Cách tính và mức đóng thuế thu nhập cá nhân mới nhất cho NLĐ [Update]
Cách tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Mức tiền lương bắt đầu phải đóng thuế là bao nhiêu? Hãy để News.timviec giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh thuế TNCN nhé!
Mức tiền lương phải nộp thuế thu nhập cá nhân
Điều kiện nộp thuế TNCN
Theo quy định, các đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân phải có đủ cả 2 điều kiện sau đây:
- là cá nhân cư trú hoặc cá nhân không cư trú;
- có thu nhập chịu thuế > 0.
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản giảm trừ
Trong đó, các khoản giảm trừ bao gồm:
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
- Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
Mức thu nhập phải đóng thuế cá nhân
Áp dụng từ năm 2020, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:
Cụ thể, sau khi giảm trừ các khoản, mức thu nhập phải đóng thuế như sau:
Như vậy, với người không có người phụ thuộc, thu nhập >11 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế. Nếu có thêm 01 người phụ thuộc thì tổng thu nhập tăng thêm 4.4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thêm thuế thu nhập cá nhân.
Hướng dẫn chi tiết cách tính thuế thu nhập cá nhân
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Công thức áp dụng khi tính thuế TNCN là:
(1) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
- (2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
- (3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Xem thêm: Thuế thu nhập cá nhân thay đổi như thế nào từ hôm nay?
Các bước tính thuế thu nhập cá nhân
Bước 1. Tính tổng thu nhập chịu thuế của người lao động là bao nhiêu.
Bước 2. Tổng hợp các khoản được miễn là bao nhiêu.
Bước 3. Theo công thức (3) để tính thu nhập chịu thuế.
Bước 4. Tổng hợp các khoản được giảm trừ là bao nhiêu.
Bước 5. Theo công thức (2) để tính thu nhập tính thuế.
Bước 6. Theo công thức (1) để tính số thuế phải nộp.
Xem thêm: Thuế là gì? Các khoản thuế cần báo cáo theo pháp luật
Hướng dẫn tính thuế chi tiết
*Áp dụng đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 03 tháng trở lên.
Bảng thuế suất áp dụng lũy tiến từng phần
Phương pháp tính rút gọn
Ví dụ minh họa
Giả sử trong tháng 11 năm 2020, sau khi công ty đã trích tiền đóng bảo hiểm bắt buộc, ông A có thu nhập là 40 triệu đồng. Ngoài ra, ông không tham gia đóng góp khuyến học, nhân đạo, từ thiện. Ông có 02 con trai, đăng ký là người phụ thuộc. Như vậy, thuế thu nhập cá nhân của ông là bao nhiêu?
Thu nhập chịu thuế: 40 triệu đồng.
Các khoản giảm trừ: 19.8 triệu đồng, bao gồm tổng của các khoản giảm trừ:
- Giảm trừ gia cảnh cho 02 người phụ thuộc (2 con): 4.4 triệu đồng × 2 = 8.8 triệu đồng
- Giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu đồng
Thu nhập tính thuế:
40 triệu đồng – 19.8 triệu đồng = 20.2 triệu đồng
Số thuế phải nộp được tính như sau:
Cách 1:
Với mức thu nhập tính thuế trong tháng là 20.2 triệu đồng, ông A phải đóng thuế theo diện bậc 4. Căn cứ phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, số tiền nộp thuế thu nhập cá nhân là:
20.2 triệu đồng × 20% – 1.65 triệu đồng = 2.39 triệu đồng.
Cách 2: Số thuế phải nộp tính theo từng bậc của biểu lũy tiến từng phần
+ Bậc 1: Thuế suất 5% với 5 triệu đồng:
05 triệu đồng × 5% = 0.25 triệu đồng
+ Bậc 2: Thuế suất 10% với thu nhập trên 5 triệu đồng tính đến 10 triệu đồng:
(10 triệu đồng – 05 triệu đồng) × 10% = 0.5 triệu đồng
+ Bậc 3: Thuế suất 15% với thu nhập trên 10 triệu đồng tính đến 18 triệu đồng:
(18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15% = 1.2 triệu đồng
+ Bậc 4: Thuế suất 20% với thu nhập trên 18 triệu đồng tính đến 32 triệu đồng:
(20.2 triệu đồng – 18 triệu đồng) × 20% = 0.44 triệu đồng
Tổng số tiền phải nộp thuế là:
0.25 + 0.5 + 1.2 + 0.44 = 2.39 triệu đồng
Trên đây, News.timviec đã hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân mà người lao động nào cũng cần biết để nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của chính mình.
Xem thêm: [Tư vấn] Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì và cách tính thuế TNDN