Quét mã QR là gì? Những điểm cần lưu ý khi sử dụng thanh toán QR code
Quét mã QR là gì? Đây là câu hỏi mà hiện nay vẫn khá nhiều người còn thắc mắc, và bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này!
- Dấu giáp lai là gì? Những điều cần biết về dấu giáp lai!
- Kinh phí công đoàn là gì? Những điều cần biết về phí công đoàn!
Mã QR là gì?
Mã QR chính là viết tắt của cụm từ Quick response code, dịch ra tiếng việt sẽ có nghĩa là “Mã phản hồi nhanh” hay còn được hiểu chính là mã vạch ma trận (matrix-barcode) Đây là kiểu mã vạch hai chiều 2D có thể được phân tích bởi một máy đọc mã vạch hay thậm chí là một chiếc điện thoại smartphone (điện thoại thông minh mà chúng ta vẫn thường sử dụng) có khả năng chụp ảnh với một ứng dụng riêng biệt để có thể đảm bảo việc quét mã vạch.
Về lịch sử hình thành, QR Code hay mã QR được sáng chế bởi Denso Wave ( là một công ty con của tập đoàn Toyota) vào những năm 1994, có hình dạng ban đầu bao gồm những điểm đen và một ô vuông nằm ở phía trong ô vuông mẫu trên nền màu trắng. QR Code được giới thiệu là có khả năng đọc nhanh hơn, từ đó tiết kiệm rất nhiều thời gian và không gian so với những loại mã vạch thông thường đã xuất từ rất lâu trước đây.
Trong một mã QR hoàn toàn có khả năng lưu trữ thông tin cho một URL web, khoảng thời điểm một sự kiện được tổ chức, kèm với đó là những thông tin liên hệ đơn giản như tin nhắn, địa chỉ email, vCard, một văn bản hay địa chỉ định vị… Phụ thuộc vào thiết bị phân tích mã QR cần sử dụng để quét, nó sẽ đưa bạn tới mục tiêu được đính kèm, ví dụ như xem tin nhắn, tới một địa chỉ, một trang web, một liên kết…
► Tham khảo: Những thông tin việc làm hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.
Mã QR có gì khác với mã vạch thông thường
Mã QR cũng có cơ chế hoạt động tương tự như với mã vạch cũ mà bạn hay thấy thường ngày của thùng các loại hàng hóa, các sản phẩm được người bán lẻ quản lý theo dõi kho hàng và giá của sản phẩm trong việc buôn bán. Một điểm khá khác nhau giữa mã QR code và mã vạch trước kia chính là lượng dữ liệu mà chúng có thể nhận hay chia sẻ.
Thường thì những mã vạch cũ sẽ có những đường kẻ một chiều, thẳng và dài, chỉ có khả năng lưu giữ tối đa là 20 số chữ số, trong khi đó những mã QR code lại có tới hai chiều, chứa hàng nghìn chữ số cũng như thông tin ký tự. Từ đó ta có thể dễ dàng nhận thấy mã QR sẽ vượt trội hơn trong việc nắm giữ thông tin, chưa kể đến tính chất cực kỳ dễ dàng sử dụng và thuận tiện trong việc quản lý sẽ có lợi hơn hẳn cho doanh nghiệp.
Thao tác để quét mã QR
Để quét mã QR không hề phức tạp một chút nào, bạn chỉ việc mở ứng dụng có chức năng quét mã QR, sau hướng ống kính camera sau của các thiệt bị như smartphone/tablet về nơi có chưa mã QR để máy bắt đầu việc phân tích. Sau đó chỉ việc click vào đường link đã hiển thị khi hoàn thành việc quét mã để truy cập địa chỉ cài đặt ứng dụng tương thích.
Trên đây là các công thông tin mã QR là gì. Hy vọng nó sẽ là cẩm nang nghề nghiệp hữu ích để giúp công việc của bạn thuận tiện hơn.