Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z

Từ việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng đến việc xây dựng mối quan hệ, marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận và giữ chân khách hàng mà còn tạo ra sự phát triển bền vững cho doanh số bán hàng và danh tiếng thương hiệu. Cùng tìm hiểu Marketing là gì trong bài viết dưới đây.

TÌM KIẾM VIỆC LÀM MARKETING TẠI ĐÂY !

Marketing là gì?

Marketing hay còn gọi là tiếp thị, đây là hình thức phổ biến giúp doanh nghiệp kết nối, tiếp cận được với khách hàng nhằm thúc đẩy mua hoặc bán một sản phẩm, dịch vụ. Đây là hoạt động tiếp thị, xác định được khả năng sản xuất với giá thành phù hợp. Marketing liên quan đến quảng bá, bán và phân phối các sản phẩm hoặc dịch vụ.

Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 1
Marketing là gì?

Ngành Marketing là gì?

Đây là một ngành rộng lớn trong lĩnh vực kinh doanh, tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và áp dụng các chiến lược để tạo ra sự giao tiếp và giao dịch giá trị cho khách hàng. Trong ngành này, các chuyên gia marketing thường phải nắm bắt sâu sắc những xu hướng thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng để xây dựng các chiến lược phù hợ, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng.

Ngành marketing không chỉ đơn thuần là việc quảng cáo hay tiếp thị mà còn bao gồm nhiều hoạt động khác như nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, quản lý thương hiệu, quản lý mối quan hệ khách hàng và nhiều khía cạnh khác. Đồng thời, với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong cách tiếp cận khách hàng, ngành marketing cũng không ngừng chuyển đổi và phát triển, đòi hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực này phải liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng mới để có thể thích ứng với môi trường kinh doanh đang biến động.

Xem thêm: Marketing là ngành gì? Có nên theo học marketing không?

Vai trò của Marketing đối với tổ chức, doanh nghiệp

Marketing nắm giữ những vai trò quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều cần đầu tư thật bài bản và chuyên nghiệp. Vậy cụ thể vai  trò của marketing là gì?

Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 2
Vai trò của Marketing đối với tổ chức, doanh nghiệp

Phương thức thu hút khách hàng hiệu quả

Thu hút khách hàng qua thị trường mục tiêu là mục đích rất quan trọng mà các doanh nghiệp đều hướng đến. Cung cấp cho khách hàng các thông tin liên quan đến sản phẩm mới, giúp khách hàng biết được những điều hấp dẫn mà họ chưa biết, đưa ra những nội dùng thú vị, thuyết phục khách hàng. Các chuyên viên Marketing sẽ có vai trò duy trì, thu hút sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp.

Xây dựng mối quan hệ giữa khách hàng với doanh nghiệp

Bằng cách nghiên cứu tâm lý, hành vi khách hàng Marketing giúp doanh nghiệp thỏa mãn được nhu cầu và mong muốn của khách, nhằm tạo nên mối quan hệ tốt và được lòng tin của khách. Khi bộ phận sản xuất đảm bảo cung cấp sản phẩm theo đúng thời gian sẽ làm tăng thêm khả năng trung thành của khách hàng với thương hiệu

Sự tin tưởng và thấu hiểu giữa khách hàng với các doanh nghiệp sẽ tạo nên nhiều doanh số, lợi ích hơn. Hay nói cách khác người ta không mua sản phẩm mà mua những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại.

Gia tăng doanh số bán hàng

Marketing thường sử dụng các cách như: quảng bá, phân phối, chiến lược giảm giá, khuyến mãi ưu đãi…Khi một sản phẩm mới được quảng cáo doanh nghiệp sẽ tăng cơ hội để bán hàng hơn. Trong trường hợp khách hài lòng với sản phẩm đó, họ rất có thể sẽ trở thành đại sứ thương hiệu, giới thiệu đến nhiều người tiêu dùng biết đến, giúp doanh số của doanh nghiệp bắt đầu tăng lên.

Duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại

Để có thể duy trì các mối quan hệ khách hàng, các doanh nghiệp phải luôn tìm cách để luôn ở trong tâm trí của họ, Marketing sẽ giúp bằng cách duy trì sự phù hợp.

