[ Giải đáp] Bellman là gì? Yêu cầu cần có đối với một Bellman
Nếu bạn thường xuyên phải lui tới các khách sạn lớn để đi công tác thì chắc hẳn sẽ vô cùng quen thuộc với nhân viên bellman. Vậy thực chất công việc của bellman là gì?. Bài viết dưới đây của News.timviec.com.vn sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên.
Bellman là gì?
Bellman hay bellboy là tên gọi để chỉ những người phụ trách việc vận chuyển hành lý của khách hàng trong khách sạn.
Bản chất của tên gọi là quản lý khách sạn hoặc lễ tân sẽ dùng chuông để gọi nhân viên khuân vác hành lý của khách đưa lên phòng bởi ở những khách sạn lớn, sảnh tiếp đón rất rộng nên khó có thể gọi trực tiếp khi có việc cần.
Việc sử dụng chuông cũng thể hiện sự chuyên nghiệp của nhân viên hơn so với việc gọi nhau í ới gây ồn ào và nhốn nháo. Ngoài ra bellman cũng chịu trách nhiệm vận chuyển đồ đạc của khách hàng từ phòng lên xe khi khách hàng rời khỏi khách sạn.
Xem thêm: Bungalow là gì? Tiềm năng phòng bungalow trong ngành khách sạn
Công việc chính của bellman là gì?
Đối với khách lẻ
Khi khách hàng check-in:
- Chủ động mở cửa xe và mời khách hàng xuống xe
- Chào hỏi, vận chuyển hành lý của khách vào khách sạn
- Sau khi làm xong thủ tục check-in, chủ động hỏi số phòng, dẫn khách và mang hành lý lên phòng
- Mở cửa phòng, giới thiệu với khách về các h sử dụng trang thiết bị trong phòng
- Yêu cầu khách xác nhận số lượng hành lý trước khi nhận phòng
- Ghi sổ bàn gia số lượng hành lý, số phòng check in của khách
Khi khách hàng check-out:
- Có mặt đúng giờ tại cửa phòng theo giờ hẹn, gõ cửa phòng và hỗ trợ khách mang hành lý xuống sảnh
- Hỏi khách hàng có cần đưa ra sân bay không thì sẽ liên hệ nhân viên lái xe hoặc gọi xe cho khách
- Nhắc khách kiểm tra lại đồ đạc cá nhân trước khi rời phòng
- Hướng dẫn khách xuống quầy làm thủ tục check-out
- Mang hành lý lên xe cho khách
- Ghi vào sổ bàn giao thông tin về số xe, số phòng và số lượng hành lý của khách vừa trả phòng
Đối với đoàn khách du lịch
Khi khách đoàn check-in:
- Bellman và hướng dẫn viên du lịch đồng kiểm hàng hóa và vận chuyển vào khách sạn
- Trưởng nhóm hành lý đối chiếu với hướng dẫn viên về tổng số lượng hàng hóa và kiểm tra xem có hành lý nào bị hỏng không ( nếu có)
- Ghi chép vào sổ hành lý số lượng và tình trạng hàng lý. Hướng dẫn viên ký xác nhận
- Cài thẻ vào tất cả hành lý, ghi lại số phòng trên từng kiện hành lý
- Vận chuyển từng kiện hàng hóa theo đúng số phòng đã được ghi lại trước đó, đối chiếu lại số lượng hàng hóa đã khớp hay chưa
- Ghi lại vào sổ giao ca hoặc sổ đón đoàn
Khi đoàn khách check-out
- Lên danh sách các đoàn khách sẽ check-out trong ngày
- Khi đến giờ, bellman sẽ lên từng phòng, bấm chuông và thu xếp hành lý theo tên đoàn, số phòng…
- Chuyển hành lý của khách xuống sảnh trước khi khách hàng check out
- Phối hợp với trưởng đoàn hoặc hướng dẫn viên kiểm kê lại hàng hóa và yêu cầu họ ký xác nhận vào sổ bàn giao
- Bellman xác nhận với thu ngân xem đoàn đã thanh toán đầy đủ tất cả các phòng hay chưa
- Vận chuyển hành lý lên xe cho khách
- Ghi vào sổ bàn giao
Xem thêm: [Khám phá] vai trò và công việc của các bộ phận trong khách sạn
Mức thu nhập của một bellman là bao nhiêu?
