Viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn để được hẹn phỏng vấn

CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn cần có những mục nào và phải làm nổi bật phần nào? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Tương tự CV các ngành nghề khác, CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn cũng có 5 phần trọng tâm: Personal Details, Education, Working Experiences, Skills, Career Objectives.

Personal Details – Thông tin cá nhân

Viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn để được hẹn phỏng vấn - Ảnh 1
Thông tin cá nhân là mục mở đầu của bất kì CV nào, đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. (Nguồn ảnh: Internet)

Bạn cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cơ bản sau trong CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn:

  • Full name – Họ tên đầy đủ
  • Gender – Giới tính
  • Date of birth – Ngày/tháng/năm sinh
  • Marital status – Tình trạng hôn nhân
  • Phone number – Số điện thoại
  • Address – Địa chỉ
  • Email
  • Portrait – Ảnh chân dung

Một số lời khuyên cho mục này:

  • Vì đang viết CV bằng tiếng Anh nên bạn hãy viết theo đúng chuẩn, ví dụ như để tên trước, họ và tên đệm sau; tháng trước ngày rồi tới năm cho đúng chuẩn mực. Ví dụ: Phan Kiều Trang – Trang Phan Kieu; October 16, 1993.
  • Với số điện thoại, bạn nên đặt đầu số là (+84) – mã vùng quốc gia Việt Nam để thể hiện sự chuyên nghiệp.
  • Ảnh nhìn thấy rõ gương mặt trực diện, không sử dụng ảnh selfie, có thể mỉm cười nhẹ nhàng, thân thiện, lộ trang phục công sở lịch sự, không trang điểm lòe loẹt, tóc tai lòa xòa, cổ áo trễ nải.
  • Tên email cần cần nghiêm túc, nên chứa họ tên bạn, tuyệt đối không bao gồm các nội dung, kí tự “khó đỡ”.
  • Bạn cũng có thể chèn vào mục này những đường link dẫn tới các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram. Nó sẽ là điểm cộng trong trường hợp trang cá nhân của bạn có nhiều người theo dõi, chia sẻ, tổng hợp nội dung chất lượng, đăng tải hình ảnh thú vị hay những thành tích nổi trội.

Education – Học vấn

  • University – Tên trường
  • Time – Thời gian học
  • Major – Chuyên ngành
  • GPA – Điểm trung bình (nếu đã tốt nghiệp)
  • Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEIC, TOEFL, tin học,… (nếu có)
  • Nếu từng theo học các khoá học bổ trợ, nâng cao, đào tạo nghiệp vụ, bạn cũng có thể liệt kê luôn ở đây.

Working Experiences – Kinh nghiệm làm việc

Viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn để được hẹn phỏng vấn - Ảnh 2
Hãy gạch đầu dòng, liệt kê những công việc bạn đã trải nghiệm theo mốc thời gian mới nhất trở về trước, đầy đủ tên công ty, chức vụ, chuyên môn, vị trí, thời gian cụ thể bắt đầu ‐ kết thúc. (Nguồn ảnh: Internet)
  • Job Title – Tên công việc
  • Time – Thời gian làm (Ví dụ: June, 2018 – Present)
  • Company – Tên công ty
  • Main responsibilities – Nhiệm vụ chính

Đây là phần quan trọng nhất trong 1 CV ở bất cứ ngành nghề nào chứ không riêng CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn. Mục này nên viết càng dài càng tốt nhưng cũng phải cực kì mạch lạc. Không nên kể lể dài dòng như 1 bài văn vì nó sẽ tạo cảm giác rối rắm, tâm lý ngại đọc.

Các bạn sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng hoàn toàn có những kinh nghiệm về hoạt động xã hội, chương trình tình nguyện, câu lạc bộ. Các bạn hãy cập nhật hết ở mục này 1 cách rõ ràng, súc tích nhất nhé!

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể viết về khoảng thời gian đi thực tập, việc làm part-time, full-time,… Chú ý, chỉ chọn ra những công việc có liên quan tới vị trí đang ứng tuyển nhất hoặc những hoạt động có tính tương tác cao, thích giúp đỡ, hỗ trợ mọi người xung quanh. Như vậy, bạn mới được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Skills – Kỹ năng

Viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn để được hẹn phỏng vấn - Ảnh 3
Đối với ngành nghề khách sạn, kỹ năng, thực hành thậm chí còn được đánh giá cao hơn cả kiến thức, lý thuyết. (Nguồn ảnh: Internet)

Sở hữu kiến thức chuyên môn cao thôi chưa đủ, ngành nghề khách sạn còn đòi hỏi bạn có thêm nhiều kỹ năng mới mong hoàn thành xuất sắc khối lượng công việc được giao.