Các vị trí việc làm ngành Marketing phổ biến hiện nay

Trưởng phòng Marketing

Trưởng phòng Marketing hay Marketing Manager là nhân sự cao cấp trong phòng Marketing. Trường phòng Marketing sẽ đảm nhận việc nghiên cứu, đưa ra chiến lược, mục tiêu và giám sát việc thực hiện toàn bộ các chiến dịch Marketing trong doanh nghiệp.

Công việc của trưởng phòng Marketing sẽ bao gồm:

  • Tiến hành nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu và lập ra các chiến lược marketing
  • Xây dựng chiến lược marketing, các chương trình quảng cáo, sự kiện, các chiến dịch giảm giá, khuyến mãi,..nhằm thúc đẩy doanh số bán cho doanh nghiệp.
  • Xác lập kinh phí, nhân sự thực hiện và theo dõi các chiến dịch marketing, quảng cáo theo quý, tháng.
  • Tạo ra nội dung, giá trị hấp dẫn cho blog, website của doanh nghiệp
  • Duy trì và phát triển các mối quan hệ với khách hàng, với đối tác chiến lược trong chiến dịch Marketing của doanh nghiệp.
  • Đo lường và báo cáo hiệu quả của các chiến dịch marketing đã thực hiện. So sánh với mục tiêu để đưa ra giải pháp
  • Chịu trách nhiệm trước hiệu suất công việc của các thành viên thuộc phòng marketing
  • Ngoài ra trưởng phòng Marketing còn có nhiệm vụ truyền thông nội bộ, gắn kết các phòng ban trong doanh nghiệp.
Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 3
Trưởng phòng marketing giữ chức vụ cao nhất trong phòng marketing

Content Marketing

Nhân viên Content Marketing bao gồm sẽ chịu trách nhiệm với các chiến lược inbound marketing bao gồm việc sáng tạo nội dung, tổng hợp, truyền tải nội dung tới người đọc nhằm tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tới khách hàng.

Các công việc mà một nhân viên content marketing đảm nhận:

  • Lập kế hoạch, chiến lược sản xuất nội dung có kèm mục tiêu cụ thể cho từng chiến dịch. Đóng góp ý tưởng, cùng team triển khai các chiến dịch content marketing.
  • Đưa ra các ý tưởng và thực hiện các sáng kiến tiếp thị nội dung. Cùng team triển khai các chiến dịch content marketing nhằm đạt được mục tiêu của công ty.
  • Chịu trách nhiệm xây dựng và quản lý nội dung trên các nền tảng như website, blog, fanpage của công ty.
  • Phối hợp với các bộ phận các như Designer, Editor để sản xuất ra những nội dung chất lượng.
  • Lên kế hoạch xuất bản nội dung chất lượng, chính xác và đảm bảo đều đặn hàng tuần, tháng.
  • Theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện của các chiến dịch content marketing để đề xuất những phương án tối ưu nhất.
  • Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện các chiến dịch cho người quản lý.
  • Ngoài ra content marketing sẽ đảm nhận các công việc khác theo sự phân công của quản lý.
    Các công việc liên quan khác theo sự phân công của quản lý

Nhân viên SEO

Nhân viên SEO là người thực hiện tối ưu hóa website để website của doanh nghiệp có thể xuất hiện ở vị trí cao trên google. SEO là một phần của Marketing. Vậy công việc cụ thể của một nhân viên SEO Marketing là gì?

  • Chịu trách nhiệm tìm hiểu và nghiên cứu các sản phẩm,dịch của Công ty. So sánh với website của đối thủ để xây dựng chiến lược SEO hợp lý
  • Lên kế hoạch từ khóa, phối hợp với đội content để viết bài chuẩn SEO
  • Phối hợp với đội kỹ thuật Code để thiết kế website chuẩn SEO, thân thiện với người dùng
  • Liên tục cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO, cập nhật các đợt update từ google để đưa ra các chiến lược SEO phù hợp.
  • Theo dõi, đánh giá, giám sát các kết quả SEO: thứ hạng từ khóa, người dung…
  • Lập báo cáo kết quả SEO cho người quản lý và đưa ra hướng SEO phù hợp cho doanh nghiệp.

