Mẹo trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng

Bạn trau chuốt cho CV của mình đẹp ‘long lanh’ với những thành tích đáng ngưỡng mộ nhưng nếu không có sự chuẩn bị vững vàng ở phần phỏng vấn thì bạn vẫn ‘toạch’ như thường, thua cả ứng viên có CV kém hơn chỉ vì họ biết cách vượt qua vòng ‘vấn đáp’. Do vậy, đã lọt qua được bước đầu thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội, hãy tham khảo ngay cách trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách khéo léo như thế này.

1. Hãy giới thiệu về bản thân?

Đây là câu hỏi mà ai cũng gặp khi đi phỏng vấn, nhưng không phải lúc để bạn kể về tiểu sử của chính mình đâu nhé! Tránh lan man và tốn nhiều thời gian ở đây, bạn gói gọn phần giới thiệu cá nhân trong 1, 2 phút nói về tên, tuổi, học ở đâu? sau đó  tập trung vào điểm mạnh của mình, kinh nghiệm làm việc, lưu ý là phải liên kết với vị trí bạn ứng tuyển. Ngay cả sở thích, tính cách cũng phải kết nối chúng với công việc phù hợp ra sao.

VD: ‘Em là người hòa đồng, thích làm việc với mọi người và có khả năng làm việc nhóm tốt. Ngoài ra em cũng rất cẩn thận nên làm việc gì cũng tự mình kiểm tra tỉ mỉ, rõ ràng’. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều tìm người chịu được áp lực, trung thực, đáng tin cậy nên bạn hãy mô tả những đặc tính tốt nhất hợp với công việc.

Mẹo trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng - Ảnh 1
Ghi điểm với nhà tuyển dụng ngay từ câu giới thiệu bản thân sẽ giúp bạn có được lợi thế so với những ứng viên khác. Nguồn internet.

2. Khó khăn lớn nhất trong công việc mà bạn gặp là gì?

Đừng chỉ liệt kê những khó khăn đã từng gặp, quan trọng bạn phải kể được cả quá trình đương đầu với chúng như thế nào, nếu có cách giải quyết thì càng tốt. Ví dụ như bạn phải đưa ra 1 quyết định khó khăn nào đó về công việc, khách hàng làm khó bạn như thế nào,…. tuyệt đối không nêu rắc rối với đồng nghiệp, sếp cũ, điều đó có thể khiến bạn bị đánh giá là không hòa đồng, xấu tính trong mắt nhà tuyển dụng.

3. Tại sao bạn lại nghỉ việc công ty cũ?

Đây cũng là câu hỏi thường gặp nhất trong phỏng vấn, dù sự thật là công ty của bạn rất tệ, bạn muốn chuyển việc ‘ngon’ hơn, lương cao hơn,… thì vẫn phải tỉnh táo đưa ra câu trả lời khéo léo để ‘ăn điểm’ thông minh, giọng điệu bình tĩnh và lạc quan.

Mục đích nhà phỏng vấn muốn xem bạn có vấn đề khi làm việc với người khác hay không, nhanh chán hay không,… Nếu không khéo, bạn có thể đánh mất  cơ hội => Câu trả lời nên là ‘Vì em muốn trau dồi thêm kinh nghiệm, thêm vào đó em nghĩ mình có thể phát huy hết khả năng ở công ty mới tốt hơn”.

Mẹo trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng - Ảnh 2
Ứng viên nên trả lời với thái độ tích cực, tránh nói xấu công ty cũ. Nguồn internet.

4. Nêu ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bạn?

Nhìn chung, những câu hỏi của nhà tuyển dụng đều muốn nhìn thấy ở các ứng viên điểm mạnh chính là: Kỹ năng giao tiếp tốt, khả năng thích nghi với văn hóa công ty, giải quyết vấn đề linh hoạt, chăm chỉ, biết rút kinh nghiệm. Do đó, nên chọn điểm mạnh phù hợp với vị trí này, tốt nhất hãy chuẩn bị câu hỏi này trước ở nhà để không bị lúng túng.

