Kinh phí công đoàn là gì? Những điều cần biết về phí công đoàn!
Kinh phí công đoàn là gì? Đâu là những điều cần biết về phí công đoàn? Hãy cùng tìm hiểu ở trong bài viết dưới đây.
- Thuế suất là gì? Các loại thuế suất doanh nghiệp cần biết?
- Mức lương cơ sở là gì? Khác biệt giữa lương cơ sở và lương cơ bản?
Kinh phí công đoàn là gì?
Căn cứ theo luật công đoàn, kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho các hoạt động đoàn thể ở các tổ chức, doanh nghiệp. Và theo luật định, kinh phí công đoàn sẽ được trích từ thu nhập của người lao động với tỉ lệ là 2% trên tổng số nguồn thu nhập mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Hiện nay, kinh phí công đoàn thường bao gồm các nguồn như:
- Phí công đoàn do doanh nghiệp có sử dụng người lao động phải đóng. Thông thường là 2% trên số thu nhập mà người lao động có được để làm căn cứ đóng các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Và theo điều lệ công đoàn Việt Nam, các đoàn viên công đoàn hiện phải đóng một khoản không quá 10% mức lương co sở để làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Các đối tượng không phải đoàn viên công đoàn thì không có nghĩa vụ phải đóng khoản phí trên.
► Tham khảo thêm: Những thông tin việc làm nhanh hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất cho tương lai.
Cách sử dụng nguồn kinh phí công đoàn là gì?
Hiện nay, các tổ chức, doanh nghiệp đều có cho mình công đoàn. Do đó, phí công đoàn sẽ được phân bổ, sử dụng như sau:
- Kinh phí công đoàn của công đoàn cơ sở cần phải nộp lên công đoàn cấp trên với tỉ lệ 35% số thu kinh phí công đoàn và 40% số thu đoàn phí công đoàn.
- Với các cơ quan, tổ chức chưa thành lập công đoàn cơ sở: Các công đoàn cấp trên sẽ thu kinh phí công đoàn của tổ chức đó. Công đoàn cấp trên được sử dụng 65% tổng thu để phục vụ cho việc tuyên truyền, thành lập công đoàn cơ sở, bảo vệ, lo lắng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Các hoạt động cần sử dụng kinh phí công đoàn
Với nguồn kinh phí công đoàn tại các tổ chức, doanh nghiệp. Mức phí này thường sẽ phục vụ cho các hoạt động khác nhau như:
- Chi trả phí gồm: lương, phụ cấp, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cũng như các khoản bổ sung khác cho cán bộ, nhân viên đang làm việc tại công đoàn.
- Các khoản tổ chức hội nghị của ban chấp hành công đoàn gồm: trang trí, in ấn tài liệu, nước uống, mặt bằng cùng với các chi phí khác nhau.
- Các khoản chi phục vụ cho trang thiết bị như: mua sắm tài sản, thiết bị, mua sắm văn phòng phẩm, công tác phí, chi phí tiếp khách….
- Các khoản phục vụ việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động: hỗ trợ khiếu nại, hỗ trợ thuê luật sư.
- Phí khen thưởng các đoàn viên có thành tích xuất sắc trong việc phát triển công đoàn cơ sở.
- Chi phí phục vụ việc tuyên truyền, thuyết phục thành viên tổ chức tham gia vào công đoàn với nhiều hình thức như: in, sách báo, tạp chí, phát thanh….
- Chi phí tổ chức các hoạt động ngoài giờ cho doanh nghiệp.
- Chi phí đào tạo cán bộ: tiền đào tạo, tài liệu, công tác phí.
- Chi phí tổ chức hoạt động tuyên truyền về bình đẳng trong mối quan hệ lao động để những người lao động của doanh nghiệp có thể nắm bắt được rõ ràng.
- Chi phí tổ chức chào mừng các ngày lễ khác nhau mà người lao động được quyền hưởng trong năm.
- Các khoản chi phí phục vụ, hỗ trợ khi người lao động gặp khó khăn như: chế độ thai sản, tai nạn lao động, bảo hiểm y tế, những khoản hỗ trợ kịp thời của đơn vị sử dụng lao động đối với bản thân; gia đình người sử dụng lao động khi họ gặp phải các tình huống bất ngờ…..
Trên đây là định nghĩa rõ ràng về kinh phí công đoàn là gì theo quy định của pháp luật. Hy vọng người lao động làm bất kì ngành nghề nào đều nắm rõ những vấn đề này để đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho riêng mình.