Mẫu CV chuyên nghiệp dành cho mọi đối tượng xin việc
Các nhà tuyển dụng cực kỳ chán ghét những bản CV “xin việc một đằng, thông tin một nẻo”. Vì thế, hãy tạo riêng cho bạn một mẫu CV chuyên nghiệp nhất, phù hợp với nghề nghiệp bản thân để xin việc được thuận lợi.
CV là hồ sơ xin việc gửi đến nơi bạn muốn ứng tuyển, nhà tuyển dụng bước đầu sẽ nhìn vào đó để xét duyệt xem ứng viên có đủ điều kiện bước vào vòng phỏng vấn hay không. Cách viết mẫu CV chuyên nghiệp, chuẩn xác không phải ai cũng nắm rõ. Tùy vào lĩnh vực, kinh nghiệm mà nội dung và bố cục của mỗi CV là khác nhau. Nếu bạn không nắm rõ rất có thể dẫn đến thất bại.
Để gây ấn tượng với người xét duyệt hồ sơ, bạn cần xác định được kiểu CV phù hợp và đưa ra thiết kế đẹp mắt, trang bị cho mình kiến thức chuyên môn và nội dung trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Nhìn chung, có rất nhiều loại CV tương thích với đặc thù ngành nghề khác nhau. Ví dụ, bạn đầu quân vào công ty chuyên lĩnh vực sáng tạo, có hơi hướng nghệ thuật thì CV cần phải tươi sáng, bắt mắt.
Ngược lại, nếu là công việc liên quan đến chính trị, đòi hỏi sự nghiêm túc thì tất nhiên CV phải lịch sự, trang nhã. Cùng tìm hiểu 8 kiểu CV được phân loại theo bối cảnh thực tế dưới đây:
Mẫu CV truyền thống
CV theo kiểu truyền thống được sử dụng từ hàng chục năm nay và những người đi xin việc đều lấy nó làm tiêu chuẩn. Với định dạng đen trắng, không hình ảnh, bố cục đơn giản và thông tin sơ lược, ứng viên nào cũng có thể làm được.
Tuy nhiên, ở thời hiện đại, loại CV phổ biến này không còn phù hợp với đại đa số ngành nghề. Trừ khi bạn làm những công việc đơn giản như: bán hàng part-time, nhân viên dọn dẹp, nhân viên phục vụ bàn,… Với những nghề đòi hỏi chuyên môn, hầu hết nhà tuyển dụng sẽ “gạt phăng” mẫu CV truyền thống qua một bên.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV hiện đại
Trái ngược với “truyền thống”, CV hiện đại cho phép bạn sáng tạo hết mức có thể, miễn là nó không vượt ra ngoài giới hạn của một mẫu CV chuyên nghiệp và phù hợp với ngành nghề.
CV hiện đại không bị giới hạn ở màu sắc và nội dung. Khi làm CV này bạn thỏa sức đưa vào đó những ý tưởng thể hiện cá tính của bạn. So với CV truyền thống, CV hiện đại vượt xa những quy tắc, khuôn khổ ban đầu.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV cho người mới ra trường
CV cho người mới ra trường ngày đầu đi xin việc thường không có nhiều sự khác biệt so với CV truyền thống bởi ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn được viết sơ sài. Càng là người mới, bạn càng phải thể hiện sự năng động và sáng tạo.
Phần kinh nghiệm gần như sẽ bị bỏ trống, vì thế bạn cần tăng cường phần mục tiêu nghề nghiệp và kiến thức đã học cũng như kỹ năng được thực hành trên ghế nhà trường. Bạn có thể nói về các bài luận văn hay những chuyến thực tập của mình, miễn là chúng có liên quan tới công việc.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV cho người có nhiều kinh nghiệm
Tất nhiên bạn có nhiều kinh nghiệm thì càng có nhiều thứ để nói với nhà tuyển dụng. Nhấn mạnh vào phần lĩnh vực chuyên môn, uy tín trong nghề để người tuyển dụng thấy những điều họ đang muốn ở bạn ngay lập tức.
Tùy theo ngành nghề mà bố cục thiết kế CV là khác nhau nhưng hãy để phần mô tả kinh nghiệm ở đoạn giữa dễ thấy nhất, tạo ấn tượng cho họ. Phần nội dung sử dụng những từ ngữ chuyên môn thể hiện sự chuyên nghiệp. Nhưng bạn cũng lưu ý tránh lạm dụng khiến cho CV bị rối mắt và khó hiểu, đôi khi gây hiểu lầm cho nhà tuyển dụng tưởng bạn đang khoe khoang quá mức.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV cho vị trí quản lý
Không thể viết một bản CV đơn thuần với câu chữ đầy sự rụt rè nếu bạn đang muốn cạnh tranh vị trí quản lý. Bạn cần nhiều hơn một bản hồ sơ truyền thống để đánh bại đối thủ. CV ứng tuyển vị trí quản lý cần phải dùng ngôn từ mạnh mẽ, đanh thép và nhấn mạnh vào kỹ năng.
