Đối diện với các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, ứng viên nên làm gì?
Do chưa có kinh nghiệm phỏng vấn, nhiều người cảm thấy căng thẳng. Dưới đây, một vài gợi ý trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn, hy vọng sẽ giúp ích cho ứng viên.
Gặp gỡ chuyên viên nhân sự là giai đoạn hầu như ứng viên nào cũng phải vượt qua mới có cơ hội nhận việc làm. Nếu chuẩn bị trước các câu trả lời cơ bản và câu hỏi nâng cao của nhà tuyển dụng thì các ứng viên sẽ không còn bỡ ngỡ, hồi hộp. Qua đó dù nhà tuyển dụng có đưa ra bao nhiêu câu hỏi hóc búa ứng viên vẫn có thể đáp lại một cách trơn tru, tự tin.
Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ đích. Đối với phỏng vấn tuyển dụng là một buổi đối thoại giữa chuyên viên nhân sự và ứng viên đi tìm việc làm. Thông qua đó, người tuyển dụng sẽ đánh giá xem ứng viên có đủ kinh nghiệm và tri thức phù hợp với vị trí đang khuyết hay không.
Trong bối cảnh thị trường tuyển dụng cạnh tranh căng thẳng, các ứng viên “so găng” từng chút một, nếu như không trả lời được câu hỏi của nhân sự, có thể bạn sẽ phải nhường cơ hội cho đối thủ. Dưới đây là những gợi ý, định hướng cách trả lời các câu hỏi thường gặp.
Các câu hỏi liên quan đến cá nhân ứng viên
Câu hỏi liên quan đến cá nhân ứng viên thường xoay quanh về sơ yếu lý lịch, sở thích, thế mạnh, hạn chế. Một vài câu hỏi tiêu biểu và cách trả lời như sau:
- Hãy giới thiệu cho chúng tôi biết về bạn? Câu hỏi này các ứng viên thường mắc lỗi trình bày quá dài, lan man không đúng trọng tâm. Chỉ nên giới hạn trong vòng 1-1,5 phút. Nên phác thảo các ý chính: họ tên, quê quán, nơi sinh sống hiện tại, học vấn (bằng cấp), có thể nói qua về sở thích.
- Thế mạnh lớn nhất của bạn là gì ? Khi gặp vấn đề này ứng viên nên hướng các thế mạnh gần với yêu cầu tuyển dụng của công ty để ghi điểm đối với chuyên viên nhân sự. Chẳng hạn như bạn ứng tuyển vào vị trí marketing, nên trả lời: “Tôi có thế mạnh phân tích, quan sát thị trường, tôi quan tâm và theo dõi sự biến động của kinh tế, tôi có khả năng tạo ra những thông điệp tiếp thị mạnh mẽ và sâu sắc,…” Hoặc trả lời “Tôi có kỹ năng giao tiếp thành thạo ngoại ngữ, sử dụng thành thạo tin học văn phòng, khả năng làm việc nhóm.”

- Điểm yếu của bạn là gì? Dạng câu hỏi này ứng viên cần lưu ý để không bị mất điểm. Thứ nhất, không nên nói quá nhiều khuyết điểm. Thứ 2, tự tin thái quá, cho rằng bản thân không có điểm yếu nào. Đức tính thật thà hoặc tự cao nên ở mức vừa phải nếu không muốn phản tác dụng. Ứng viên chỉ cần nêu 1-2 điểm hạn chế và kèm lời hứa “tôi đang cố gắng khắc phục”.
Các câu hỏi về công ty và vị trí ứng tuyển
Những vấn đề liên quan đến công ty, vị trí ứng tuyển luôn thuộc top các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn nhất. Đối với mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra các câu hỏi khác nhau nhưng tựu chung sẽ xoay quanh: giới thiệu về công ty, mô tả về vị trí ứng tuyển.
- Tại sao bạn chọn công ty của chúng tôi? Bạn hiểu gì về lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi ? Thay vì cách trả lời truyền thống: “Tôi thấy công ty đăng tuyển dụng vị trí mà tôi đang cần tìm nên quyết định đăng ký ứng tuyển.” Các ứng viên có thể trả lời sáng tạo hơn: “Được biết doanh nghiệp A nổi tiếng top 10 cả nước về lĩnh vực B, tôi muốn trở thành một mảnh ghép trong quý công ty”, hay “Tôi muốn những tri thức của bản thân về lĩnh vực A sẽ được thể hiện, mở mang hơn nữa tại doanh nghiệp A”,… Qua đó, đơn vị tuyển dụng sẽ đánh giá được ứng viên có quan tâm, tìm hiểu về công ty cũng như coi trọng vị trí ứng tuyển.