Nhân viên Digital Marketing

Digital Marketing là hoạt động marketing có sử dụng các thiết bị điện tử hay Internet để kết nối khách hàng với sản phẩm, dịch vục của doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng trong mảng Marketing. Hiện nay, nhu cầu tuyển nhân viên Digital Marketing là khá lớn và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.

Công việc của nhân viên Digital Marketing sẽ bao gồm:

  • Lên kế hoạch triển khai các hoạt động marketing của doanh nghiệp trên môi trường điện tử
  • Thực hiện, kiểm soát các hoạt động Digital Marketing trên các nền tảng số như Facebook, Tiktok, Zalo,… các chương trình truyền thông, khuyến mãi của doanh nghiệp
  • Tối ưu việc chuyển đổi để đem về kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp
  • Thực hiện các chiến dịch marketing sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua các công cụ SEO/SEM, Social Media, Mobile Marketing, Email Marketing, SMS Marketing, Affiliate Marketing,…
  • Hiểu về các kênh digital marketing để thực hiện tối ưu chất lượng nội dung và chất lượng quảng cáo.
  • Thực hiện các hoạt động marketing khác theo sự sắp xếp từ người quản lý.
Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 4
Mô tả công việc nhân viên SEO

Nhân viên thiết kế đồ họa

Designer là người chịu trách nhiệm thiết kế các hình ảnh công ty như logo, banner, bao bì sản phẩm,… giúp tăng tính trực quan cho nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Nhân viên thiết kế đồ họa sẽ phối hợp với đội ngũ Marketing để tạo ra những nội dung ấn tượng.

Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 5
Mô tả công việc nhân viên thiết kế đồ họa

Công việc của một nhân viên thiết kế đồ họa sẽ bao gồm:

  • Thiết kế website, logo, banner, hình ảnh cho các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp.
  • Lên ý tưởng cho những mẫu thiết kế để chuẩn bị cho kế hoạch truyền thông, quản bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Gặp gỡ khách hàng để lên ý tưởng cho các sản phẩm cần thiết kế
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác mà cấp trên giao phó

2 loại hình Marketing phổ biến

Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại hình marketing được áp dụng để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu kinh doanh của các tổ chức và doanh nghiệp. Dưới đây là 2 loại hình phổ biến:

Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 6
Các loại hình của Marketing

Marketing kỹ thuật số

  • SEO (Search Engine Optimization)

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO website là tập hợp các phương pháp nhằm giúp cải thiện thứ hạng của một website trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm thông thường là Google

Hiện nay, có rất nhiều marketer sử dụng SEO nhằm thu hút các khách hàng quan tâm đến một ngành nghề cụ thể thông qua việc tìm kiếm thông tin trên Google.

Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp, tăng tỉ lệ chuyển đổi thành đơn hàng/ khách hàng/ booking, bền vững vào website, tăng nguồn traffic tự nhiên….

Xem thêm: Gg ads là gì? Google ads khác gì so với SEO ? làm thế nào để tối ưu chi phí ?

  • Blog Marketing

Ngày nay, blog không dành riêng cho cá nhân, mà khá nhiều doanh nghiệp cũng đăng tải bài viết về lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Nhằm nuôi dưỡng sự quan tâm của khách hàng tiềm năng có nhu cầu tìm kiếm thông tin.

  • Social Media Marketing

Hoàn toàn có thể dễ dàng sử dụng các trạng mạng xã hội social media như: Twitter, Facebook, Instagram, LinkedIn,….Khi một chiến dịch tốt, sẽ giúp tạo được ấn tượng, tăng viral cho thương hiệu, sản phẩm nhanh chóng đến khách hàng

  • Print Marketing

Có khá nhiều khách hàng, thường xuyên đăng ký mua báo, tạp chí in ấn. Vì vậy, rất cần tài trợ các bài báo để đăng content liên quan đến nội dung khách hàng quan tâm

  • Search Engine Marketing (SEM)

SEM khá khác so với SEO, thông người dùng sẽ phải trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để đặt liên kết trên các website, nhằm tăng sự hiện diện của doanh nghiệp bạn đến khách hàng. Loại hình này được gọi là Pay-per-click

  • Video Marketing

Đây là hình thức được cải tiến hơn rất nhiều, khi nhiều người tham gia đầu tư thiết kế và publish các video mang tính giải trí chứa đựng nhiều giá trị, nhằm thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.