Bạn nên liệt kê những phẩm chất mà một management (người quản lý) cần có như: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng nắm bắt tâm lý con người, kỹ năng đàm phán, hợp tác,… Hãy chắc chắn rằng yếu tố này sẽ được nhà tuyển dụng ghi nhớ khi xem CV của bạn.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV xin việc công ty nước ngoài
Không hề đơn giản chút nào đối với một bản CV gửi cho doanh nghiệp nước ngoài hoặc doanh nghiệp đang hoạt động toàn cầu. CV này đòi hỏi bạn phải có nhiều ưu điểm về cả chuyên môn nghề lẫn kỹ năng, chứng minh bạn có thể theo đuổi kịp môi trường làm việc nhịp độ nhanh.
Một số nhà tuyển dụng cao cấp sẽ tìm kiếm trên hồ sơ của bạn những kỹ năng cần thiết để phục vụ công việc kinh doanh của họ. Vì thế, bạn hãy cho họ thấy rằng bạn dễ thích nghi, làm quen nhanh với văn hóa doanh nghiệp và có nhiều phẩm chất vượt trội.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV thay đổi nghề nghiệp
Bạn đang từ công việc này lấn sân sang lĩnh vực khác yêu cầu chuyên môn khác, kỹ năng khác và cách thức làm việc cũng khác hoàn toàn, vậy làm sao để nhà tuyển dụng chấp nhận hồ sơ của bạn?
Đừng lo lắng. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đủ hiểu biết để làm được công việc mới. Hãy thêm phần tóm tắt nghề nghiệp từng làm với những kỹ năng đủ để chứng minh bạn có thể làm tốt vai trò mới. Cùng với đó, một vài dòng tuyên bố ngắn gọn về mục tiêu rõ ràng của bạn sẽ khiến nhà tuyển dụng ưng í. Nếu không có kinh nghiệm, tốt hơn hết là ứng viên nên nói nhiều về kỹ năng cũng như kiến thức từng được học.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Mẫu CV theo mốc thời gian
CV theo mốc thời gian là cách bạn trình bày các mốc dữ liệu công việc từng trải qua. Nhà tuyển dụng rất yêu thích đọc phần này vì họ có thể biết được bạn từng làm gì và công việc đó mang lại cho bạn kỹ năng gì? Liệu có phù hợp với yêu cầu công việc của họ hay không. Đây cũng là mẫu CV phổ biến hiện nay.
Phần mạnh nhất của CV theo thời gian chính là nó tóm tắt được chuyên môn nghề nghiệp của bạn. Hãy trình bày theo thứ tự đảo ngược, từ công việc bạn từng làm thời gian gần đây nhất đến mốc xa nhất để nhà tuyển dụng không thấy bạn bị “cũ rích”.
Sử dụng mẫu tham khảo tại đây.
Những lưu ý khi viết CV
Bên cạnh việc phân loại chuẩn xác được kiểu CV mình đang nhắm tới, ứng viên cũng cần lưu ý một số vấn đề khi viết nội dung và trình bày bố cục để có mẫu CV chuyên nghiệp, Trong đó, chúng ta nên chú ý những yếu tố nhỏ nhặt, các sai lầm khi lấy mẫu CV trên mạng để mang lại những ấn tượng cho nhà tuyển dụng.
- Vấn đề chính tả: Bạn cần hiểu rằng ai cũng rất ghét khi đọc một văn bản sai be bét về chữ nghĩa. Cách thể hiện ngôn từ cũng là yếu tố để nhà tuyển dụng đánh giá về bạn.
- Vấn đề định dạng: Bạn đừng tùy tiện gạch chân, bôi đậm một câu nào đó không cần thiết chỉ vì muốn nhấn mạnh nó. Thay vì cảm thấy cần chú ý, nhà tuyển dụng lại bị mất cảm tình ngay từ ban đầu.