Mức lương của bellman phụ thuộc vào quy mô của khách sạn. Trung bình mức lương cứng sẽ dao động 4-8 triệu đồng. Ngoài mức lương cứng, bellman có thể được nhận thêm tiền tip từ khách hàng, thưởng lễ tết…
Như vậy có thể nói nếu cộng tổng các khoản thưởng thì mức thu nhập của một bellman cũng tương đối ổn định so với yêu cầu về trình độ.
Xem thêm: Lương lễ tân, tiếp tân khách sạn resort 3 -5 sao hiện nay là bao nhiêu?
Yêu cầu cần có của một nhân viên Bellman
Nếu bạn tưởng công việc bellman vô cùng đơn giản ai cũng có thể làm được thì bạn có suy nghĩ sai lệch rồi. Bất kể công việc nào cũng có những yêu cầu về kỹ năng nhất định.
Sức khỏe tốt
Sức khỏe đối với một bellman là vô cùng quan trọng vì họ thường xuyên phải khuân vác hành lý nặng của khách hàng. Mặc dù có công cụ hỗ trợ là xe đẩy của khách hàng nhưng vẫn cần một sức khỏe tốt để không làm ảnh hưởng tiến độ của khách hàng và khách sạn.
Biết ngoại ngữ
Do đặc thù công việc của khách sạn thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là người nước ngoài nên bạn nhất thiết phải biết giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh. Ngôn ngữ sẽ giúp bạn thăng tiến hơn trong công việc không chỉ với nghề bellman mà còn bất kì ngành nghề nào khác
Kỹ năng giao tiếp tốt
Không chỉ vị trí bellman mà hầu hết vị trí của các nhân viên trong khách sạn đều cần phải giao tiếp thường xuyên với khách hàng.
Khả năng giao tiếp, quan sát thái độ của khách hàng sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp cho khách hàng khi lưu trú tại khách sạn. Ngoài ra bellman cũng cần nắm thêm các thông tin về địa điểm du lịch, món ăn… để hỗ trợ thêm khách hàng khi cần thiết
Thái độ nhanh nhẹn, có trách nhiệm trong công việc
Bellman phải có trách nhiệm trong việc quan tâm, chăm sóc khách hàng và hoàn thành tốt các công việc được giao.
Bellman cần nhanh nhẹn trong công việc vận chuyển đồ đạc của khách, cẩn thận trong khâu sắp xếp hành lý để tránh làm hư hại đồ đạc, luôn niềm nở và phục vụ khách hàng với thái độ thân thiện nhất.
Xem thêm>>> Cách viết CV xin việc nhà hàng khách sạn ấn tượng nhất
Góc khuất của nghề bellman không phải ai cũng biết
Bất kể một nghề nghiệp nào ngoài những mặt tích cực thì cũng đều có những góc khuất riêng của nó. Dưới đây là một số góc khuất của nghề:
Thường xuyên đi sớm về khuya
Do đặc thù công việc là quản lý và vận chuyển hành lý của khách hàng nên giờ giấc cũng bị ảnh hưởng bởi khách hàng. Họ sẽ thường xuyên phải đổi ca, làm thêm giờ để đáp ứng công việc của khách sạn
Không được tôn trọng
Công việc Bellman thường ít được người khách tôn trọng vì họ nghĩ đây chỉ là công việc chân tay, không có nhiều yêu cầu về trình độ học vấn.
Xem thêm: Ngành quản trị khách sạn học trường nào? Thi khối nào?
Vị trí này khá vất vả, cần nhiều sức lực
Mặc dù có xe đẩy làm phương tiện hỗ trợ nhưng bellman vẫn phải bê xếp đồ đạc lê xe và xuống xe, thậm chí có những hành lý rất nặng cần 2 người khiêng. Nếu so với các nghề khác thì bellman là nghề vất vả hơn nhiều.
Ít được nhắc tới
Nghề bellman là một bộ phận thầm lặng, thường ít được nhắc tới không giống như các bộ phận khách như lễ tân hay buồng phòng. Nhưng điều đó không thể phủ nhận được vai trò của các bellman đối với sự phát triển của khách sạn.
Trên đây là những thông tin chi tiết về nghề Bellman là gì cũng như các công việc mà nhân viên bellman phải làm mỗi ngày. Hi vong các bạn sẽ có cái nhìn tích cực và tôn trọng hơn đối với nghề nghiệp này.