhượng loại vận đơn này thông qua hình thức ký hậu.
Vận đơn vô danh
Vận đơn vô danh có tên tiếng Anh là “Bearer B/L”. Nó có đặc điểm đặc trưng là ô “Người nhận hàng” không ghi thông tin gì, thường để trống. Người vận chuyển hàng sẽ giao cho người xuất trình được vận đơn, dù là ai cũng được, chỉ cần họ có vận đơn là đủ điều kiện nhận hàng. Loại vận đơn này có thể chuyển nhượng thông qua việc trao tay.
Căn cứ vào cách chuyên chở hàng
- Vận đơn đi thẳng (tiếng Anh gọi là “Direct B/L”)
- Vận đơn chở suốt (tiếng Anh gọi là “Through Bill of Lading”)
Căn cứ vào thời gian cấp vận đơn và bốc hàng lên tàu
Khi chúng ta so sánh thời gian cấp vận đơn với thời gian bốc hàng lên tàu thì vận đơn có thể chia ra thành 2 loại:
- Vận đơn nhận hàng để xếp (tiếng Anh gọi là “Received for Shipment B/L”)
- Vận đơn đã xếp hàng (tiếng Anh gọi là “Shipped on Board B/L”)
Căn cứ vào cách phê chú trên vận đơn
- Vận đơn hoàn hảo (tiếng Anh gọi là “Clean Billof Lading”)
- Vận đơn không hoàn hảo (tiếng Anh gọi là “Unclean Bill of Lading”)
► Tìm hiểu: Những kiến thức hay từ cẩm nang nghề nghiệp để trang bị những kỹ năng cần thiết khi đi xin việc.
Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về vận đơn. Bạn chắc hẳn đã hiểu được vận đơn là gì, chức năng, nội dung và cách phân loại nó. Hi vọng đây chính là những thông tin bạn đang tìm kiếm!