Mẫu CV xin việc hoàn chỉnh, nhà tuyển dụng muốn gọi phỏng vấn luôn
Làm sao để sở hữu mẫu CV xin việc hoàn chỉnh, chỉn chu, “gửi đâu trúng đấy”? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thứ hành trang đắc lực giúp bạn mở ra cánh cửa việc làm này.
Những yếu tố nào làm nên 1 mẫu CV xin việc hoàn chỉnh cả bằng tiếng Việt lẫn tiếng Anh? Thiết kế gọn gàng, nội dung trau chuốt, ngắn gọn, đầy đủ,… ngoài ra còn những điều gì nên và không nên? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
CV là gì?
CV là dạng viết tắt của cụm từ “Curriculum Vitae”, là hồ sơ cung cấp những thông tin về trình độ học vấn, bằng cấp, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng công việc của ứng viên khi đi xin việc làm.
Không ít người dịch nôm na CV là “sơ yếu lý lịch” nhưng thực chất, 2 giấy tờ này hoàn toàn khác nhau. Trong khi sơ yếu lý lịch giống như bản cam kết về con người, gia đình, quê quán, nhân thân thì CV lại là bản cam kết về năng lực làm việc.
Mẫu CV xin việc hoàn chỉnh gồm những phần nào?
Mỗi người, mỗi công việc sẽ đòi hỏi bố cục, nội dung CV khác nhau nhưng nhìn chung đều có 5 phần cơ bản sau:
- Thông tin cá nhân
- Trình độ học vấn (bao gồm cả Ngoại ngữ, nếu có)
- Kinh nghiệm làm việc: Với những người đã từng đi làm, hãy nêu những vị trí, thành tích công việc từng trải qua. Đối với sinh viên mới ra trường, hãy liệt kê những việc làm thêm, bán thời gian, việc dự án, bất cứ hoạt động nào liên quan tới ngành học của bạn, thậm chí là cả hoạt động xã hội. Tất cả đều nhằm mục đích cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người nhiệt huyết, năng động, sẵn sàng đảm nhiệm công việc sắp tới.
- Kỹ năng: Liệt kê, nhấn mạnh những kỹ năng mà bạn có, đặc biệt những kỹ năng cần thiết cho vị trí công việc bạn đang muốn nhận. Kỹ năng mềm hiện nay là thứ cực kì cần thiết trong bất cứ ngành nghề nào, hãy tập trung thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có khả năng giao tiếp, thuyết trình, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, quản lý dự án, làm việc nhóm, làm việc độc lập, chủ động, ra quyết định, sáng tạo, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục khách hàng, chịu áp lực…
- Mục tiêu nghề nghiệp: Không nhà tuyển dụng nào muốn chào đón những người hời hợt, “cưỡi ngựa xem hoa”, thích “nhảy việc”. Vậy nên, bạn hãy chỉ rõ những dự định, mục tiêu mà bạn muốn đạt được trong tương lai. Nó thể hiện bạn là người có chí tiến thủ, cầu tiến – phẩm chất rất đáng được hoan nghênh, chào đón.
Sau đó, tùy tính chất ngành nghề, bạn có thể thêm một số mục như:
- Sở thích
- Thế mạnh, điểm yếu
- Thành tựu (Thành tích), Giải thưởng
- Kinh nghiệm nghiên cứu
- Hoạt động (hoặc Hoạt động ngoại khóa)
- Chứng chỉ, bằng cấp (Chứng chỉ ngoại ngữ IELTS, TOEIC, TOEFL, tin học,…)
- Người tham chiếu: Mục này để chứng minh những thông tin bạn nêu bên trên là hoàn toàn có thật. Người tham chiếu có thể là sếp cũ, đồng nghiệp cũ của bạn.
Mỗi mục đều mang đến điểm cộng nhất định nếu bạn biết cách liên hệ chúng với vị trí công việc đang ứng tuyển. Còn không, hãy tập trung làm nổi bật 2 mục Kinh nghiệm làm việc và Kỹ năng nhé!
5 lỗi sai cơ bản khi viết CV
Viết quá dài
Nhiều bạn viết CV tới 2-3 trang giấy, đây là điều hoàn toàn không cần thiết, trừ khi bạn là 1 nhà quản lý đã từng làm việc ở 5-6 công ty. Đôi khi, một số nhà tuyển dụng phải “rào trước”, nhắc nhở ứng viên rằng họ chỉ chấp nhận CV với 1 mặt giấy A4. Với sinh viên mới ra trường, tất cả chỉ nên gói gọn trong 1 trang mà thôi.
CV không phải là 1 văn bản hành chính nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo bố cục, trình bày, miễn sao trông gọn gàng, tạo cảm giác muốn đọc, dễ hiểu là được.
Quá chú trọng miêu tả bản thân
Nhà tuyển dụng không có nhiều thời gian để đọc hết CV của bạn nên việc dành cả 1 đoạn văn để miêu tả về bản thân và những dự định trong tương lai là hoàn toàn không cần thiết. Điều đó phù hợp với buổi phỏng vấn hơn. Hãy chú trọng vào những phần còn lại.
Nếu bạn thực sự có kinh nghiệm và muốn gây ấn tượng, hãy viết thật ngắn gọn và đưa ra những điều nổi bật nhất cũng như những kỹ năng mà bạn thực sự xuất sắc.