- Theo bạn vị trí A sẽ gồm những công việc gì? Nếu được nhận vào làm ở vị trí A bạn sẽ làm gì ? Với câu hỏi này, ứng viên phải mô tả được các công việc thường nhật, công việc theo tuần, tháng, quý,… đối với vị trí ứng tuyển phải thực hiện. Hãy vận dụng hiểu biết của bản thân cũng như tham khảo từ các nguồn thông tin khác nhau, chuẩn bị kỹ đáp án để trả lời một cách mạch lạc.
Các câu hỏi về kiến thức chuyên môn
Nhóm câu hỏi về kiến thức chuyên môn sẽ liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng làm việc. Thông qua câu trả lời từ ứng viên, chuyên viên nhân sự sẽ cân nhắc xem có thể đảm nhận được vị trí đang tuyển dụng hay không.
- Thành tựu lớn nhất mà bạn đạt được trong lĩnh vực A ? Câu hỏi này ứng viên nên nói về kinh nghiệm làm việc của bản thân. Chẳng hạn: Tôi có 2 năm công tác tại công ty B, tôi từng làm ở vị trí nhân viên IT. Tôi được sếp khen vì sáng tạo trong công việc với dự án…. Tôi tin rằng những kinh nghiệm và kỹ năng của bạn thân sẽ hoàn thành công việc tại công ty mới.

- Tại sao chúng tôi nên chọn bạn ? Tùy từng lĩnh vực kinh doanh cũng như tri thức chuyên môn của ứng viên, câu trả lời sẽ đa dạng. Nhưng điều cốt yếu vẫn phải tập trung vào 2 ý: các thao tác làm việc ở vị trí ứng tuyển và các kiến thức đúc rút tại trường Cao đẳng/ Đại học.
Các câu hỏi về định hướng nghề nghiệp
Một trong các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn gây hóc búa cho nhiều ứng viên chính là liên quan đến định hướng nghề nghiệp. Do chưa có có kinh nghiệm đi làm hoặc chưa hiểu rõ câu hỏi nên ứng viên thường trả lời lạc đề thành ước mơ của bản thân.
- Mục tiêu của bạn trong công việc là gì ? Khi làm việc tại vị trí A bạn sẽ có kế hoạch gì ? Nếu có đủ tri thức lẫn kinh nghiệm làm việc ứng viên nên trình bày: “Tôi đang tâm đắc với một ý tưởng về dự án A, tôi hy vọng sẽ được thực hiện nếu công ty trao cơ hội việc làm. Trong 3 năm tới muốn muốn xây dựng kế hoạch B, phát triển mở rộng dự án A trên quy mô cả nước, khu vực,…” Hay “Sau 5 năm làm nhân viên tại vị trí A, tôi hy vọng sẽ trở thành trưởng phòng, 8 năm lên phó giám đốc”,… (chức vụ tùy thuộc vào quy mô công ty). Còn nếu ứng viên chỉ là tân cử nhân, hãy nói rằng: “Tôi muốn gắn bó lâu dài với công ty, tôi muốn học về thêm về lĩnh vực A, tôi dự định sẽ học thêm về quản lý để phát triển bản thân hơn nữa.”

