Mẫu giấy đề nghị tạm ứng chuẩn nhất dành cho người lao động
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng là loại văn bản không thể thiếu đối với người cần ứng tiền. Hãy cùng tìm hiểu cách viết nó và 1 số lưu ý khác nhé!
Các khái niệm cần nắm rõ
Muốn viết mẫu giấy đề nghị tạm ứng sao cho chính xác nhất thì chúng ta cần phải trang bị cho bản thân một chút kiến thức cơ bản về loại giấy đặc biệt này trước đã! Đầu tiên, hãy cùng tìm hiểu về các khái niệm khoản tạm ứng, người nhận tạm ứng và giấy đề nghị tạm ứng.
Trước hết, chúng ta xem xét 2 khái niệm: khoản tạm ứng và người nhận tạm ứng. Khoản tạm ứng chính là khoản tiền (vật tư) mà người nhận tạm ứng nhận được từ phía doanh nghiệp; họ sẽ sử dụng khoản tiền (vật tư) này để giải quyết một vấn đề nào đó hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho công ty.
Người nhận tạm ứng là người được công ty/doanh nghiệp trao tiền (vật tư), họ thường là nhân viên trực thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp đó. Đối với các trường hợp đặc biệt như đối tượng nhận tạm ứng thường xuyên chẳng hạn (họ là nhân viên của bộ phận cung ứng vật tư/hành chính/quản trị…), họ phải nhận được văn bản chỉ định từ người có thẩm quyền cao như Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc… thì mới được phép mang tiền/vật tư của công ty đem đi sử dụng.
Từ 2 khái niệm này, chúng ta đã có thể suy luận ra khái niệm giấy đề nghị tạm ứng. Giấy đề nghị tạm ứng là văn bản mà người nhận tạm ứng tạo ra và đem nộp cho lãnh đạo để được cấp phép sử dụng tiền/vật tư của công ty.
⏩ Xem thêm: Mẫu giấy đi đường chuẩn form C06-HD, C16-HD và 04-LĐTL
Trách nhiệm của người đề nghị tạm ứng
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng chỉ là một tờ giấy nhưng nó lại cực kỳ có “sức nặng”. Không phải ai cũng có thể đăng ký tạm ứng và không phải bạn cứ muốn tạm ứng là sẽ được xét duyệt ngay. Bạn còn phải tuân thủ các quy định và làm tròn trách nhiệm của người nhận tạm ứng nữa. Dưới đây những điều người đề nghị tạm ứng phải tuân thủ và làm đúng:
- Người đề nghị tạm ứng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với công ty/doanh nghiệp của mình về số tiền mà họ đã nhận được. Họ cũng phải bảo đảm rằng số tiền ấy sẽ được sử dụng đúng mục đích và đúng như nội dung công việc đã được phê duyệt trong giấy tạm ứng.
- Nếu vì một lý do nào đó mà người nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết toàn bộ khoản tiền đã ứng thì họ phải nộp lại số tiền đó vào quỹ của công ty. Nếu giữ làm của riêng thì người nhận tạm ứng sẽ bị phạt bằng cách trừ lương. Trong trường hợp, số tiền cần chi vượt quá số tiền đã ứng thì công ty cũng sẽ có sự đền bù thích hợp.
- Người cầm tiền tạm ứng tuyệt đối không được chuyển giao số tiền đã nhận cho bất kỳ ai khác.
- Sau khi thực hiện xong công việc, người tạm ứng cần lập ra 1 bảng thanh toán tạm ứng kèm theo cả chứng từ gốc để tính toán được cụ thể số tiền đã tạm ứng, số tiền đã sử dụng và khoản chênh lệch nếu có.
- Muốn nhận tạm ứng của kỳ sau thì người tạm ứng buộc phải thanh toán hết toàn bộ khoản tạm ứng của kỳ trước trước đã.
⏩ Tham khảo: [Tiết Lộ] Mẫu giấy vay tiền cập nhật mới nhất hiện nay
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng
Dưới đây là mẫu giấy đề nghị tạm ứng mới nhất, chuẩn nhất để người lao động tham khảo:
Mẫu cơ bản
Đơn vị: ……………………… Bộ phận: ……………………. GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày…..tháng….năm…. Số: …………….. Kính gửi:………………………………………………………………………………………………….. Tên tôi là:…………………………………………………………………………………………………. Bộ phận (hoặc Địa chỉ):……………………………………………………………………………….. Đề nghị cho tạm ứng số tiền:…………………………………. (Viết bằng chữ)……………….. Lý do tạm ứng:…………………………………………………………………………………………… Thời hạn thanh toán:…………………………………………………………………………………… Giám đốc Kế toán trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị tạm ứng |
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng theo Thông tư 200 (03-TT)
Mẫu giấy đề nghị tạm ứng C42-HD (theo Thông tư 107)
Trên đây là những thông tin khái quát nhưng tương đối đầy đủ về mẫu giấy đề nghị tạm ứng. Hãy ghi nhớ kỹ hoặc lưu những thông tin quan trọng này lại để không bị bối rối khi cần tạm ứng với công ty bạn nhé!