Gợi ý một số kĩ năng bằng tiếng Anh nên được đề cập đến trong CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn:

  • Communication (giao tiếp)
  • Presentation (thuyết trình)
  • Decision-making (đưa ra quyết định)
  • Planning (lên kế hoạch)
  • Organizing (sắp xếp, tổ chức)
  • Persuading (thuyết phục)
  • Conflict resolution (giải quyết mâu thuẫn)
  • Teamwork (làm việc nhóm)
  • Time management (quản lý thời gian)
  • Leadership (lãnh đạo)
  • Teaching/ trainning (đào tạo)
  • Negotiation (đàm phán)
  • Problem–solving (giải quyết vấn đề)
  • Public–speaking (nói trước đám đông)

Career Objectives – Mục tiêu nghề nghiệp

Viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn để được hẹn phỏng vấn - Ảnh 4
Bạn hãy viết mục này càng cụ thể càng tốt. (Nguồn ảnh: Internet)

Phần này được coi như “chuyên mục quảng cáo” về bản thân, giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mục này sẽ khiến họ thấy rằng bạn là người làm việc có phương hướng, kế hoạch, đam mê, có chí tiến thủ, nhiệt huyết, sự cầu tiến. Bạn nên đề cập những gì mà bạn đang hướng đến thành các mục rõ ràng ngắn hạn, dài hạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể triển khai thêm các mục sau nếu có nhiều thông tin thú vị về bản thân để viết:

  • Interests – Sở thích
  • Strengths and Weaknesses – Thế mạnh, điểm yếu
  • Achievements – Thành tựu
  • Research Experiences – Kinh nghiệm nghiên cứu
  • Extracurricular Activities – Hoạt động ngoại khóa

Chưa có kinh nghiệm thì có được nhận vào làm ở khách sạn 4-5 sao không?

Kinh nghiệm là 1 trong những điều kiện cần để các bạn dễ bước vào vòng phỏng vấn, giúp các bạn tự tin hơn hẳn, gia tăng phần trăm được trao cơ hội, việc làm. Tuy nhiên, nếu có ít kinh nghiệm thì các bạn cũng đừng quá lo lắng. Điều quan trọng nhất với nhà tuyển dụng là họ muốn thấy được thiện chí học hỏi của bạn bởi ngay cả khi bạn đã được đào tạo giỏi hoặc bạn chuyển qua 1 khách sạn mới, thì bạn cũng sẽ được đào tạo lại mà thôi. Những khách sạn càng sang trọng càng có những đặc thù, dịch vụ, tiêu chuẩn phục vụ riêng. Không phải họ cứ nhận bạn vào làm là bạn cứ thế tiến hành làm việc theo phong cách cũ.

Tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc nếu muốn thăng tiến trong ngành khách sạn?

Viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn để được hẹn phỏng vấn - Ảnh 5
Ngoại ngữ đóng vai trò quan trọng then chốt trong ngành dịch vụ nói chung và ngành khách sạn nói riêng. (Nguồn ảnh: Internet)

Làm việc trong ngành nhà hàng, khách sạn, bạn phải tương tác rất nhiều với mọi người xung quanh. Mọi người ở đây không chỉ là khách hàng trong nước mà cả quốc tế. Hiện nay, tiếng Anh chính là thứ ngôn ngữ toàn cầu, thông dụng nhất. Vì vậy, bạn càng thông thạo tiếng Anh, bạn sẽ càng dễ dàng thăng tiến, phát triển cả công việc lẫn kinh tế. Bạn cũng cần biết 1 yếu tố quan trọng khác là giờ đây, khi các cơ sở xếp hạng “sao”, khi thẩm định tiêu chuẩn “sao”, xét về nguồn nhân lực, họ đòi hỏi phải có bao nhiêu phần trăm tỉ lệ nhân viên có bằng cấp ngoại ngữ. Tóm lại, ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là không thể thiếu trong ngành này.

Làm khách sạn Nhật phải biết tiếng Nhật?

Nếu bạn xin vào làm ở 1 khách sạn Nhật, xác định thị trường chính của họ là khách hàng Nhật Bản thì lẽ dĩ nhiên, bạn phải trang bị cho mình ngôn ngữ Nhật. Đây chắc chắn là điều kiện cần của khách sạn khi đưa ra tiêu chuẩn tuyển dụng. Một lý do khác là trong ngành này, trên 90% lượng công việc bạn phải giao tiếp với con người. Khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành là người Nhật thì bạn phải giao tiếp với họ bằng tiếng Nhật là điều không thể né tránh. Bạn chính là “linh hồn” để truyền tải văn hóa doanh nghiệp đến với khách hàng, nếu không biết tiếng Nhật, làm sao bạn có thể tương tác với họ?

Làm việc trong ngành khách sạn từ 6 tháng đến 1 năm thì có thể thăng tiến không?

Theo chuyên gia, việc lên chức được quyết định bởi nhiều yếu tố. Quan trọng là, các bạn đã tích lũy được cho mình những hành trang gì. Thông thường, 1 người nhân viên lên cấp giám sát sẽ phải trải qua từ 3-5 năm. Trong giai đoạn đó, bạn tích lũy cái gì? Câu trả lời là, bạn tích lũy kiến thức chuyên môn, tức là bạn phải biết quy trình, quy chuẩn điều hành, nội quy và thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ. Từ bậc giám sát lên quản lý rơi vào tầm 2-3 năm. Như vậy, có thể thấy rằng, nền tảng mà bạn xây dựng là cực kì quan trọng và phải vô cùng vững chắc thì mới có thể thăng tiến nhanh chóng. Có bạn làm lâu, 5-7 năm mà vẫn “giậm chân tại chỗ” thì có thể là do bạn chưa biết cách “đối nhân xử thế” bởi khi lên chức, bạn phải biết cách kết nối mọi người trong team và mang lại giá trị cho họ. Nếu thiếu những yếu tố trên, e rằng con đường sự nghiệp trong ngành khách sạn của bạn sẽ chỉ dừng ở mức an toàn, ổn định mà thôi.

Xem thêm:

Hy vọng bài viết đã cung cấp đến bạn thông tin hữu ích về cách viết CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn. Chúc bạn tìm được công việc ưng ý!

Alex

Nguồn: https://timviec.com.vn/


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Truyền thông Tầm Nhìn Cộng

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.