Cách viết CV ngành Dược đúng chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng
Mẫu CV ngành dược sĩ là căn cứ đầu tiên để các nhà tuyển dụng liên lạc với các ứng viên, đặt lịch hẹn phỏng vấn. Vậy làm thế nào để có một CV chuyên nghiệp nhất, dưới đây là những bí kíp viết CV bạn không thể bỏ qua.
Ngành dược được liệt kê vào danh sách những nghề cao quý nhất, gắn liền với thiên chức bảo vệ và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe của tất cả mọi người trong xã hội. Nghề này được coi là ngành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế tại Việt Nam bởi công nghiệp sản xuất thuốc hiện nay ở nước ta ngày một phát triển, do đó nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng rất lớn. Tuy nhiên, để trở thành một dược sĩ không phải chuyện đơn giản, bạn không chỉ cần cẩn thận, ngăn nắp, kiên trì, có tính chính xác cao, ham học hỏi mà điều quan trọng hơn cả vẫn chính là cái tâm và lòng y đức. Vậy để có một công việc tốt, khi đi xin việc cử nhân dược sĩ cần lưu ý những điểm gì? Dưới đây là bí kíp viết CV xin việc dược sĩ cực ấn tượng, giúp bạn chinh phục được mọi nhà tuyển dụng.
CV xin việc là gì?
CV được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Curriculum Vitae (tạm dịch là: sơ yếu lí lịch) là một bản tóm tắt sơ lược thông tin cá nhân về trình độ học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm. Một CV chuyên nghiệp là nêu bật được những kĩ năng mà bạn đang có và những đặc điểm tạo nên sự khác biệt của bạn so với những ứng viên khác tại vị trí công việc nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.
Đồng thời, CV xin việc là một trong những yếu tố quan trọng quyết định bạn có được lọt vào phỏng vấn hay không? Nhà tuyển dụng xem xét chúng đầu tiên khi nhận hồ sơ của một ứng viên, cho nên bạn hãy tạo ra một CV có nội dung phù hợp nhất với vị trí công việc mà bạn đang mong muốn vào làm.
Các nội dung cần có trong CV xin việc: Thông tin cá nhân (Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Số điện thoại, Email, Địa chỉ liên hệ,…), Trình độ học vấn – chứng chỉ, Mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng và một số thông tin có liên quan.
Dược sĩ là gì?
Định nghĩa
Dược sĩ là những chuyên gia nghiên cứu về thuốc, họ được đào tạo kiến thức liên quan đến thuốc, cách kết hợp thuốc với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị, quan trọng nhất là mang lại an toàn cho người bệnh. Đồng thời cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thành phần ở trong thuốc có thể bị tương tác ngược trong quá trình sử dụng.
Công việc của dược sĩ
- Công việc của dược sĩ đều liên quan đến thuốc. Họ phân phối thuốc theo đơn của bác sĩ hay người hành nghề y cung cấp thông tin cho bệnh nhân về thuốc và cách dùng.
- Bên cạnh đó, tư vấn cho bác sĩ và những người hành nghề y về liều lượng, tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc.
- Ngoài ra, dược sĩ sẽ là người giám sát tình trạng sức khỏe và biến chuyển của bệnh nhân, theo dõi phản ứng với phương pháp điều trị khi dùng thuốc để đảo đảm tính an toàn và hiệu quả trong việc sử dụng loại thuốc.
- Công việc quan trọng hơn cả của dược sĩ là điều chế dược phẩm, đây là việc làm cực kỳ thận trọng: Trộn lẫn các thành phần để tạo ra các loại thuốc (cụ thể như: thuốc bột, thuốc viên, thuốc con nhộng, thuốc mỡ,…) theo một tiêu chuẩn nhất định về liều lượng và quy trình phân phối dược phẩm.
Kỹ năng cần có trong công việc dược sĩ
- Kiến thức chuyên môn: Đây là một kỹ năng người làm nghề dược sĩ bắt buộc phải có, bởi lẽ ngành y dược là một ngành gắn liền với các dược phẩm, liên quan đến tính mạng của con người. Nắm chắc kiến thức chuyên môn bạn mới có thể tư vấn được cho bệnh nhân và trợ giúp cho các bác sỹ trong quá trình khám và kê đơn thuốc.
- Kiên trì, cẩn thận trong công việc: Ngành y dược là ngành gánh trên vai nhiều trọng trách nhất cho nên đức tính kiên trì và tỉ mỉ lại càng cần thiết.
- Tâm huyết với nghề: Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, bạn đều phải có niềm đam mê và tâm huyết với nghề, ngành dược sĩ cũng không ngoại lệ. Công việc này đòi hỏi kỹ năng cũng như kinh nghiệm rất cao, nếu không thực sự yêu nghề thì bạn khó có thể học tập cũng như tiếp thu được mọi kiến thức chuyên môn và yêu quý người bệnh.