- Vấn đề ảnh đại diện: Xu hướng chung của các CV hiện đại là ứng viên thường tự thêm ảnh của mình vào. Tuy nhiên, theo chia sẻ của chuyên viên tuyển dụng, nếu không thực sự bắt buộc thì bạn không nên chèn ảnh cá nhân lên CV. Bởi khi nhìn vào ảnh, mỗi người sẽ có cảm nhận riêng, biết đâu họ sẽ không có thiện cảm với bạn, không hẳn là vấn đề đẹp hay xấu, chỉ là cảm quan của mỗi người.
- Vấn đề tên họ: Bạn cảm thấy tên mình không đẹp, bạn tự ý thêm, bớt chữ đệm hoặc viết đảo lộn cho “Tây hóa”. Tuy nhiên, điều này chẳng mang lại lợi ích gì, chỉ khiến nhà tuyển dụng thấy bạn thật khó hiểu.
Không muốn profile xin việc bị đánh trượt, né ngay 7 lỗi sai chết người
Định nghĩa và thành phần
Profile xin việc không phải khái niệm gì xa lạ. Bản thân từ tiếng Anh ‘profile’ có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là ‘hồ sơ’ nên thực chất, đó chính là bộ hồ sơ xin việc mà ai cũng đã từng có ít nhất một lần trong đời từng sở hữu. Đó là tập hợp các loại văn bản, tài liệu, giấy tờ tóm lược về lý lịch trích ngang, quá trình học tập, rèn luyện, nghiên cứu, kinh nghiệm, năng lực chuyên môn, dự định nghề nghiệp,… của người đang có nhu cầu ứng tuyển việc làm.
Sai lầm ‘chết người’ cần tránh xa khi chuẩn bị profile xin việc
Mắc lỗi chính tả và lỗi in ấn
Tiêu chuẩn chính tả là một trong những yêu cầu cơ bản mà một người dù làm trong bất cứ ngành nghề nào cũng phải tuân thủ khi tạo lập văn bản. Với một văn bản quan trọng như hồ sơ xin việc, những quy định về chính tả lại càng phải được kiểm soát nghiêm ngặt, khắt khe.
Một hồ sơ chi chít lỗi chính tả không chỉ thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp mà còn thể hiện chủ nhân của nó là người tùy tiện, cẩu thả, xuề xòa. Nhà tuyển dụng sẽ cho rằng bạn không tôn trọng công việc ứng tuyển, không tôn trọng họ và không tôn trọng chính bản thân mình.
Dành cho thực tập sinh: 4 cách viết CV chuẩn 2019
Bạn đang là sinh viên năm 3, năm 4 của trường Đại học/Cao đẳng, chuẩn bị xin thực tập ở các tập đoàn, doanh nghiệp/công ty lớn. Tuy nhiên, bạn chưa biết làm thế nào để viết CV thật hoàn hảo, nhà tuyển dụng ưng ý. Dưới đây 4 cách viết, giúp bạn có được bản CV thực tập chuyên nghiệp nhất.
CV thực tập thường không có nhiều nội dung, đặc biệt ở phần kinh nghiệm. Do đó, bạn nên nhấn mạnh vào chuyên ngành học, điểm mạnh, hoạt động xã hội của bản thân. Bên cạnh đó, những kỹ năng có thể làm tốt công việc, đáp ứng mọi yêu cầu của công ty tuyển dụng.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc: Từ chối khéo câu hỏi của nhà tuyển dụng
Một trong những kỹ năng phỏng vấn chính là bạn phải biết từ chối hoặc trì hoãn những câu hỏi “khó nhằn” của nhà tuyển dụng, bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể trả lời trôi chảy.
Là ứng viên, bạn luôn muốn cuộc đối thoại với nhà tuyển dụng được suôn sẻ. Nhưng thỉnh thoảng, bạn cũng sẽ bị “đóng băng” bởi những câu hỏi rắc rối không thể giải đáp được. Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua câu hỏi mà bản thân không biết hoặc không muốn trả lời. Bạn cần có kỹ năng phỏng vấn xin việc khi gặp vấn đề này.
Mẫu CV chuyên nghiệp sẽ là bước đệm quan trọng cho quá trình xin việc làm của ứng viên được thành công. Cách tốt nhất là bạn chỉ nên tham khảo chứ đừng sao chép các CV có sẵn trên mạng. Bạn có thể tải về các CV có sẵn khung bốc cục nhưng hãy thay đổi theo ý mình để phù hợp với chuyên môn công việc.
Nắm rõ cách phân loại CV theo bối cảnh, khéo léo trả lời các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn của nhà tuyển dụng, bạn sẽ tự tin có cho mình hồ sơ ưng ý và đẹp mắt nhất, gây được sự chú ý với nhà tuyển dụng.