Shark Vương là ai – Tiểu sử, sự nghiệp người đưa Shark Tank về Việt Nam
Shark Vương là ai? là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc khi ông xuất hiện ngay từ đầu chương trình Thương vụ bạc tỷ mùa 1. Ông cũng chính là người có công mang chương trình dành riêng cho startup này về Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về vị doanh nhân có số phận lận đận này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Shark Vương là ai?
Shark Vương tên thật là Trần Anh Vương. Ông hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư BVG. Bên cạnh đó, ông còn là thành viên HĐQT của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (NDP) và Tổng Công ty Dược Việt Nam (DVN).
Tên gọi Shark Vương của ông được ra đời khi ông trở thành một trong những nhà đầu tư của chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 1. Ông còn là người đã mang chương trình dành riêng cho các startup nổi tiếng này về Việt Nam. Tuy nhiên, ông chỉ tham gia một mùa của chương trình và lui về hậu trường trong những mùa tiếp theo.
Tiểu sử
Shark Trần Anh Vương sinh ngày 15/06/1972 tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Ông xuất thân trong gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Ngay từ khi còn học trung học ông đã luôn được biết đến là một cậu học sinh giỏi toán. Sau khi tốt nghiệp THPT, ông quyết định thi vào khoa Quản trị kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
Trần Anh Vương tốt nghiệp hệ cử nhân tại trường đại học Kinh tế Quốc Dân và tiếp tục học cao học tại đây.
XEM THÊM : Hành trình “khởi nghiệp” thăng trầm của Shark Nguyễn Hòa Bình NextTech – Cá Mập “phũ” nhất Shark Tank Việt
Sự nghiệp của doanh nhân Trần Anh Vương
Để có được một sự nghiệp vững mạnh như hiện nay, Trần Anh Vương đã phải trải qua không ít những thất bại. Ông được đánh giá là “cá mập” có sự nghiệp lận đận nhất trong số các nhà đầu tư của chương trình. Vậy cùng tìm hiểu về sự nghiệp của vị doanh nhân này nhé!
Những lần khởi nghiệp thất bại
Cũng như nhiều những bạn trẻ khác, trước khi trở thành một doanh nhân thành cao, “thuyền trưởng” lãnh đạo những tập đoàn lớn Shark Vương cũng đã không ít lần thất bại. Trước khi trở thành Tổng Giám đốc của SAM Holdings cùng hàng loạt những doanh nghiệp khác ông đã làm không ít các công việc khác nhau.
Trong những lần thất bại của mình, có lẽ đáng nhớ nhất là khi ông quyết định chọn kinh doanh thép dù không học cơ khí. Thời điểm lựa chọn kinh doanh thép, đó không phải là ngành nghề lợi thế của Việt Nam. Không những vậy, ông không có nhiều vốn, lại không sành sỏi quá trình thu mua, không biết kiến thức chuyên môn nên đã phá sản. Sự kiện công ty bị phá sản đã khiến ông Vương rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.
Năm 1995, ông cùng một vài người bạn góp vốn làm ăn nhưng không thành lập công ty. Đến năm 2000, họ đã phát triển thành công ty. Tuy nhiên, mỗi người trong nhóm bạn ông đều sở hữu một công ty riêng. Điều này khiến xảy ra bất đồng trong vấn đề quản lý dẫn đến thất bại. Ông đã nhận thấy được sai lầm của mình ở lần thất bại này là chọn sai người góp vốn.
Từ những lần thất bại ấy, ông đã rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho chính bản thân mình. Ông chính là minh chứng cho câu nói “Thất bại là mẹ thành công” khi không ngừng đứng dựng từ những vấp ngã.
Thành công nhờ từ cơ duyên với thép
Thất bại với thép và thành công cũng nhờ thép, đó chính là trường hợp của doanh nhân Trần Anh Vương. Với quyết tâm muốn làm giàu ông đã vay mượn bạn bè, người thân 300 triệu đồng. Ngày 6/3/2000, ông đã cùng 4 người bạn thành lập nên Công ty Thép Bắc Việt.
Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty Thép Bắc Việt đã có một chỗ đứng nhất định trên thị trường. Hiện nay, Thép Bắc Việt là công ty mẹ với 8 công ty con khác nhau. Năm 2008, doanh thu của công ty đạt trên 6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Thép Bắc Việt đã có cơ hội xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á và khu vực Trung Đông.
Năm 2009, sản phẩm thép tiền chế mang thương hiệu DamSam của công ty đã đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM – Trần Đình Long : Từ cậu bé miền quê nghèo đến ông “Vua” thép nước Việt
Trở thành Tổng Giám đốc SAM Holdings
Công ty cổ phần SAM Holdings tiền thân là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển SACO. Đây là một trong 2 công ty cổ phần đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (mã CK: SAM). Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các loại cáp cho ngành bưu chính viễn thông.
