Check out là gì? Quy trình check out trong khách sạn chuẩn nhất

Bạn có  đang thắc mắc “Check out là gì?” Check out thường được sử dụng ở đâu và trong hoàn cảnh nào. Để hiểu rõ hơn về khái niệm này, hãy cùng News.timviec tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Xem việc làm mới nhất TẠI ĐÂY

Check out là gì? Sử dụng trong hoàn cảnh nào?

Chắc hẳn những ai thường xuyên sử dụng các dịch vụ nghỉ dưỡng, hay đi du lịch xa nhà đã không còn quá xa lạ với cụm từ check out nữa rồi phải không nào. Tuy nhiên những ai chưa hiểu hay còn cảm thấy lạ lẫm với cụm từ này thì bài viết sau đây sẽ giải đáp giúp bạn câu hỏi check out là gì? Và tại sao ngày nay nó được sử dụng thường xuyên đến vậy?

Trong cuộc sống hiện nay từ check out được sử dụng vô cùng phổ biến, và có lẽ thấy được nhiều nhất chính là ở môi trường nhà hàng, khách sạn, hãy để ý kỹ sẽ thấy, thường thì khi làm thủ tục nhận phòng nghỉ nhân viên lễ tân sẽ hoàn tất thủ tục check in cho khách mới, và sau khi trả phòng nhân viên lễ tân sẽ tiếp tục làm một thủ tục nữa là check out để hoàn tất quá trình thanh toán cho khách.

Check out là gì? Quy trình check out trong khách sạn chuẩn nhất - Ảnh 1
Check out là gì?

Phân tích ý nghĩa cụm từ “check out”

Để hiểu một cách cụ thể hơn, từ check là một từ tiếng Anh, khi dịch ra tiếng việt nó có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát, hay dễ hiểu hơn là thanh toán. Bạn có thể sử dụng từ này khi mua hàng, nó có thể là công cụ để thanh toán số tiền hàng, bằng cách ghi rõ và chi tiết giá của từng sản phẩm, đơn hàng, sau đó bạn chỉ việc xem lại trước khi thanh toán.

Chưa hết, từ check theo nghĩa của động từ còn được hiểu là giữ lại, đè, nén.

Còn đối với từ out, bạn có thể hiểu đơn giản nó có nghĩa là loại bỏ, bên ngoài, ra ngoài.

Khi bạn ghép hai từ này lại với nhau thì nhân viên lễ tân sẽ rất nhanh chóng hiểu được bạn đang muốn thanh toán hay kiểm tra lại chi phí sử dụng trước khi chuyển tới một địa điểm khác, bởi thế mà cụm từ check out này thường được sử dụng rất nhiều ở môi trường dịch vụ, nhất là khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng.

Check out cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, tùy theo nội dung hay hoàn cảnh của cuộc đối thoại. Trong các môi trường nghề nghiệp khác nhau thì check out cũng có ý nghĩa khác nhau.

Trong môi trường khách sạn, check out được sử dụng khi bạn muốn kiểm tra lại số tiền dịch vụ trước khi thanh toán, còn trong mua bán check out được sử dụng khi bạn muốn thanh toán hóa đơn về những sản phẩm mà mình vừa mới lựa chọn.

Check out là gì? Quy trình check out trong khách sạn chuẩn nhất - Ảnh 2
Cụm từ check out được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực

Thậm chí trong lĩnh vực hàng không cũng thường xuyên sử dụng cụm từ check out này, ngược lại với check in thì check out có nghĩa là ngồi đợi để nhân viên sân bay làm thủ tục, trước nhận hành lý ký gửi để rời khỏi sân bay.

Bởi vậy mà bạn có thể thấy rằng check out được sử dụng cực kỳ phổ biến ở rất nhiều nơi, tuy nhiên trong từng trường hợp hay hoàn cảnh nhất định thì nó lại có những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Quy trình check out ở một số lĩnh vực cụ thể

Sau khi hiểu rõ về khái niệm check out là gì, bạn có thể tham khảo về quy trình check out ở một số lĩnh vực phổ biến như:

Quy trình check out trong khách sạn

Cụm từ Check out thường được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Đối với quy trình check out tại khách sạn, sẽ bao gồm các bước sau:

  • Chào khách hàng và hỏi khách về sự hài lòng khi lưu trú tại khách sạn.
  • Nhân viên hỏi số phòng khách trả và nhận lại chìa khóa phòng để thực hiện kiểm tra phòng.
  • Kiểm tra trên hệ thống xem khách có sử dụng thêm dịch vụ có phí nào không.
  • Xác nhận với khách về tình trạng phòng và các sản phẩm, dịch vụ mà khách sử dụng trong quá trình ở tại khách sạn.
  • Lập hóa đơn và gửi khách kiểm tra lại.
  • Thực hiện quá trình thanh toán cho khách.
  • Hoàn trả lại cho khách các loại bưu kiện, đồ đạc hoặc giấy tờ tùy thân của khách nếu có.
  • Đưa lại phiếu check out cho khách để nhân viên hành lý vận chuyển hành lý ra xe cho khách.
  • Gửi lời cảm ơn và chào tạm biệt khách hàng.
Check out là gì? Quy trình check out trong khách sạn chuẩn nhất - Ảnh 3
Quy trình check out trong lĩnh vực khách sạn

Check out khi mua hàng hóa, sản phẩm

Thông thường các website thương mại điện tử thường được tích hợp một trang check out để hỗ trợ người mua thanh toán nhanh hơn, tiện lợi hơn, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp kiểm soát đơn hàng dễ dàng hơn.

Quá trình check out khi mua hàng được hiểu là trước khi thực hiện hành động thanh toán, người mua sẽ được thông báo về những sản phẩm có trong giỏ hàng. Cùng với đó, hệ thống check out cũng sẽ yêu cầu người mua cung cấp các thông tin cần thiết như số điện thoại, địa điểm nhận hàng, hình thức thanh toán tiền mặt hay online… Với quy trình check out này cả người mua và người bán đều đạt được lợi ích tối đa  khi thực hiện giao dịch trên Website.

Check out là gì? Quy trình check out trong khách sạn chuẩn nhất - Ảnh 4
Thủ tục check out khi mua sản phẩm

► Tham khảo: Những thông tin việc làm mới nhất hiện nay

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ check out là gì và những hoàn cảnh mà cụm từ này hay được sử dụng, mong rằng các bạn sẽ có cho mình những kiến thức cần thiết để mỗi khi cần có thể dễ dàng áp dụng trong cuộc sống hiện nay.


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.