Cách viết CV xin việc dược sĩ
Thông tin cá nhân
Bất kể ngành nghề nào cũng vậy, khi viết CV xin việc bạn không thể bỏ qua mục thông tin cá nhân. Bạn cần liệt kê toàn bộ các thông tin cơ bản vào trong CV:
- Họ và tên: Bạn cần ghi đầy đủ, chính xác cả họ và tên của mình giống như với giấy khai sinh. Không được thêm bớt ký tự khi điền thông tin họ tên trong CV dược sĩ.
- Ngày tháng năm sinh
- Địa chỉ liên hệ: Phần này bạn cần điền địa chỉ nơi ở hiện tại của mình, tránh nhầm lẫn với quê quán.
- Số điện thoại: Bạn cần điền chính xác số điện thoại của mình vì nhiều nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn cách thông báo kết quả phỏng vấn thông qua số điện thoại. Nếu điền sai số điện thoại có thể bạn sẽ phải chờ mà chẳng nhận được hồi âm đấy.
- Email (Trong thư tín thương mại, bạn nên sử dụng địa chỉ Email rõ ràng và chuyên nghiệp. Tránh dùng biệt danh hay số và biểu tượng không cần thiết. Bạn có thể sử dụng với tên của mình. Ví dụ: [email protected] sẽ là một địa chỉ email tốt).
- Hình ảnh đại diện: Bạn nên chọn hình ảnh nghiêm túc, gương mặt sáng, trang phục lịch sự, tuyệt đối không sử dụng hình ảnh selfie, chất lượng kém.
Mục tiêu nghề nghiệp
Trong phần này, bạn cần đưa ra mục tiêu rõ ràng, tránh lan man dài dòng khó hiểu. Cụ thể như:
- Từ những kiến thức đã học áp dụng thực tế vào công việc, học hỏi kinh nghiệm từ những anh/chị đi trước, nâng cao hiểu biết nghề nghiệp bằng những trải nghiệm.
- Chăm sóc, phục vụ hết lòng với người bệnh, làm đúng chuẩn mực của người thầy thuốc.
- Rèn luyện các kĩ năng mềm trong quá trình làm việc.
Trình độ học vấn
Trình độ học vấn bao gồm tên trường Đại học/Cao đẳng của bạn đã từng học, cùng với những bằng cấp, bảng điểm mà bạn có và ghi rõ số năm học tập để có được tấm bằng đó.
Ví dụ: 2012 – 2016: Đại học Dược Hà Nội – Chuyên ngành: Dược sĩ – Tốt nghiệp: Giỏi (Điểm trung bình: 8,1)
Nếu những ứng viên vừa mới tốt nghiệp, hãy tập trung vào thành tích học tập, còn nếu bạn đã làm trong ngành Dược nhiều năm, bạn sẽ cần chọn lọc thật kỹ lưỡng những gì sẽ viết trong CV.
Kinh nghiệm làm việc trong CV dược sĩ
Ở phần kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc dược sĩ, bạn hãy mô tả những công việc đã từng làm, ngoài ra hãy đề cập đến cả chứng chỉ hành nghề của bạn, số năm kinh nghiệm làm việc đã có được. Điều lưu ý hơn cả, liệt kê tất cả những hoạt động mà bạn đã tham dự, những điều này có thể đem lại lợi thế cho bạn. Ví dụ: Đã nhận được chứng nhận, giải thưởng trong quá trình hành nghề dược sĩ hay nghiên cứu về dược học.
Kỹ năng làm việc trong CV dược sĩ
Bạn hãy viết ra tất cả những kỹ năng mà bạn có: Kỹ năng làm việc trên máy tính, tư duy khoa học và trí nhớ tốt, trong CV xin việc dược sĩ kỹ năng giao tiếp của ứng viên luôn được nhà tuyển dụng chú ý nhất.
Một số kỹ năng bạn nên đưa vào trong CV xin việc dược sĩ của mình như:
- Kỹ năng tư vấn, chăm sóc khách hàng
- Kỹ năng giao tiếp, giới thiệu sản phẩm
- Tinh thần trách nhiệm với công việc, kiên trì, cẩn thận trong công việc
- Kỹ năng kinh doanh
Một số mẫu CV xin việc ngành dược cho bạn tham khảo
Mẫu 1
Mẫu 2
Điều quan trọng nhất trong mỗi CV các ứng viên cần chú ý đến là toàn bộ thông tin phải trung thực, đáng tin cậy, linh hoạt và thân thiện. Đồng thời, hãy thể hiện bạn là người có thể chịu được áp lực công việc trong môi trường làm việc đầy căng thẳng này. Trên đây là một số lưu ý trong mẫu CV ngành dược. Hi vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hoàn thiện được bản sơ yếu lý lịch hoàn hảo nhất.