Shark Vương giữ chức vụ Tổng Giám đốc bắt đầu từ tháng 5 năm 2016. Trong thời kì lãnh đạo của ông, công ty liên tục thu về lợi nhuận cao từ nhiều hoạt động đầu tư tài chính. Hoạt động đầu tư tài chính được coi là nguồn thu chính của SAM Holdings.
Năm 2017, SAM Holdings đã thu về khoản lợi nhuận ròng lên đến 114 tỷ đồng. Cũng trong năm này, công ty chuyển hướng đầu tư vào lĩnh vực cổ phiếu. Doanh thu tài chính tăng từ mức 65 tỷ đồng lên 238 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2017, hoạt động đầu tư chứng khoán của công ty có tổng giá trị lên đến 582 tỷ đồng với 10 cổ phiếu ngành nghề khác nhau. Với những kinh nghiệm kinh doanh đã tích lũy được sau nhiều năm làm việc đã giúp ông lãnh đạo công ty ngày một phát triển.
Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 2018, Shark Vương bất ngờ từ chức Tổng giám đốc khi công ty đang trên đà phát triển vững mạnh với lý do cá nhân. Rời công ty, ông đã quyết định bán gần 15,28 triệu cổ phiếu của SAM Holdings, tương ứng với 6,32% vốn điều lệ, thu về 109,4 tỷ đồng.
Những cột mốc quan trọng trong sự nghiệp Shark Trần Anh Vương
- Từ năm 1993 – 1994: Nhân viên kinh doanh Công ty Giày may 32 – Bộ Quốc Phòng
- Từ 1995 – 1997: Nhân viên kinh doanh – xuất nhập khẩu Công ty TNHH Thái Bình
- Từ 1998 – 10/1999: Nhân viên kinh doanh – Xuất nhập khẩu Công ty Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Ngân hàng
- Tháng 11/1999 – 1/2000: Phó Giám đốc Công ty TNHH Duy Phương
- 3/2000 – 6/2008 : Giám đốc Công ty Tnhh Thép Bắc Việt
- 7/2008 – 10/2015: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thép Bắc Việt
- 11/2015 – 4/2016: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư BVG; Phó chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội
- 01/04/2016 – 30/04/2016: Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển SACOM; Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư BVG; Chủ tịch HĐQT Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I
- 01/05/2016 – nay: Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư BVG; Chủ tịch HĐQT Công ty CP xuất nhập khẩu Tổng hợp I
Trần Anh Vương và Shark Tank Việt Nam
Shark Vương chính là người đã có công mang chương trình Thương vụ bạc tỷ về Việt Nam, vì vậy ông đầu tư rất nhiều tâm huyết của mình vào chương trình. Ông cũng chính là một trong những nhà đầu tư có những thương vụ đầu tư khủng cho các startup tiềm năng. Điểm qua 10 startup được Shark Trần Anh Vương đầu tư trong chương trình:
- Transfrom Studio – đầu tư 3.1 tỷ đồng cho 51 % cổ phần cùng Shark Linh
- Dấm Thủy Tâm – đầu tư 4 tỷ đồng cho 36% cổ phần cùng Shark Phú
- FarmTech – đầu tư 4.4 tỷ đồng cho 44% cổ phần cùng Shark Hưng
- Emwear – đầu tư 2 tỷ đồng cho 25% cổ phần
- Vườn rau nhà mình – đầu tư 2.5 tỷ đồng cho 51% cổ phần cùng Shark Linh
- Power Rings – đầu tư 11 tỷ đồng lấy 5 USD trên mỗi sản phẩm bán được
- Volunteer For Education – đầu tư 2.7 tỷ đồng cho 36% cổ phần cùng Shark Phú và Shark Thủy
- SuperShip – đầu tư 3 tỷ đồng cho 20% cổ phần
- Xe lăn đa năng – đầu tư 1 tỷ đồng cho 36% cổ phần với Shark Hưng và Shark Thủy
- Umbala – đầu tư 260.000 USD cho 15% cổ phần cùng Shark Thủy.
Có thể thấy được rằng Shark Trần Anh Vương là người dẫn lối cho rất nhiều startup tiềm năng. Bởi từng trải qua không ít thăng trầm trong sự nghiệp nên ông rất hiểu cho những bạn trẻ khởi nghiệp hiện nay. Ông đã dành lời khuyên chân thành đến các bạn trẻ: “Nếu không có khởi nghiệp sẽ không có khởi nghiệp thành công”.
Tạm kết
Qua bài viết trên, News Tìm việc đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về tiểu sử và sự nghiệp của doanh nhân Trần Anh Vương. Chắc hẳn sau khi đọc bài viết của chúng tôi các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi “Shark Vương là ai?” rồi đúng không. Mong rằng các bạn đọc sẽ tiếp tục ủng hộ những bài viết hấp dẫn khác của chúng tôi nhé!
XEM THÊM: Shark Phú– Hành trình kinh doanh không biết hai từ “thua lỗ” của ông chủ SUNHOUSE