Với các điểm yếu cũng tương tự như vậy, chỉ nêu 1 vài điều không ảnh hưởng quá nhiều đến công việc. Bên cạnh đó phải nói được sự nhìn nhận vấn đề của bạn và cách giải quyết. Đừng cố tránh trả lời chúng hoặc nhấn mạnh thêm cho điểm yếu. Và tuyệt đối đừng nói rằng bạn không có điểm yếu vì chẳng ai hoàn hảo cả, cách trả lời như vậy sẽ khiến người tuyển dụng nghĩ  bạn không khiêm tốn, tự cao tự đại. Ví dụ: Khi đi xin việc kế toán bạn có thể nói ‘Điểm yếu của em là tiếng anh chưa tốt nên em đã đăng kí một khóa học nhằm nâng cao khả năng, kiến thức của mình’.

5. Tại sao bạn lại muốn làm việc ở công ty chúng tôi?

Một điều ứng viên nào cũng nên lưu ý đó chính là tìm hiểu khái quát về công ty mà bạn phỏng vấn, nếu thuộc được nội dung yêu cầu công việc bạn đang ứng tuyển thì càng tốt. Điều này khiến họ nhận thấy được bạn là người có sự chuẩn bị kĩ càng, mong muốn được vào công ty của họ hơn.

Khi đặt câu hỏi này, họ muốn biết điều gì khiến bạn cảm thấy hứng thú nhất, sự tìm hiểu về công ty và công việc ra sao, mức độ nhiệt tình của bạn đến đâu, có sẵn sàng làm việc hay không; bạn sẽ đóng góp được gì cho công ty; khả năng bạn hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của họ.

Mẹo trả lời là bám vào các đặc điểm liên quan đến công việc như quy mô, doanh thu, lĩnh vực kinh doanh, sự phát triển và đặc điểm công ty. Ví dụ: “Theo thông tin tìm hiểu thì em được biết công ty mình là một trong 10 doanh nghiệp có dịch vụ kế toán tốt nhất Hà Nội với nhiều thành tựu đạt được và uy tín cao, nên em tin tưởng rằng mình sẽ học hỏi được rất nhiều cũng như phát huy hết khả năng nếu được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp như vậy”.

Hãy trả lời ngắn gọn và biết bổ sung thêm 1,2 câu thể hiện việc bạn có sự nghiên cứu chứ không chỉ là tìm việc kế toán đơn thuần qua các trang web. Ví dụ: “Đọc các tờ báo thương mại, em được biết công ty vừa ký kết một số hợp đồng lớn với công ty lớn ở Mỹ”.

Mẹo trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng - Ảnh 3
“Tại sao bạn muốn làm việc ở công ty chúng tôi” là một trong những câu hỏi thường gặp nhất khi đi phỏng vấn. Nguồn internet.

6. Điều gì làm bạn tự hào nhất trong sự nghiệp của mình?

Với câu hỏi này, các chuyên gia ‘săn đầu người’ muốn biết khả năng làm việc và thành tựu của bạn như thế nào, chứng minh những gì bạn nói ở trên đều là sự thật và đáng tin cậy. Hãy kể cho họ một cách trung thực, giọng điệu khiêm tốn.

Nếu sự thành công, điều đáng tự hào của bạn được thể hiện qua những con số hoặc một dự án cụ thể thì việc trả lời dễ dàng hơn, liệt kê chúng, nhấn mạnh giá trị đem lại. Nhưng nếu bạn chỉ là một nhân viên bình thường thì đừng cố ‘thổi phồng’ cống hiến của mình cho công ty cũ mà nên trả lời theo hướng nêu ra sự cố gắng của chính mình, khả năng làm việc nhóm tốt, luôn hoàn thành mục tiêu công ty đề ra.

