Ứng tuyển ngành marketing, CV xin việc gồm những gì?
Trong ngành marketing, CV xin việc gồm những gì và mục nào quan trọng nhất? Hãy đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
CV xin việc là thứ hồ sơ quyền lực giúp bạn chạm tay vào cánh cửa việc làm mơ ước. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn chưa thực sự nắm bắt được cụ thể CV xin việc gồm những gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các mục trọng tâm trong CV nói chung và CV ngành marketing nói riêng cũng như các kỹ năng khiến nhà tuyển dụng đặc biệt ấn tượng.
Ngành marketing là làm gì?
Nhiều người hiểu đơn giản, marketing đơn thuần là quảng cáo sản phẩm hoặc chỉ các hoạt động nghiên cứu, tiếp cận thị trường của doanh nghiệp. Điều đó đúng, nhưng chưa đủ.
Không ít bạn cũng băn khoăn vì sao marketing không được dịch sang tiếng Việt cho dễ hiểu?
Câu trả lời cho 2 thắc mắc trên là, marketing được hiểu đầy đủ nhất khi bao gồm các công việc quảng cáo, PR, tiếp thị, bán hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, chăm sóc khách hàng,… Vì không có bất kì từ tiếng Việt nào có thể bao hàm hết những ý nghĩa này nên marketing vẫn được giữ nguyên ở dạng tiếng Anh.
Nói nôm na, bản chất của marketing được diễn giải thông qua 3 hoạt động:
- Để khách hàng biết đến sản phẩm
- Bán sản phẩm
- Làm cho khách hàng quay lại mua nhiều sản phẩm hơn nữa
Ngành marketing, CV xin việc gồm những gì?
“Ứng tuyển ngành marketing, CV xin việc gồm những gì?”, đây chắc chắn là băn khoăn của nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn mới ra trường.
Giống như CV của những ngành khác, CV ngành marketing cũng bao gồm 5 phần cơ bản:
- Thông tin cá nhân
- Trình độ, bằng cấp
- Kinh nghiệm làm việc
- Kỹ năng
- Mục tiêu nghề nghiệp
Cơ hội việc làm ngành marketing
Tất cả các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều có chung 1 vấn đề, ấy là làm sao để đưa sản phẩm tới tay khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và biến họ trở thành khách hàng trung thành. Sản phẩm của bạn dù tốt đến đâu, nếu không được khách hàng biết đến thì cũng xem như sản phẩm không có giá trị, không thể bán được.
Trong thời buổi thị trường bão hòa như hiện nay, có hàng nghìn sản phẩm được giới thiệu mỗi ngày. Người tiêu dùng chưa kịp ấn tượng với sản phẩm của bạn thì đã có những sản phẩm khác “chen chân” vào rồi.
Vì vậy, để tạo ra những chiến dịch quảng cáo ấn tượng và hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp thì trong mỗi công ty kinh doanh, không thể thiếu đội ngũ nhân viên marketing chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo và bắt kịp xu hướng.
Trong xu thế hội nhập hiện nay, các doanh nghiệp mọc lên rất nhiều, vì thế, đội ngũ marketing được săn đón lớn. Tính đến năm 2020, Việt Nam cần tới 10,000 nhân viên trong lĩnh vực này.
Nếu bạn là người năng động, tự tin, giao tiếp tốt, hiểu tâm lý người khác thì chắc chắn, bạn rất phù hợp để trở thành 1 “marketer” trong tương lai.
Học ngành marketing trong các trường Đại học, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu về cả 2 mảng marketing truyền thống và marketing hiện đại. Bạn sẽ được tiếp nhận các kiến thức như nghiên cứu, phân đoạn thị trường, hành vi khách hàng, E-marketing, digital marketing, truyền thông,… Ngoài ra, bạn còn được học kiến thức của các ngành khác như quản trị, kế toán, thương mại điện tử,… Kiến thức của các ngành liên quan sẽ giúp bạn điều hành, phát triển công việc thuận lợi. Tất cả sẽ giúp bạn không phải băn khoăn với ngành này, CV xin việc gồm những gì cũng như các câu hỏi tương tự.
Một số trường Đại học đào tạo ngành marketing chất lượng như Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học FPT,…
Nên đưa những kỹ năng nào vào CV ngành marketing?
Ngoài các kỹ năng chính dưới đây, nếu CV của bạn có thêm kỹ năng thiết kế đồ họa, SEO thì chắc chắn đó sẽ là điểm cộng rất lớn, khiến nhà tuyển dụng đặc biệt lưu tâm.