KHÁM PHÁ VIỆC LÀM MARKETING LƯƠNG CAO TẠI ĐÂY !

Marketing truyền thống

Đây là loại hình marketing đã tồn tại từ lâu và vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận đại chúng một cách rộng rãi. Bao gồm các hoạt động như:

  • Event Marketing

Event marketing là một loại hình tiếp thị đặc biệt tập trung vào việc tạo ra và tham gia các sự kiện hoặc trải nghiệm trực tiếp để tương tác với khách hàng tiềm năng và hiện tại. Mục tiêu chính của event marketing là tạo ra một trải nghiệm tương tác đặc biệt cho khách hàng, giúp họ hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu một cách sâu sắc hơn.

Trong event marketing, các doanh nghiệp có thể tổ chức hoặc tham gia vào các sự kiện như: triển lãm thương mại, hội chợ, buổi hòa nhạc, sự kiện thể thao, hay các hoạt động từ thiện.

Event marketing không chỉ giúp doanh nghiệp tạo ra sự nhận biết và nhớ đến thương hiệu một cách hiệu quả, mà còn tạo ra cơ hội để xây dựng mối quan hệ cá nhân với khách hàng. Bằng cách tương tác trực tiếp, doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi từ khách hàng, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó điều chỉnh và phát triển chiến lược marketing một cách linh hoạt và hiệu quả hơn.

  • Print Marketing

Print marketing là một loại hình tiếp thị truyền thống mà các tổ chức và doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình thông qua các phương tiện in ấn như tờ rơi, brochure, bản tin, danh thiếp, poster và quảng cáo trong các tạp chí, báo chí hoặc tạp chí trực tuyến.

Mặc dù với sự phát triển của marketing kỹ thuật số, print marketing đã trở nên ít phổ biến hơn, nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong một số ngành công nghiệp. Khách hàng có thể cầm và xem trực tiếp tài liệu, giúp tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ với khách hàng tiềm năng về thương hiệu hoặc sản phẩm.

  • Telemarketing

Telemarketing là một phương thức tiếp thị trực tiếp mà các doanh nghiệp sử dụng để tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng thông qua cuộc gọi điện thoại. Trong telemarketing, các nhân viên bán hàng hoặc các tổ chức tiếp thị gọi điện trực tiếp đến khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu của mình, tạo ra cơ hội bán hàng hoặc thu thập thông tin từ khách hàng.

Một số dạng telemarketing phổ biến bao gồm: cuộc gọi bán hàng trực tiếp, khảo sát khách hàng, hỏi ý kiến, xác nhận thông tin hoặc chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên, nhiều khách hàng có thể cảm thấy phiền lòng với cuộc gọi không mời này và từ chối hoặc không hài lòng với dịch vụ. Do đó, việc tiếp cận khách hàng một cách cẩn thận và tôn trọng là quan trọng trong telemarketing.

Kỹ năng cần thiết của một nhân viên marketing?

Kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực marketing là gì? Để bước chân vào lĩnh vực Marketing, mỗi marketer ngoài kiến thức còn cần phải trang bị các kỹ năng sau đây:

Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 7
Kỹ năng cần thiết của một marketer

Học ngành Marketing ra trường làm gì?

Ngành Marketing là lĩnh vực rất rộng, vì vậy không thiếu những cơ hội nghề nghiệp cho các bạn sinh viên đam mê, tùy thuộc vào năng lực, sở thích của bản thân, bạn có thể lựa chọn một trong các vị trí sau:

Làm việc tại agency

Agency là thuật ngữ nhằm chỉ các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông, tiếp thị, quảng cáo. Là đơn vị truyền thông tiếp thị cho nhiều công ty, doanh nghiệp. Khách hàng của họ sẽ là các client, sản phẩm là dịch vụ truyền thông. Các vị trí phổ biến như:

Planner

  • Chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị
  • Nghiên cứu client
  • Nghiên cứu thị trường
  • Hiểu được công chúng mục tiêu của client
  • Nghiên cứu đối thủ của client
  • Đưa ra kế hoạch giải pháp nhằm giúp khách hàng đạt được mục tiêu mà họ đặt ra.

