Dấu giáp lai là gì? Những điều cần biết về dấu giáp lai!

Dấu giáp lai có thể hiểu là một con dấu đại diện cho sự bảo hộ của pháp luật dành cho các hoạt động kinh doanh. Để hiểu rõ hơn về dấu giáp lai là gì, cùng theo dõi nội dung của bài viết sau.

Khái niệm chung về dấu giáp lai

Định nghĩa đơn giản về dấu giáp lai là con dấu dùng để đóng lên lề trái hoặc phải của một tài liệu có số lượng từ 2 tờ trở lên. Trong đó, vai trò của dấu giáp lai thường sẽ đảm bảo sự chính xác của từng nội dung tờ văn bản. Qua đó có thể ngăn chặn được sự thay đổi về sai lệch của nội dung của tài liệu.

Dấu giáp lai là gì? Những điều cần biết về dấu giáp lai! - Ảnh 1
Khái niệm chung về dấu giáp lai

Trong nhiều trường hợp, khi các doanh nghiệp hoặc cá nhân kí kết những bản hợp đồng có độ dài gồm nhiều trang. Bên cạnh chữ kí của hai bên cùng con dấu, theo đúng quy định sẽ cần phải có dấu giáp lai của các bên kí kết để đảm bảo tính xác thực của văn bản.

Nếu với các hợp đồng tùy vào tính chất khác nhau mà không tiến hành đóng dấu giáp lai 1 lần thì chúng ta có thể chia ra và đóng liên tiếp cho tới khi toàn bộ bề mặt con dấu bao phù toàn bộ số trang và khi khớp lại các trang với nhau thì con dấu giáp lai cần phải trung khớp với con dấu của doanh nghiệp.

►►► Tham khảo: Những thông tin việc làm hiện nay để có định hướng nghề nghiệp tốt nhất.

Những điều cần biết về dấu giáp lai

Dấu giáp lai được sử dụng thế nào?

Hiện nay, dấu giáp lai chủ yếu được sử dụng trong các tổ chức, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, lực lượng vũ trang, các cơ quan khác nhau trong bộ máy nhà nước… Tùy từng tính chất của các bộ phận mà con dấu giáp lai sẽ có những trách nhiệm pháp lí riêng biệt.

Dấu giáp lai là gì? Những điều cần biết về dấu giáp lai! - Ảnh 2
Dấu giáp lai được sử dụng thế nào?

Và quy định sử dụng con dấu giáp lai cũng đã quy định rõ trong điều 26, nghị định 110/2004/NĐ-CP như sau:

  • Các dấu đóng phải rõ ràng, gọn gàng, đúng hướng và được sử dụng với con dấu theo quy định của pháp luật.
  • Khi đóng dấu chữ kí, dấu đóng cần chiếm khoảng một phần ba chữ ký bên trái.
  • Con dấu trên các phụ lục kèm theo tài liệu chính sẽ được quyết định bởi người đã kí tài liệu.
  • Việc đóng dấu nổi, tem nổi trên các tài liệu và tài liệu chuyên ngành cần phải tuân theo quy định của bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý chi nhánh.

Cách đóng dấu giáp lai

Theo như khoản 2, điều 13, thông tư 01/2011/TT-BNV thì cách đóng dấu giáp lai sẽ được thực hiện như sau:

Dấu giáp lai là gì? Những điều cần biết về dấu giáp lai! - Ảnh 3
Cách đóng dấu giáp lai
  • Các con dấu trên các tài liệu phải tuân thủ đúng quy định tại khoản 2, khoản 3 điều 26 nghị định 110/2004/ND-CP về các công trình văn thư và các quy định của pháp luật có liên quan.
  • Các thương hiệu của tổ chức, doanh nghiệp được trình bài trong ô số 8, dấu giáp lai phải được đóng ở giữa cạnh phải của tài liệu hoặc phụ lục văn bản, tối đa 5 trang cho mỗi con dấu.

Tính pháp lý của dấu giáp lai

Theo như nội dung đã được quy định, con dấu giáp lai chồng chéo được đóng ở giữa cạnh phải của tài liệu hoặc phụ lục văn bản. Trong đó bao gồm một phần tài liệu và chỉ được đóng tối đa là 5 trang.

Và khi các doanh nghiệp kí kết các hợp đồng hợp tác với nhiều trang, ngoài những chữ kí cùng con dấu đại diện pháp nhân của cả hai bên. Lúc này, chúng ta cũng sẽ cần phải có thêm các con dấu giáp lai của cả 2 bên nếu như tất cả đều sử dụng những con dấu giáp lai của riêng mình.

Dấu giáp lai là gì? Những điều cần biết về dấu giáp lai! - Ảnh 4
Tính pháp lý của dấu giáp lai

Chình vì vậy, vai trò pháp lý của dấu giáp lai lúc này đó là đảm bảo được độ chính xác của từng văn bản cũng như để phòng tránh việc có người làm giả thông tin.

Những tài liệu cần phải đóng dấu giáp lai

Theo quyết định 6550/TCHQ-VP có hiệu lực năm 2012, các loại tài liệu cần phải đóng dấu giáp lai bao gồm:

  • Quyết định giải quyết khiếu nại
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
  • Quyết định thanh tra
  • Quyết định đánh giá thuế
  • Hợp đồng, phụ lục, thanh lý hợp đồng
  • Thống báo giải quyết khiếu nại, tố cáo
  • Quyết định bổ nhiệm cán bộ cho các trường hợp ở nước ngoài …

Đối với những người làm ngành nghề liên quan tới văn phòng, đặc biệt là trong lĩnh vực hành chính thì dấu giáp lai là một khái niệm khá dễ bị nhầm lẫn. Do đó, bài viết hy vọng đã giải quyết những thắc mắc của bạn về dấu giáp lai là gì?


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.