Đơn xin nghỉ thai sản dành cho lao động nữ [DOWNLOAD]
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản rất quan trọng đối với các lao động nữ đang mang thai. Khi đơn này được duyệt, họ mới có thể hưởng chế độ thai sản. Những lao động nữ chưa lập gia đình hoặc sinh con vẫn nên tìm hiểu về vấn đề này bởi không sớm thì muộn họ cũng phải viết và nộp loại đơn này.
Khái niệm
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản là văn bản hành chính được người lao động (thường là lao động nữ) lập ra với mục đích để xin doanh nghiệp cho phép họ nghỉ làm để chuẩn bị cho kỳ sinh nở sắp đến theo đúng như quy định của Nhà nước. Văn bản này phải có đủ các thông tin quan trọng như: thông tin cá nhân của người viết đơn, lý do nghỉ, thời gian nghỉ, lời cam kết…
Một số mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của giáo viên
Tải mẫu đơn nghỉ thai sản của giáo viên
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản cho công nhân
Xem và download mẫu đơn này tại đây:
Tải mẫu đơn xin nghỉ chế độ thai sản cho công nhân
Mẫu đơn xin nghỉ thai sản của công chức
Xem và download mẫu đơn này tại đây:
Tải mẫu đơn nghỉ thai sản cho công chức
Tại sao cần quan tâm tới việc xin nghỉ thai sản?
Chế độ thai sản có vai trò rất quan trọng đối với các lao động nữ làm việc trong các công ty, doanh nghiệp; đặc biệt là những người đang mang thai. Ngoài việc chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong bụng, họ rất cần quan tâm đến chế độ thai sản bởi nó sẽ mang đến cho họ những quyền lợi đặc biệt.
Nó sẽ giúp các chị em phụ nữ có thêm nhiều thời gian để chăm sóc cho con nhưng vẫn không bị mất những quyền lợi như: hưởng bảo hiểm xã hội, tiền trợ cấp thai sản… Những lao động nữ đang mang bầu, sắp sinh nở và cả chồng của họ đều nên quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này.
✔️ Xem thêm: Đơn xin trở lại công tác dành cho người nghỉ thai sản, nghỉ ốm
Những thông tin cần biết về chế độ nghỉ thai sản
Đối tượng áp dụng
Các đối tượng được hưởng chế độ nghỉ thai là những đối tượng sau đây:
- Người lao động (NLĐ) đã ký hợp đồng lao động (có thể là loại có thời hạn, không xác định thời hạn, thời vụ hoặc ngắn ngày…) có thời gian ít nhất từ 2 đến 3 tháng.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn ít nhất từ 1 đến 3 tháng.
- Các cán bộ, công chức, viên chức
- Những người làm việc trong các ngành quốc phòng, quân đội, công an, cảnh sát…
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Chỉ những đối tượng sau đây mới đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ mang thai
- Lao động nữ đang trong đầu sinh con
- Người mang thai hộ và đối tượng nhờ mang thai hộ
- Người đang nhận nuôi con < 6 tháng tuổi
- Lao động nữ đã dùng các biện pháp tránh thai như: đặt vòng, thắt vòi tử cung…
- Lao động nam có vợ là người đang trong thời gian mang thai, sinh con và có tham gia bảo hiểm xã hội
✔️ Tham khảo: Bản cam kết nghỉ việc chuẩn form cho nhân sự [DOWNLOAD]
Thời điểm nộp đơn xin nghỉ chế độ thai sản
Theo Luật Bảo hiểm xã hội, lao động nữ sinh con sẽ được nghỉ việc 6 tháng trước khi sinh con và 6 tháng sau kỳ sinh nở. Nếu trường sinh đôi, sinh ba… trở lên thì từ con thứ hai trở đi, với mỗi bé người mẹ sẽ được nghỉ thêm một tháng. Tuy nhiên họ không được lựa chọn thời gian hưởng chế độ thai sản theo ý thích mà chỉ được phép hưởng chế độ này trước thời điểm sinh nhiều nhất là 2 tháng.
Về mặt lý thuyết, lao động nữ không cần thiết phải báo cho đơn vị họ làm việc thời gian mà họ sinh con. Thế nhưng để đảm bảo quyền lợi cho chính người lao động (NLĐ) đồng thời giúp doanh nghiệp không bị ảnh hưởng do có nhân sự nghỉ dài ngày thì họ nên chủ động viết đơn xin nghỉ chế độ thai sản để gửi lên ban lãnh đạo công ty để họ phê duyệt và tìm người thay thế tạm thời cho vị trí của người sắp nghỉ sinh.
✔️ [DOWNLOAD] Mẫu đơn xin nghỉ việc chuyên nghiệp nhất 2020
Thời gian được hưởng chế độ thai sản
- Các lao động nữ sẽ được phép nghỉ nhiều nhất là 5 lần cho mỗi lần khám thai, mỗi lần từ 1 đến 2 ngày. Với trường hợp phải tiến hành nạo/phá thai do nguyên nhân bệnh lý thì số ngày NLĐ được nghỉ tương ứng với số tuần tuổi của thai nhi (từ 10 đến 50 ngày, không ngoại trừ các các ngày lễ, Tết).
- Lao động nữ mang thai được nghỉ và hưởng chế độ thai sản trước sinh và sau sinh 6 tháng. Thời gian cụ thể để nghỉ sau khi sinh là 4 tháng. Đối với các đối tượng sinh đôi, sinh ba… thì người mẹ được phép nghỉ thêm 1 tháng đối với mỗi bé (tính từ bé thứ 2).
- Sau khi kết thúc thời gian nghỉ quy định, nếu thấy sức khỏe chưa đảm bảo thì có thể xin doanh nghiệp cho nghỉ thêm. Đối với người sinh thường thì họ được phép nghỉ thêm 5 ngày, người sinh mổ thì được nghỉ thêm 7 ngày, người sinh đôi… trở lên thì được nghỉ thêm 10 ngày. Trong những ngày nghỉ, NLĐ vẫn nhận được 30% lương cơ sở.
✔️ Tìm hiểu thêm: Mức lương cơ sở là gì? Khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản?
Trên đây là những thông tin mà News Timviec muốn gửi tới bạn về đơn xin nghỉ thai sản. Bạn đã hiểu được định nghĩa, tầm quan trọng, những điều cần lưu ý… Hi vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Và đừng quên đón đọc những bài viết mới, đầy hay ho của chúng tôi nhé!