Đưa nhiều thông tin riêng tư
Đôi khi, nhiều bạn có tâm lý “thừa hơn thiếu” nên liệt kê “tất tần tật” thông tin riêng tư vào CV, bao gồm cả cung hoàng đạo, tình trạng hôn nhân, tài khoản mạng xã hội,… Hãy nhớ, chỉ nên “show” cho nhà tuyển dụng những kiến thức, kinh nghiệm thay vì những thông tin “râu ria” có thể làm cho họ xao nhãng, ảnh hưởng tới quyết định tuyển dụng.
Nói đi cũng phải nói lại, trong trường hợp bạn là 1 blogger có hàng nghìn người theo dõi thì đó lại là 1 điểm cộng khi đưa link Facebook, Instagram, blog vào CV.
Ngay cả mục Người tham chiếu (sếp cũ, đồng nghiệp cũ… những người mà nhà tuyển dụng có thể sẽ liên lạc để hỏi thêm về bạn), đôi khi, bạn cũng không nên để thông tin liên lạc trực tiếp ở đây vì nó khá nhạy cảm. Trong một số tình huống, bạn có thể ghi “Sẵn sàng cung cấp theo yêu cầu” để tránh gây phiền phức cho bên thứ 3.
CV thiếu trọng tâm, dài dòng như 1 bài văn miêu tả
Như đã nói ở trên, nhà tuyển dụng chỉ dành 1-2 phút để đọc mỗi CV, thậm chí là lướt qua rất nhanh. Thế nên, đừng bao giờ viết CV dài “lê thê” mà hãy tận dụng triệt để các câu đơn, gạch đầu dòng, bôi đậm ý chính thật xúc tích.
Trọng tâm CV rơi vào các mục Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng và đặc biệt là khả năng ngoại ngữ.
Bạn cần biết mình thực sự ưu tú ở điểm nào để đưa nó đến vùng dễ nhìn nhất trong CV. Ngoài ra, từ khóa chính (keyword) cũng là điểm rất quan trọng, cần được xuất hiện rõ ràng, dễ thấy nhất trong CV. Những “keyword” này nên có mối liên quan tới vị trí công việc bạn đang ứng tuyển.
Nếu viết đúng trọng tâm, đảm bảo rằng, ngay cả khi chỉ đọc sơ qua, nhà tuyển dụng cũng sẽ nhanh chóng để mắt tới bạn.
Lạm dụng CV có sẵn trên mạng
Hiện nay, có rất nhiều trang web cung cấp hàng nghìn mẫu CV cho bạn tham khảo nhưng nên nhớ, không phải ai cũng biết cách sử dụng hợp lý. Hãy nhớ, đừng phụ thuộc vào các mẫu CV trên mạng, na ná như nhau. Điều này rất nguy hiểm vì khi bạn nghĩ mình đang gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, thì ngoài kia cũng có hàng trăm ứng viên có mẫu CV tương tự của bạn. Vậy, coi như là “công cốc”.
Đừng để CV của mình “đụng hàng” hoặc chí ít là đụng với rất ít CV khác bằng cách hiểu, làm chủ, điều khiển được nó, nhất là khi bạn ứng tuyển cho những công việc liên quan đến sự sáng tạo.
Còn không, hãy thiết kế cho mình 1 bản CV thật đơn giản với nền trắng, chữ đen, đủ mục cơ bản, không sai chính tả, là bạn đã có thể vượt qua “vòng gửi xe” rồi.
Mẫu CV xin việc hoàn chỉnh bằng tiếng Anh
Hiện nay, ngoại ngữ là 1 trong những công cụ, tiêu chuẩn cần có để đi xin việc. Chính vì thế, 1 CV tiếng Anh cũng là hành trang không thể thiếu của bất kì ai trong bộ hồ sơ xin việc.
Tương tự bản tiếng Việt, 1 CV tiếng Anh hoàn chỉnh cũng gồm 5 mục cơ bản như sau:
- Personal Details (Thông tin cá nhân)
- Education and Qualifications (Trình độ học vấn, bằng cấp)
- Working Experiences (Kinh nghiệm làm việc)
- Skills (Kỹ năng)
- Career Objectives (Mục tiêu nghề nghiệp)
Các mục bổ trợ khác:
- Interests (Sở thích)
- Strengths and Weaknesses (Thế mạnh, điểm yếu)
- Achievements (Thành tựu)
- Research Experiences (Kinh nghiệm nghiên cứu)
- Extracurricular Activities (Hoạt động ngoại khóa)
- Certifications (Chứng chỉ)
Các trang web vừa tìm được việc, vừa cung cấp cẩm nang viết CV
- Topcv.vn
- Careerlink.vn
- Careerbuilder.vn
- Topitworks.com
- Kosaido-hr.com
- Timviecnhanh.com
- 123job.vn
Hãy tham khảo những mẫu CV xin việc hoàn chỉnh trên mạng rồi khéo léo thiết kế lại sao cho nó thể hiện đúng nhất về bản thân bạn. Như vậy là bạn đã tạm thành công, vượt qua cánh cửa đầu tiên trên con đường sự nghiệp tương lai rồi. Chúc bạn tìm được công việc mơ ước nhờ 1 bản CV chất lượng!
Alex
Nguồn: https://timviec.com.vn/