Ngân hàng thương mại là gì? Nghiệp vụ của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là gì? Có những nghiệp vụ cơ bản nào trong ngân hàng thương mại? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để hiểu sâu hơn nhé!
Ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng thương mại tiếng anh gọi là: Commercial Bank. Theo như định nghĩa tại luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung năm 2017: Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Từ khái niệm ngân hàng thương mại trên, có thể hiểu đơn giản ngân hàng thương mại chuyên thực hiện các hoạt động về cung ứng tiền tệ, dịch vụ tài chính ngân hàng với mọi đối tượng khách hàng khác nhau hoặc ngược lại.
Đặc điểm của ngân hàng thương mại
Trong hoạt động của một ngân hàng thương mại, thông thường sẽ có một số đặc điểm khác nhau như sau:
- Mỗi ngân hàng đều là một định chế tài chính trung gian.
- Hoạt động kinh doanh của các nhà bang thường sẽ rất đa dạng và tổng hợp nhiều nghiệp vụ khác nhau.
- Nguồn vốn của các commercial bank hiện thường được thu hút bằng cách huy động tiền gửi, phái hành trái phiếu. Ngoài ra, các ngân hàng còn thực hiện việc cho vay với các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Dựa vào việc cho vay, huy động tiền gửi. Các ngân hàng có thể tạo ra một khối lượng dòng tiền lớn. Đây chính là bộ phận quan trọng trong hoạt động cung ứng tiền của nền kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp tới các chính sách tài khóa của ngân hàng nhà nước.
- Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại trên thị trường luôn là khối lượng tài sản lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng hiện nay.
Ngân hàng thương mại có những loại gì?
Nếu như dựa vào hình thức sở hữu vốn điều lệ của ngân hàng thương mại thì trên toàn hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam sẽ có những loại ngân hàng sau:
Ngân hàng thương mại quốc doanh là gì
Ngân hàng thương mại nhà nước: là nhà bằng được mở bằng 100% nguồn vốn đầu tư đến từ nguồn tiền của nhà nước. Trong thời buổi hiện nay, nếu các ngân hàng quốc doanh muốn thu hút được nhiều tiền gửi thì sẽ thường sử dụng các phương thức khác nhau như: ban hành trái phiếu, cổ phiếu của ngân hàng trên thị trường chứng khoán….
Hiện đang có một vài ngân hàng quốc doanh nổi tiếng của Việt Nam gồm:
- Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Agribank
- Ngân hàng công thương Việt Nam VP bank
- Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV
- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam Vietcombank
Ngân hàng thương mại cổ phần là gì?
Ngân hàng thương mại cổ phần là một hình thái doanh nghiệp thành lập dưới sự góp vốn của tối thiểu 2 cá nhân trở lên. Trong đó, mỗi cá nhân; doanh nghiệp đầu tư sẽ được sở hữu một số lượng cổ phần nhất định theo quy định của ngân hàng trung ương.
Một số ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
- Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông
- Ngân hàng quân đội
Ngân hàng liên doanh
Là ngân hàng được thành lập thông qua nguồn vốn liên kết giữa các ngân hàng với nhau. Trong đó, một bên là các ngân hàng ở Việt Nam, một bên là các ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam.
Một số ngân hàng liên doanh tại Việt Nam gồm:
- Indovina Bank
- Ngân hàng Việt Nga
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài là dạng ngân hàng được thành lập với hoàn toàn vốn điều lệ từ nhà đầu tư nước ngoài. Trong đó, các ngân hàng này được phép đặt trụ sở tại Việt Nam và hoạt động theo quy định pháp luật của Việt Nam.
Một số ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam:
- ANZ Bank
- Standard Chartered Bank
- HSBC Bank
- Shinhan Bank
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Đây là ngân hàng thương mại được thành lập do vốn và pháp luật nước ngoài nhưng được phép đặt chi nhánh và hoạt động theo pháp luật Việt Nam. Ví dụ như ngân hàng City Bank, Shinhan Bank, Bangkok Bank…
Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được phân loại theo chiến lược kinh doanh và tính chất hoạt động.
Ngân hàng thương mại có những nghiệp vụ cơ bản nào?
Nhận tiền gửi
Với hoạt động quản trị nghiệp vụ ngân hàng thì đây là công việc mà các nhân viên ngân hàng thường xuyên phải làm. Hàng ngày, một giao dịch viên ngân hàng sẽ nhận được các khoản tiền gửi của khách theo nhiều kỳ hạn khác nhau.
Và nhân viên ngân hàng sẽ cần phải hoàn trả toàn bộ gốc và lãi suất huy động cho khách hàng khi đáo hạn hoặc khi đến rút tiền.
Tín dụng ngân hàng
Đối với các khoản tiền đã huy động được từ khách hàng, các ngân hàng thường sẽ cần phải sử dụng số tiền đó để cho những đối tượng khác nhau vay. Từ hoạt động cho vay sẽ giúp điều tiết các nguồn tiền tới với những lĩnh vực sản xuất phù hợp. Và hoạt động tín dụng luôn là một trong những nghiệp vụ quản trị ngân hàng thương mại đặc biệt quan trọng hiện nay.
► Xem thêm: Hạn mức tín dụng là gì và những điều cần biết khi mới dùng thẻ tín dụng
Nghiệp vụ đầu tư
Trong nghiệp vụ đầu tư này, các ngân hàng sẽ tham gia vào những hoạt động mua bán cổ phiếu, phân tích chứng khoán nhằm kiếm lợi nhuận từ giá cổ phiếu trên thị trường.
Bên cạnh đó, các ngân hàng còn quyết định đầu tư vốn, trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để có thể thành lập thêm những công ty mới trên thị trường.
Nghiệp vụ đối ngoại
Bên cạnh các hoạt động trên thì các ngân hàng vẫn luôn tham gia huy động nguồn vốn từ nước ngoài để đáp ứng công tác thanh toán quốc tế, phục vụ cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Ngân hàng thương mại là gì hiện đã không còn quá xa lạ. Bài viết trên đây cũng đã chia sẽ thêm những thông tin khác nhau về ngân hàng thương mại nhằm giúp bạn có thêm kiến thức khác nhau để tìm việc làm ngân hàng lương cao.