Content Creator

  • Chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ làm nội dung cho chiến dịch tiếp thị như: catalogue, slogan, tagline, tiêu đề,….
  • Viết brief hình ảnh cho designer.

Designer (nhân viên thiết kế)

  • Biến các ý tưởng của copywriter và content creator thành hình ảnh, gif, video,… Đòi hỏi sự sáng tạo, gu thẩm mỹ cao nên các Designer cần có tư duy hình ảnh tốt, khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế,…

Account

  • Chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client
  • Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Đàm phán ký kết hợp đồng
  • Tiếp nhận các yêu cầu của client
  • Tạo mối quan hệ với khách
  • Giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của agency.

Làm việc tại client

Khi làm việc lại công ty client nghĩa là làm tại bộ phận Marketing của công ty, tổ chức, doanh nghiệp. Chỉ tiếp thị duy nhất cho nơi đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức. Tại đây, bộ phận Marketing được xây dựng rất phát triển, với các vị trí như:

Nhân viên/Trợ lý Marketing

  • Thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị như: Nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị
  • Thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị
  • Hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing.

Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường

  • Tìm hiểu, nghiên cứu, thu thập các thông tin về khách hàng của tổ chức
  • Phân tích đối thủ

Nhân viên quan hệ công chúng

  • Làm việc với báo chí
  • Quản lý quan hệ với cộng đồng
  • Xử lý khủng hoảng truyền thông
  • Tổ chức sự kiện…

=> Các vị trí trên phù hợp với các bạn sinh viên mới ra trường, sau khi học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, có năng lực tốt, cơ hội để thăng tiến dần lên các vị trí như: Manager, trưởng phòng Marketing, Giám đốc Sáng tạo, Giám đốc Marketing,…Là rất có khả năng.

Xem thêm: CV Marketing “thôi miên” nhà tuyển dụng cần có những gì?

Mức lương ngành Marketing hiện nay là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào vị trí công việc và kinh nghiệm làm việc mà mức lương nhân viên marketing sẽ khác nhau. Mức lương ngành Marketing tại Việt Nam, được tính cụ thể tại mỗi vị trí như sau:

Marketing là gì? Tổng hợp kiến thức nghề Marketing từ A – Z - Ảnh 8
Mức lương ngành Marketing bao nhiêu?

Xem thêm : Lương Marketing bao nhiêu? Tổng hợp lương các vị trí marketing 2022

Vị trí  Năm kinh nghiệm Mức lương
Giám đốc sản xuất truyền thông 4 – 5 năm 30-40 triệu đồng/tháng.
Giám đốc thương hiệu 7 – 8 năm 35 – 45 triệu đồng/tháng.
Giám đốc Marketing 9 – 10 năm 90 – 120 triệu đồng/tháng
Trưởng phòng Marketing 5 – 6 năm 70 – 100 triệu đồng/tháng
Trưởng phòng nghiên cứu thị trường 3 – 5 năm 32 – 45 triệu đồng/tháng
Nhân viên Marketing 2 – 4 năm 14 – 18 triệu đồng/tháng.
Trợ lý Marketing Dưới 1 năm 7 – 10 triệu đồng/tháng
Nhân viên Marketing (Full time) Mới ra trường 5 – 6 triệu đồng/ tháng
Nhân viên Marketing (Part-time) Mới ra trường 1,5 – 2 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên SEO 2 -4 năm kinh nghiệm 10- 15 triệu đồng/ tháng.
Nhân viên content marketing Trên 1 năm kinh nghiệm 7- 20 triệu đồng/ tháng

Hy vọng những thông tin trên đây, News.timviec đã giúp bạn giải đáp cho câu hỏi: “Marketing là gì? Mức thu nhập của ngành nghề này là bao nhiêu?” Đây là ngành rất mở rộng với nhiều cơ hội nghề nghiệp đa dạng. Hãy dựa vào năng lực, sở thích của bản thân để chọn lựa ra ngành nghề phù hợp nhất với mình nhé. Chúc bạn thành công!


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Số 81, ngõ 68, đường Cầu Giấy, Tổ 05, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.