7. Bạn làm gì để bù đắp cho sự thiếu kinh nghiệm làm việc?

Nếu bị xoáy vào việc thiếu kinh nghiệm thì bạn hãy cố hướng cuộc phỏng vấn sang những kỹ năng bạn có, đừng nói dối vì họ có thể kiểm tra độ trung thực của bạn thông qua các câu hỏi mẹo hoặc liên hệ trực tiếp với người tham chiếu ở công ty cũ.
Xác định những điểm mạnh của mình liên quan tới vị trí ứng tuyển, thể hiện cho họ thấy bạn thật sự hứng thú, đam mê công việc này chứ không phải vì mục tiêu kiếm một công việc đơn thuần. Câu trả lời nên là: “Nhiều công ty yêu cầu kinh nghiệm lâu năm, nhưng những người ít kinh nghiệm họ cũng có ưu điểm riêng. Vì ít kinh nghiệm nên em thấy mọi thứ đều mới mẻ, sẵn sàng học hỏi thêm bằng sự nhiệt huyết của mình. Trong khi đó, những người nhiều kinh nghiệm, họ chưa chắc đã sẵn sàng thay đổi, em nghĩ họ giảm niềm đam mê với công việc bởi vì họ chẳng còn thấy sự mới mẻ, hứng thú nữa.”

Hoặc “Dù tôi có ít kinh nghiệm cho vị trí ứng tuyển này nhưng với kỹ năng vốn có và kiến thức chuyên ngành của mình, em tin mình có thể làm tốt công việc được giao.

8. Bạn mong muốn mức lương như thế nào? 

Đây là một câu hỏi ‘bẫy’. Người phỏng vấn muốn biết về mức lương của ứng viên nên hãy cho họ biết số tiền bạn nhận được ở vị trí cũ, đồng thời xem xét mức độ làm việc, sự tham vọng của ứng viên. Do đó, đừng trả lời thẳng câu hỏi này mà hãy nói hỏi thêm về khối lượng của vị trí công việc này.

VD. “tiền lương là yếu tố quan trọng nhưng không phải là quan trọng nhất. Điều em mong muốn là có thể mang lại hiệu quả gì trong công việc, được làm việc trong một môi trường tốt’. Hoặc ‘Em sẽ cố gắng hết mình trong công việc nên cũng mong muốn nhận được mức thu nhập xứng đáng với khả năng’.

Mẹo trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng - Ảnh 4
Hãy tìm hiểu và cân nhắc mức lương mong muốn với vị trí ứng tuyển. Nguồn internet.

Vòng phỏng vấn là vòng thi quyết định cơ hội trúng tuyển của ứng viên. Hy vọng tổng hợp những câu hỏi của nhà tuyển dụng trên đây sẽ giúp bạn vượt qua ‘cửa ải’ này, chủ động ứng phó với tình huống khi đi phỏng vấn.

Nguồn: https://timviec.com.vn/


Với gần 6 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tuyển dụng việc làm, tư vấn nghề nghiệp. Mình hi vọng những kiến thức chia sẻ trên website sẽ giúp ích được cho bạn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp, thu nhập hấp dẫn

Tìm việc ngay

Tin mới nhất

Cẩm nang kiến thức về tuyển dụng, tìm việc làm mới nhất 2024 | News.timviec.com.vn
Công ty TNHH Eyeplus Online

Địa chỉ: Tầng 5, tòa nhà Ngôi Sao, phố Dương Đình Nghệ, ô D32, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam

SĐT: 0981 448 766

Email: [email protected]

VỀ CHÚNG TÔI

News.timviec.com.vn là website cung cấp thông tin liên quan đến nhân sự, nghề nghiệp do Timviec.com.vn vận hành nhằm giúp doanh nghiệp, nhân sự tuyển dụng, người đi làm, người tìm việc cập nhật thông tin và đáp ứng được mong muốn của mình.

KẾT NỐI

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số 54/2019/SLĐTBXH-GP do Sở lao động thương binh và xã hội cấp ngày 30 tháng 12 năm 2019.