Học phí Đại học Văn hóa Hà Nội: Thông tin chi tiết mới nhất 2022
Học phí Đại học Văn hóa Hà Nội là một trong rất nhiều thắc mắc của các bạn học sinh Trung học Phổ thông đang sắp bước lên ngưỡng cửa đại học. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm ra câu trả lời chi tiết cho thắc mắc này nhé!
Giới thiệu chung về Đại học Văn hóa Hà Nội
Giới thiệu chung về Đại học Văn hóa Hà Nội
Thông tin cơ bản về Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Tên trường: Đại học văn hóa Hà Nội
- Tên tiếng Anh: Hanoi University of Culture (HUC)
- Mã trường: VHH
- Loại trường: Công lập
- Hệ đào tạo: Đại học – Sau đại học
- Địa chỉ: Số 418, đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
- SĐT: : 0243.8511.971
- Email: [email protected]
- Website: http://www.huc.edu.vn/
- Facebook: www.facebook.com/HUC1959
Lịch sử phát triển của Đại học Văn hóa Hà Nội
Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Theo Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hoá, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập ngày 26/3/1959. Trường đã trải qua 4 giai đoạn phát triển:
- Giai đoạn 1: Từ 1959 đến 1960
Trường mang tên “Trường Cán bộ văn hoá”. Nhiệm vụ của trường khi đó là bồi dưỡng kiến thức, chính trị và nghiệp vụ cho cán bộ văn hoá.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 8/1960 đến 1977
Trường được đổi tên thành trường “Lý luận nghiệp vụ văn hoá” theo quyết định số 127/VHQĐ của Bộ Văn hoá.
- Giai đoạn 3: Từ 5/9/1977 đến 1982
Trường được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghiệp vụ văn hoá theo quyết định số 246/CP của Thủ tướng Chính phủ với chức năng đào tạo cao đẳng các ngành nghiệp vụ văn hoá.
- Giai đoạn 4: Từ 4/9/1982 đến nay
Trường một lần nữa được nâng cấp thành Trường Đại học Văn hoá Hà Nội theo quyết định số 228/TC-QĐ của Thủ tướng Chính phủ. Chức năng của trường là đào tạo các cán bộ thư viện, cán bộ bảo tồn bảo tàng, phát hành sách, văn hoá du lịch và những người tổ chức hoạt động văn hoá.
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Xem thêm: Đại học Văn hóa Hà Nội: Thông tin tuyển sinh, cơ hội việc làm
Đại học Văn hóa Hà Nội học phí là bao nhiêu?
Học phí Trường Đại học Văn hóa Hà Nội năm 2021 – 2022
Theo như công bố, mức học phí sinh viên phải đóng trong năm là 286.000đ/ tín chỉ. Tổng số tiền trong năm sẽ tùy thuộc vào số tín chỉ mà sinh viên đăng ký. Trung bình mức học phí mỗi sinh viên phải đóng là khoảng 10.000.000đ/ năm.
Học phí Đại học Văn hóa năm 2020 – 2021
Học phí trong năm được phân chia thành các mức như sau:
Ngành | Học phí ( VNĐ/ năm) |
Luật Quốc tế | 13.685.000 |
Luật kinh tế | 13.685.000 |
Luật | 13.685.000 |
Tài chính – ngân hàng | 13.685.000 |
Thương mại điện tử | 13.685.000 |
Quản trị kinh doanh | 13.685.000 |
Kế toán | 13.685.000 |
Ngôn ngữ Trung Quốc | 14.350.000 |
Ngôn ngữ Anh | 14.350.000 |
Thiết kế công nghiệp | 14.350.000 |
Kiến trúc | 14.350.000 |
Quản trị dịch vụ Du lịch và lữ hành | 14.350.000 |
Công nghệ thực phẩm | 14.350.000 |
Công nghệ sinh học | 14.350.000 |
CNKT điều khiển và tự động hóa | 14.350.000 |
CNKT Điện tử – Viễn thông | 14.350.000 |
Công nghệ thông tin | 14.350.000 |
Học phí áp dụng trong năm 2019 – 2020
Trong năm 2019 – 2020, nhà trường quy định rằng 1 tín chỉ tương đương với 216.000đ. Như vậy, trong một năm học, khoản phí sinh viên cần đóng sẽ ở mức từ 8.000.000đ đến 9.000.000đ, tùy thuộc vào số tín chỉ mà sinh viên đã đăng ký trong kỳ.
Sinh viên tốt nghiệp tại Đại học Văn hóa Hà Nội
Chính sách học phí và học bổng tại Đại học Văn hóa Hà Nội
Chính sách miễn giảm học phí tại Đại học Văn hóa Hà Nội
Đối tượng được miễn học phí:
- Người có công với cách mạng. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh.
- Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
- Con của anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
- Sinh viên là con liệt sĩ
- Sinh viên là con của thương binh
- Sinh viên là con của bệnh binh
- Sinh viên là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
- Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học giáo dục đại học văn bằng thứ nhất mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại điều 5, Nghị định 20/2021/NĐ-CP
- Sinh viên khuyết tật
- Sinh viên là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo
- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người có hộ khẩu thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Đối tượng được miễn giảm học phí tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Miễn giảm 70% đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Miễn giảm 50% đối với sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.
Chính sách học bổng tại Đại học Văn hóa Hà Nội
- Khen tặng và trao thưởng học bổng đối với các sinh viên có thành tích tốt trong các cuộc thi cấp trường, cấp quận, cấp thành phố
- Áp dụng các chính sách học bổng cho những sinh viên có kết quả thi và học tập tốt trong mỗi học kỳ. Học bổng sẽ được trao theo thứ tự từ cao xuống thấp và từ các học sinh xếp hạng đầu đến khi hết chỉ tiêu của mỗi lớp.
Xem thêm: Học phí Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội hiện là bao nhiêu
Trên đây là bài giới thiệu về học phí Đại học Văn hóa Hà Nội. Hy vọng bài viết đã giải đáp được những thắc mắc của bạn đọc. Nếu vẫn còn băn khoăn về học phí của những ngôi trường khác, hãy truy cập cẩm nang nghề nghiệp ngay nhé!