Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào?

Phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống, làm việc và vui chơi giải trí. Đó là lý do mà ngành kiến trúc lại thu hút không ít sự quan tâm. Vậy ngành kiến trúc là gì? Học kiến trúc ra làm gì? Hãy cùng theo dõi những giải đáp sau đây nhé.

Ngành kiến trúc là gì?

Ngành kiến trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực kỹ thuật và nghệ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Có thể tổ chức và sắp xếp không gian, thiết kế những công trình kiến trúc, nhà ở, khu vui chơi, sân vườn… biến những ý tưởng thiết kế trên giấy khả quan để trở thành hiện thực, ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế của con người.

Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào? - Ảnh 1
Ngành kiến trúc là gì?

Xem thêm: Lương kiến trúc sư tháng là bao nhiêu? Cơ hội thăng tiến với nghề

Kiến trúc là ngành học nghệ thuật, không chỉ cần đến yếu tố thẩm mỹ mà còn phải đảm bảo khả năng ứng dụng trong thực tế. Luôn mang đến cho sinh viên những cái nhìn đa chiều nhất về các lĩnh vực và kiến trúc. Khi học kiến trúc trong trường đại học, bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng về kiến trúc, mỹ thuật, thiết kế đô thị, kỹ thuật mô hình, nguyên lý thiết kế, kết cấu công trình,….Ngoài ra, còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, đàm phán,… để phục vụ thật tốt cho công việc sau này.

Học kiến trúc ra làm gì?

Mọi người sẽ thường nghĩ, khi học kiến trúc ra trường sẽ làm kiến trúc sư. Tuy nhiên, trên thực tế, khi sinh viên tốt nghiệp ngành nghề này, có thể lựa chọn khá nhiều công việc đa dạng khác nhau như:

Kiến trúc sư nội thất

Kiến trúc sư nội thất là sự kết hợp giữa nghệ thuật thiết kế và khoa học kiến trúc để tạo ra hay chỉnh sửa bên trong các tòa nhà khác nhau, như nhà ở, văn phòng hoặc các không gian nội thất khác. Kiến trúc sư nội thất khác với thiết kế nội thất là sau khi kiến trúc sư thiết kế xong công trình và xây dựng hoàn thiện, thiết kế nội thất sẽ thiết kế và bố trí các nội thất như giường, tủ, bàn ghế, đèn điện, ánh sáng, tường trần sàn, sơn, ốp, trang trí, rèm cửa, … để tạo nên sự hài hòa, đạt tính thẩm mỹ cao.

Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào? - Ảnh 2
Kiến trúc sư nội thất

Xem thêm: Thiết kế nội thất là gì? Những thông tin cần nắm rõ về thiết kế nội thất

Mô tả công việc chính

  • Tìm hiểu được thị hiếu, xu thế, mong muốn chung của những người cùng sử dụng công trình mà mình sẽ thiết kế nội thất.
  • Thiết kế ánh sáng, màu sắc và kết cấu hấp dẫn về mặt thẩm mỹ cho một không gian.
  • Cân bằng được 2 khía cạnh là vẻ đẹp và tính thực tiễn về chức năng, sự an toàn bên cạnh diện mạo của căn hộ.
  • Nắm bắt được những đặc điểm của một công trình xây dựng, đọc được bản vẽ thiết kế công trình và khảo sát hiện trạng khi công trình đã hoàn thành.
  • Nghiên cứu kỹ công năng sử dụng của từng loại thiết bị, từng món đồ đối với từng công trình đang tham gia thiết kế để từ đó đưa ra phương án thiết kế tối ưu nhất.
  • Dựa vào mong muốn của khách hàng và sự am hiểu của kiến trúc sư để định hình phong cách.
  • Am hiểu về việc sử dụng màu sắc và có bản thiết kế màu sắc rõ ràng cho mỗi công trình.

Kiến trúc sư cảnh quan

Kiến trúc sư cảnh quan là là lĩnh vực đa nghề có sự kết hợp của nhiều khía cạnh như thực vật học, làm vườn, mỹ thuật, kiến trúc, khoa học đất,… Họ kết hợp các kiến thức về hoạt động con người, môi trường tự nhiên và các kỹ năng nghệ thuật để thiết kế hướng tới việc cải thiện chất lượng môi trường và quản lý các không gian mở xung quanh.

Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào? - Ảnh 3
Kiến trúc sư cảnh quan

Xem thêm: Thiết kế kiến trúc là gì và những điều cơ bản trong thiết kế kiến trúc

Mô tả công việc chính

  • Trao đổi với khách hàng, kỹ sư và kiến ​​trúc sư xây dựng về các yêu cầu để triển khai một dự án
  • Tham gia thiết kế, triển khai và điều phối dự án cảnh quan từ giai đoạn ý tưởng đến thi công.
  • Chuẩn bị công trình xây dựng, thông số kỹ thuật và dự toán, lên kế hoạch, thiết kế bản vẽ bằng các chương trình thiết kế có sự trợ giúp của máy tính
  • Tham gia từ những bước xây dựng concept cho các công trình cảnh quan cây xanh, tiểu cảnh cho các dự án công viên, resort, khách sạn, khu đô thị,….
  • Thiết kế ý tưởng cảnh quan các dự án khu dân cư, resort, biệt thự, nhà phố.
  • Phân tích các báo cáo môi trường về điều kiện đất đai, chẳng hạn như thoát nước và vấn đề sử dụng năng lượng
  • Khảo sát địa điểm, chọn vật liệu thích hợp để sử dụng trong thiết kế cảnh quan
  • Thiết kế, vẽ phối cảnh ngoại thất, nội thất công trình, cảnh quan.
  • Triển khai hồ sơ ý tưởng sơ bộ, hồ sơ thuyết trình khi cần thiết.