Kỹ năng giao tiếp
Trong lĩnh vực marketing, bạn phải giao tiếp với rất nhiều người từ cấp trên đến khách hàng, nhân viên thuộc đủ mọi địa vị, tầng lớp, gia cảnh… Bạn cần trang bị cho mình 1 kỹ năng giao tiếp tốt, trình bày ý tưởng trôi chảy trước nhân viên, làm cho họ hiểu và thực hiện đúng yêu cầu công việc, tiếp thêm động lực cho họ làm việc hết sức mình, có trách nhiệm và muốn cống hiến nhiều hơn nữa.
Khả năng giao tiếp tốt còn giúp bạn thuyết phục khách hàng tin tưởng, dễ “chi hầu bao” để mua sản phẩm hơn, tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Tất cả sẽ giúp công việc kinh doanh phát triển. Thành thạo giao tiếp còn giúp bạn tạo ấn tượng tốt với ban lãnh đạo, mang đến cơ hội thăng tiến nhanh chóng.
Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Thông tin trong marketing được xem là yếu tố rất có giá trị trong việc xây dựng chiến lược marketing cho sản phẩm. Bất kì phòng marketing nào cũng phải có cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng, thị trường vì nó sẽ giúp bạn hình dung và xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng. Sau đó, bạn đưa ra các dịch vụ, phục vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất, đi sâu vào tâm trí, vấn đề của họ. Kỹ năng này còn cho bạn những thông tin mới nhất, có giá trị nhất, nắm bắt xu thế của thời đại, đi trước đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị phần trong thị trường.
Kỹ năng bán hàng
Để giỏi trong lĩnh vực marketing, bạn nhất định phải trở thành 1 người bán hàng giỏi. Để trở thành người bán hàng giỏi, bạn phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, thị trường, lợi thế cạnh tranh của từng sản phẩm, biết đối thủ cạnh tranh là ai,… từ đó có những chiến lược bán hàng ấn tượng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Bạn cũng phải coi việc chăm sóc khách hàng là ưu tiên hàng đầu. Hãy luôn đặt mình vào địa vị của họ, suy nghĩ theo lối suy nghĩ của họ. Làm được những điều đó, bạn mới trở thành 1 người bán hàng xuất sắc.
Kỹ năng nắm bắt xu thế công nghệ
Trong thời đại công nghệ, mọi thứ đều được tối giản hóa, marketing cũng vậy. Ứng dụng công nghệ, bạn sẽ tiếp cận khách hàng 1 cách hiệu quả, hướng đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu, tiết kiệm được chi phí cho công ty, mang lại hiệu quả cao hơn rõ rệt so với marketing truyền thống. Hãy nhớ, hiện nay, tốc độ là thứ quyết định sự thành công của bất cứ chiến dịch marketing nào.
Kỹ năng tư duy
Xã hội đang thay đổi từng ngày, từng giờ. Công thức bạn áp dụng từ tháng trước để làm content thì có thể sang tháng sau, nó đã lỗi thời mất rồi. Để đi đường dài, bạn phải nắm chắc được nền tảng marketing, không ngừng học hỏi cái mới, phải có 1 tầm nhìn, vạch ra lộ trình phát triển rõ ràng.
Kết luận
Không có công việc nào nhẹ nhàng mà lương cao, marketing còn là công việc đòi hỏi sức chịu đựng áp lực rất lớn. Tuy nhiên, chỉ cần bạn đầu tư thời gian, công sức để học tập, rèn luyện, chắc chắn thành quả thu về sẽ rất “ngọt”. Để 4 năm Đại học không trôi qua vô ích, bạn nên trau dồi, tích lũy tất cả những kỹ năng kể trên. Hãy bắt đầu “cọ xát” ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường nhé! Như vậy, khi tốt nghiệp bạn sẽ không phải bỡ ngỡ rằng ngành marketing, CV xin việc gồm những gì, cần phải điền gì,… Bạn cũng rất nên tạo dựng quan hệ để học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Ngoài ra, con người học hỏi rất nhanh thông qua những trải nghiệm của bản thân, sau những bài học đắt giá, sau những thất bại.
Hy vọng, bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho thắc mắc CV xin việc gồm những gì cũng như các kiến thức trong ngành nghề marketing. Chúc bạn có được bản CV chất lượng và tìm được công việc phù hợp!
Alex