- Bạn mong muốn có được mức lương bao nhiêu ? Bạn dự định sẽ gắn bó với công ty trong bao lâu ? Với dạng câu hỏi này ứng viên nên nói thẳng, đưa ra được con số chính xác sẽ gây thiện cảm đối với chuyên viên tuyển dụng. về lương hãy tham khảo các bảng giá trên thị trường để đưa ra câu trả lời phù hợp. Chẳng hạn: “Tôi mong muốn nhận được mức lương tối thiểu 7 triệu đồng cho vị trí nhân viên content marketing kèm theo các đãi ngộ của công ty”; ” Với cương vị sinh viên mới ra trường tôi muốn đi làm 1-2 năm để lấy kinh nghiệm”; hoặc “Tôi yêu thích công việc marketing, muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp”,…
Các câu hỏi kiểm tra phẩm chất
Các câu hỏi phẩm chất thường được chuyên viên nhân sự đưa ra dưới dạng tình huống giả định. Để trả lời các câu hỏi này buộc ứng viên phải tưởng tượng bản thân là nhân vật trong câu chuyện mà nhận sự tạo ra. Một vài tình huống thường gặp:
- Nếu sếp đưa một quyết định khiến bạn cảm thấy không hài lòng, bạn có chấp thuận không? Với câu trả lời này ứng viên nên căn cứ vào tính chất quản lý của công ty. Ví dụ doanh nghiệp thuộc Nhà Nước quản lý, ắt hẳn bạn phải chấp thuận với ý kiến của cấp trên. Trong trường hợp công ty ứng tuyển thuộc tư nhận hoặc hợp tác nước ngoài bạn cứ mạnh dạn đưa ra quan điểm cá nhân.
- Nếu xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp bạn sẽ giải quyết như thế nào? Ở dạng câu hỏi này, ứng nên nên bày tỏ theo hướng tích cực, hướng đến tác phong teamwork. Chẳng hạn: “Tôi sẽ gạt bỏ tính cá nhân để hợp tác với đồng nghiệp hoàn thành công việc chung. Tôi sẽ nỗ lực gắn kết lại mối quan hệ,…”

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn sẽ xoay quanh vấn đề liên quan đến: cá nhân ứng viên (lý lịch, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn), vị trí lao động (mô tả, mục tiêu nghề nghiệp) và tình huống kiểm tra đạo đức. Nếu như chuẩn bị kỹ lưỡng đáp án, ứng viên sẽ “tạo nét” đối với chuyên viên tuyển dụng. Chúc các bạn chinh tìm được việc làm mong muốn.
Nguồn: https://timviec.com.vn
![7 kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc cho người mới ra trường [TIPS]](https://img.timviec.com.vn/2019/08/5-ky-nang-tra-loi-phong-van-xin-viec-cho-nguoi-moi-ra-truong-1-1.jpg)
7 kỹ năng trả lời phỏng vấn khi đi xin việc cho người mới ra trường [TIPS]
Kỹ Năng Phỏng Vấn 16-10-2020, 11:18Nếu bạn tìm mãi chưa được việc thì nên tìm hiểu ngay những kỹ năng phỏng vấn xin việc quan trọng, có thể ảnh hưởng tới quyết định của nhà tuyển dụng sau đây. Cánh cửa tương lai có rộng mở, tươi sáng không, tất cả đều phụ thuộc vào giai đoạn này. Sinh viên...
![Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất [TOP 16]](https://img.timviec.com.vn/2020/03/nhung-cau-phong-van-thuong-gap.jpg)
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất [TOP 16]
Kỹ Năng Phỏng Vấn 26-08-2020, 16:13Với những người đang có nhu cầu tìm việc làm, việc tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và các câu trả lời phỏng vấn hay là những chuẩn bị cực kỳ hữu ích trước khi đi xin việc. Không phải chỉ những người mới mà kể cả những ai có nhiều kinh...