Kiến trúc sư công trình

Kiến trúc sư công trình là ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng khá cao hiện nay, bởi sự mọc lên ngày một nhiều từ các tòa nhà cao tầng. Một kiến trúc sư công trình không chỉ làm việc với nhà thầu, mà còn làm việc với chủ đầu tư để đảm bảo cho công trình hoàn thành theo đúng kiến trúc và quy hoạch ban đầu.

Mô tả công việc chính

  • Công tác thiết kế, vẽ phương án Kiến trúc, nội ngoại thất.
  • Chịu trách nhiệm điều phối và quản lý một dự án kiến trúc từ giai đoạn thiết kế ý tưởng cho đến khi hoàn thành công trình.
  • Công tác quản lý, kiểm tra góp ý các đồ án thiết kế kiến trúc, nội ngoại thất do các công ty tư vấn thiết kế lập
  • Xác định nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng dự án.
  • Tạo bản kế hoạch chi tiết và hình ảnh bằng phần mềm CAD.
  • Làm việc với nhà thầu, chuyên viên khảo sát và các kỹ sư xây dựng để lên lịch thi công và đưa bản thiết kế vào thực tế.
  • Xin cấp phép quy hoạch và lời khuyên từ các bộ phận xây dựng và cấp pháp lý mới của chính phủ
  • Giám sát dự án từ lúc bắt đầu đến khi hoàn thành để đảm bảo thiết kế chất lượng, sáng tạo và mang tính thực tiễn cao.
  • Viết và trình bày báo cáo, đề xuất, ứng dụng và hợp đồng, chỉ định những yêu cầu cho dự án, điều chỉnh kế hoạch theo hoàn cảnh và giải quyết mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thi công
  • Đảm bảo tất cả công trình được tiến hành theo các tiêu chuẩn đặc thù, quy định của luật xây dựng, các hướng dẫn và quy định.
  • Gặp các chuyên gia xây dựng và khách hàng để bàn về tính khả thi của bản thiết kế.
  • Di chuyển thường xuyên tới công trường xây dựng, các địa điểm được đề xuất và các cuộc họp khách hàng

Kỹ sư quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng 

Quy hoạch đô thị hay quy hoạch vùng là ngành quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nghiên cứu về lĩnh vực quản lý, quản lý dự án xây dựng và quản lý phát triển đô thị mới, sử dụng và khai thác đô thị nhằm giảm bớt được những thất thoát trong những quyết định đầu tư quy hoạch không đúng mục đích, khai thác, sử dụng đô thị và quản lý đô thị tốt hơn. Kỹ sư quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng cần hiểu biết về xây dựng, bất động sản, luật đất đai, tư duy phát triển đô thị,…

Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào? - Ảnh 4
Kỹ sư quy hoạch đô thị, quy hoạch vùng

Mô tả công việc chính

  • Nắm vững các chỉ tiêu quy hoạch và quy trình pháp lý, làm việc với các cơ quản lý nhà nước về quy hoạch và xây dựng liên quan đến các công tác chuẩn bị đầu tư của dự án.
  • Tư vấn quy hoạch tại các công ty tư vấn của nhà nước và tư nhân, bao gồm lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
  • Tham gia đề xuất các phương án, ý tưởng quy hoạch, lập đồ án quy hoạch.
  • Tham gia công tác quản lý quy hoạch xây dựng đô thị tại các sở quy hoạch – kiến trúc thành phố, sở xây dựng hoặc phòng quản lý đô thị các quận, huyện, thị xã
  •  Quản lý, kiểm soát hồ sơ thiết kế quy hoạch, kiến trúc. Làm việc trực tiếp với các đối tác như các đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công về các vấn đề liên quan đến công trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và tiến độ.
  • Làm việc tại các công ty kinh doanh nhà đất trong công tác thiết kế quy hoạch, triển khai các hồ sơ quy hoạch chi tiết cho các dự án đầu tư xây dựng
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo công ty về các tiêu chí kỹ thuật, mỹ thuật của hồ sơ bản vẽ được giao thực hiện.
  • Hỗ trợ các cá nhân, bộ phận trong các công việc có liên quan đến Kiến trúc,Nội thất,Bất động sản.
  • Phối hợp với các bộ môn kỹ thuật khác của Công ty
  • Tham gia viết thuyết minh quy hoạch và ý tưởng quy hoạch, các công việc khác theo sự phân công của cấp trên.

Giám sát công trình

Giám sát công trình là hoạt động theo dõi quá trình thi công tại công trường, đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả các dự án xây dựng,  Điều phối giữa chủ dự án và nhà thầu, đảm bảo chất lượng, khối lượng tuân theo thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành cũng như các vấn đề về tiến độ xây dựng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.

Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào? - Ảnh 5
Giám sát công trình

Xem thêm: Giám sát thi công là gì? Nhiệm vụ của giám sát thi công trong công trình

Mô tả công việc chính

  • Kiểm tra, nhắc nhở công nhân thi công tuân thủ đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật
  • Theo dõi hiện trường, đảm bảo việc thi công, lắp đặt được thực hiện đúng theo hồ sơ thiết kế.
  • Kiểm tra bản vẽ thiết kế chi tiết hệ thống điện, hệ thống thông gió – điều hòa không khí, cấp thoát nước – thiết bị vệ sinh, hệ thống phòng cháy – chữa cháy của công trình.
  • Tìm và xử lý các chi tiết công việc mà nhà thầu, chủ đầu tư chưa nắm rõ.
  • Theo dõi quá trình các đội thầu phụ thi công, kịp thời phát hiện sai sót về hồ sơ, tổ chức thi công và đưa ra cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn.
  • Hỗ trợ chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế khắc phục các sai sót tại hiện trường.
  • Báo cáo, cập nhật tình hình cho chủ đầu tư.
  • Lập biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình được giao
  • Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng và nhà thầu phụ. Phân công công việc và nghiệm thu các hạng mục đạt tiêu chuẩn, chất lượng thi công.
  • Thẩm định chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.
  • Làm báo cáo công việc định kỳ theo yêu cầu
  • Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của cấp quản lý

Để làm kiến trúc cần những tố chất nào?

Gu thẩm mỹ tốt

Đây là một yếu tố khá quan trọng, vì một công trình thành công không chỉ dựa vào sự chắc chắn, vững vàng, mà còn phải mang lại sự thẩm mỹ, đẹp mắt, đảm bảo mỹ quan đô thị. Đó là lý do mà người học ngành Kiến trúc cần phải trau dồi mắt thẩm mỹ của bản thân. Để có thể theo nghề được lâu dài và phát triển bền vững trong ngành nghề kiến trúc, các bạn luôn phải cải thiện năng lực vẽ tay bằng cách tích cực tham gia các lớp vẽ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nó cũng là lợi thế rất tốt cho các bạn học sinh xin vào các trường đại học và các bạn sinh viên xin việc sở hữu portfolio các tác phẩm vẽ. Đây là một khoản đầu tư khôn ngoan để theo đuổi ngành kiến trúc.

Thái độ làm việc tốt

Ngành kiến trúc sư đòi hỏi cường độ làm việc rất cao, cần có khả năng chịu được áp lực.  Trong một số tình huống buộc phải đưa ra các quyết định quan trọng, bạn phải thể hiện thái độ dứt khoát, tự tin, làm sao để khách hàng, đối tác không cảm thấy hoang mang, mơ hồ. Cần duy trì cho mình thái độ bình tĩnh và tập trung vào công việc, điều đó không chỉ giúp bạn hoàn thành công việc tốt mà còn hình thành được thái độ làm việc đúng đắn và trở thành một đồng nghiệp tốt.

Học kiến trúc ra làm gì? Để làm kiến trúc cần có tố chất nào? - Ảnh 6
Để làm kiến trúc cần những tố chất nào?

Xem thêm: Cách viết CV xin việc kiến trúc sư ấn tượng, cứ gửi đi là được nhận

Giỏi môn Toán và Lý

Toán và Lý là hai bộ môn tự nhiên bắt buộc bạn phải giỏi trước khi bắt đầu làm công việc kiến trúc. Bởi xây nhà đòi hỏi bạn phải đo đạc, tính toán và lựa chọn chất liệu phù hợp. Kiến trúc không chỉ cần đẹp mà còn cần có độ chính xác tuyệt đối, tính kinh tế và sự hữu ích,…

Sáng tạo

Kiến trúc là lĩnh vực đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy và khiếu thẩm mỹ tốt để có thể làm nên những công trình độc đáo nhưng vẫn thiết thực. Chỉ cần bạn cố gắng trau dồi và đổi mới ở một khía cạnh nào đó thì bạn đã có tố chất sáng tạo trong người. Một người kiến trúc sư thành công là người có phong cách cá nhân khác biệt, mới lạ không sao chép. Khi đi xin việc kỹ năng sáng tạo cũng là yếu tố quan trọng để nhà tuyển dụng cân nhắc và đánh giá cao bạn. Nó sẽ là chìa khóa thành công cho những ai đang ấp ủ mơ ước, tiến xa hơn trên con đường trở thành một kiến trúc sư chuyên nghiệp.

Ngành kiến trúc là công việc ý nghĩa mang đến cái đẹp cho mọi người, trên đây là những giải đáp về “học kiến trúc ra làm gì?” Mong rằng với những thông tin bổ ích trên, nếu bạn thực sự đam mê và muốn cống hiến cho nghề, hãy mạnh dạn theo đuổi và nỗ lực hết mình cho sự nghiệp của mình nhé.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.