Kinh nghiệm phỏng vấn thu ngân: Phải phân biệt được tiền thật, tiền giả
Kỹ Năng Phỏng Vấn 04-08-2020, 11:47Bạn đang chuẩn bị có buổi phỏng vấn thu ngân. Hãy cùng xem những kinh nghiệm phỏng vấn thu ngân sau đây để có thể vượt qua buổi phỏng vấn được dễ dàng nhất. Những câu hỏi phỏng vấn thu ngân thường được nhà tuyển dụng sử dụng Bạn có thể nói qua về bản...

Phỏng vấn qua Skype – Phương thức kiếm việc làm nhanh thời 4.0
Kỹ Năng Phỏng Vấn 09-07-2020, 14:49Skype là ứng dụng nhắn tin, trao đổi rất phổ biến mà hầu như ai cũng đều sử dụng. Chính vì lợi thế phổ biến này mà Skype cũng được lựa chọn để phỏng vấn sàng lọc các ứng viên có tiềm năng. Và để có thể phỏng vấn Skype hiệu quả nhằm tìm kiếm...

Top các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng cùng kinh nghiệm chinh phục NTD
Kỹ Năng Phỏng Vấn 29-06-2020, 14:41Vị trí nhân viên chăm sóc khách hàng cũng được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên hãy cẩn thận với các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng khiến bạn mãi không thoát khỏi thất nghiệp. Các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng điển hình Với vị trí chuyên viên chăm...

Phương pháp phỏng vấn nhóm là gì và cách để nổi bật trước nhà tuyển dụng!
Kỹ Năng Phỏng Vấn 29-06-2020, 10:13Nếu là một ứng viên đi xin việc, ắt hẳn bạn đã và sẽ gặp những trường hợp nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn không phải là một người, mà là một nhóm người. Khi gặp phải cuộc phỏng vấn theo nhóm như vậy, hẳn ai cũng sẽ hồi hộp và lúng túng. Trong bài...

Khi phỏng vấn nên nói gì với câu hỏi khó: Thành thật nếu không biết
Kỹ Năng Phỏng Vấn 25-06-2020, 16:21Nhận được thư mời phỏng vấn đã là một bước tiến lớn tới với vị trí việc làm mơ ước. Tuy nhiên với những người lần đầu đi phỏng vấn xin việc, thử thách vẫn còn phía trước. Vậy, khi phỏng vấn nên nói gì? Với những cách trả lời phỏng vấn thông minh dưới...

Phỏng vấn nhân viên kinh doanh với bộ câu hỏi ĐÁNG XEM và kinh nghiệm ĐỈNH CAO nhất
Kỹ Năng Phỏng Vấn 23-06-2020, 16:15Bạn đang có một lời mời phỏng vấn nhân viên kinh doanh nhưng chưa hề có chút kinh nghiệm nào. Hãy tham khảo những cách trả lời câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên kinh doanh sau để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân! Trong một công ty, nhân viên kinh...

Những lỗi không nên mắc phải trong phỏng vấn online là gì?
Kỹ Năng Phỏng Vấn 22-06-2020, 14:45Với thời đại công nghệ phát triển, xu hướng phỏng vấn hình thức online ngày càng phổ biến. Vậy phỏng vấn online là gì, nó diễn ra như thế nào và bạn cần làm gì để không thất bại? Cùng tìm hiểu nhé! Khái niệm phỏng vấn online là gì? Trong thời đại công nghệ...

Phỏng vấn Java: Tổng hợp các câu hỏi thường gặp và kinh nghiệm phỏng vấn
Kỹ Năng Phỏng Vấn 11-06-2020, 11:38Phỏng vấn xin việc là cửa ải đầu tiên mà ứng viên sẽ phải vượt qua sau khi nộp CV/thư xin việc để tiến gần hơn tới công việc mơ ước. Do đó, việc tham khảo kinh nghiệm phỏng vấn nói chung cũng như các câu hỏi phỏng vấn Java thường gặp là điều rất...